Quy mô và ngành nghề đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 69)

5. Bố cục của luận văn

3.1.4. Quy mô và ngành nghề đào tạo

Hiện nay trường có 6 loại hình đào tạo là:

a) Bậc Đại học chính quy hệ dài hạn

Đối với hệ Đại học chính quy hệ dài hạn, nhà trường tuyển sinh hàng năm khoảng 1000 - 1500 sinh viên. Hiện nay Nhà trường có 7.125 sinh viên, gồm các chuyên ngành:

+ Toán + Toán tin ứng dụng + Vật lý + Hóa học + CN Kỹ thuật Hóa + Hóa dược + Sinh học + Công nghệ sinh học + Văn học + Báo chí + Việt Nam học + Địa lý

+ Lịch sử + Quản lý TNMT + Công tác xã hội + Luật + Khoa học quản lý + Khoa học môi trường

+ QT dịch vụ du lịch và lữ hành + Thư viện và thiết bị trường học

b) Bậc Đại học liên thông

Trường tuyển sinh hàng năm khoảng 500- 1.000 sinh viên. Hiện nay trường có 1.715 học sinh gồm các chuyên ngành: Toán, Lịch sử, Thư viện và thiết bị trường học.

c) Bậc Đại học hệ vừa học vừa làm

Trường tuyển sinh hàng năm khoảng 500- 1.000 sinh viên. Hiện nay trường có 1.150 học viên gồm các chuyên ngành: Sinh học, Báo chí, Công tác xã hội, Luật.

d) Bậc đào tạo Thạc sỹ

Trường tuyển sinh hàng năm khoảng 300- 500 học viên. Hiện nay trường có 800 học viên gồm các chuyên ngành: Toán, Sinh học, Hóa học.

e) Bậc đào tạo Tiến sỹ

Trường tuyển sinh hàng năm khoảng 20- 40 học viên NCS. Hiện nay trường có 35 học viên NCS gồm các chuyên ngành: Toán, sinh học.

f) Đào tạo liên kết

Liên kết với các tỉnh như: Sơn La, Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình và các trường đại học, các viện nghiên cứu như Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Mỏ địa chất, khu công nghệ cao Láng Hòa lạc, viện Đại học mở, viện Toán học, viện Vật lý, viện Hóa học ...

3.2. thực trạng chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tại trƣờng Đại học khoa học- Đại học Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập quốc tế

3.2.1. Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường

Mặc dù có rất nhiều khó khăn vì mới được thành lập, nhưng được sự quan tâm của Bộ Giáo Dục, Đại Học Thái Nguyên và tinh thần nỗ lực vượt khó của Cán bộ, giáo viên, công nhân viên Nhà trường đã xây dựng được cơ sở vật chất tương đối khang trang, môi trường cảnh quan sư phạm, đáp ứng yêu cầu đào tạo cấp trên giao và đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt của HS-SV, cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nhà trường hiện có cơ sở tại Phường Tân Thịnh- Thành phố Thái Nguyên, với diện tích trên 10 ha, đang được tiếp tục hoàn thiện các khu thí nhiệm và khu thư viện, xây mới thêm 2 giảng đường.

Hiện nay, Trường có 70 phòng học lý thuyết với diện tích hơn 6.000m2; hội trường 500m2 với hơn 400 chỗ ngồi; phòng thí nghiệm, thực hành với tổng diện tích trên 2.300m2; thư viện với diện tích gần 500m2; ký túc xá sinh viên, khu làm việc của cán bộ công nhân viên gần 3.000m2. Để phục vụ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của sinh viên và cán bộ giáo viên Nhà trường đã xây dựng 01 nhà ăn tập thể sạch sẽ, thoáng mát và 01 trạm khai thác nước ngầm. Ngoài ra Nhà trường còn có mạng Internet giúp cán bộ, giáo viên nghiên cứu, trao đổi thông tin.

Sau đây là thống kê về số lượng phòng học, thực hành, thí nghiệm của Nhà trường:

Bảng 3.1: Số lƣợng phòng học, thực hành, thí nghiệm năm 2014

STT Tên phòng Số lƣợng Tổng diện tích (m2)

1 Phòng học lý thuyết 70 6.405

2 Phòng thí nghiệm Sinh 01 50

3 Phòng thí nghiệm hóa dược 01 60

4 Phòng thí nghiệm đất và tài nguyên 01 70

5 Phòng thực hành vật liệu vô cơ 01 50

6 Phòng vi tính 04 120

7 Phòng thực tập nghề nghiệp 01 70

(Nguồn:Phòng Quản trị - Phục vụ, Trường Đại học khoa học- ĐHTN) * Về trang thiết bi dạy và học:

Bên cạnh lý thuyết thì thực hành là yếu tố quan trọng không những giúp sinh viên củng cố được lý thuyết mà còn tạo điều kiện để họ làm quen với thực tế. Vì thế, Nhà trường đã dành một phần kinh phí nhất định để mua sắm các thiết bị thực hành và thí nghiệm.

Hiện tại Nhà trường đang có 228 máy vi tính phục vụ cho sinh viên thực hành các môn học có sử dụng các phần mền vi tính; cùng với các loại máy móc, thiết bị, mô hình phục vụ việc thí nghiệm, thực hành sinh, hóa, vật lý, môi trường.

Dưới đây là kết quả đánh giá về vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập (bảng 3. 2):

Qua bảng 3.2 dưới đây, ta thấy:

- Về diện tích phòng học được giáo viên và sinh viên đánh giá cao (60% là tốt). Các phòng học lý thuyết được xây dựng tương đối rộng rãi, thoáng mát, có phòng có thể chứa được trên 60 sinh viên. Hiện tại, diện tích các phòng học này phù hợp với số lượng sinh viên trên một lớp của Nhà trường (60-70 sinh viên/lớp). Mặc dù phòng học lý thuyết có diện tích rộng rãi nhưng do được thiết kế và xây dựng chưa phù hợp nên hiện nay hệ thống đèn chiếu sáng, quạt, bảng ở một số phòng học đã cũ, thậm chí đã bị hư hỏng (qua khảo sát có 18 phòng học trong tổng số 70 phòng đã bị hư hỏng về hệ thống chiếu sáng, làm mát).

Bảng 3.2: Kết quả đánh giá về vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy và học

STT Nội dung đánh giá

Mức độ (%)

Tốt Tƣơng đối tốt thƣờng Bình Kém

1 Diện tích các phòng học 60 20 15 5

2

Mức độ trang bị các phương tiện và thiết bị dạy học lý thuyết (máy chiếu, màn

chiếu, loa tăng âm,..) 8 11 52 29 3 Mức độ trang bị các phương tiện và thiết

bị thực hành, thí nghiệm 20 26 34 20 4 Chất lượng của các trang thiết bị thực

hành, thí nghiệm. 24 28 38 10

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

- Về mức độ trang bị các phương tiện và thiết bị phục vụ giảng dạy lý thuyết, có 29% đánh giá là kém. Hiện tại, tất cả các phòng học đều được trang bị máy chiếu, nhưng qua khảo sát cho thấy nhiều máy chiếu đã hỏng đang chờ sửa chữa, chất lượng hình ảnh chưa cao, hình ảnh còn mờ, sinh viên ngồi phía cuối lớp nhìn sẽ không rõ. Về thiết bị micro, âm thanh chưa nhiều. Chỉ khi có lớp học các môn chung với số lượng sinh viên lớn, học tại phòng rộng mới được sử dụng. Tuy nhiên,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

về các trang thiết bị phục vụ thí nghiệm và thực hành thì được đánh giá cao hơn. Nguyên nhân là do trong năm 2012 và 2013 Nhà trường có đầu tư mua sắm thêm một số thiết bị phục vụ thực hành, thí nghiệm. Tuy nhiên do kinh phí có hạn nên vẫn chưa mua sắm được đủ số lượng các thiết bị thực hành, hiện tượng chia thành nhiều ca thực hành vẫn xảy ra; khoa hóa, vật lý có phòng thực hành nhưng việc đầu tư mua các thiết bị thực hành còn ít. Hiện nay phòng thực hành hóa mới chỉ được trang bị bàn ghế và bảng giống như các phòng học lý thuyết khác, còn phòng thực hành vật lý vẫn sử dụng chung với phòng thực hành sinh học.

- Chất lượng của các thiết bị thực hành, thí nghiệm: Phần lớn ý kiến đánh giá ở mức độ trung bình. Một số máy móc thiết bị thực hành do được trang từ lâu nên đã cũ như máy tính, thiết bị thực hành sinh hóa, vật lý, hóa dược…

* Về công tác thư viện

Hiện tại Nhà trường mới chỉ có 01 thư viện với diện tích 457 m2 với hơn 1.000 đầu sách các loại.

Để đánh giá công tác thư viện của nhà trường, tác giả đã khảo sát ý kiến của cán bộ giáo viên và HS-SV thu được kết quả như sau:

Bảng 3.3: Kết quả đánh giá về công tác thƣ viện của Trƣờng

STT Nội dung đánh giá

Mức độ (%)

Tốt Tƣơng đối tốt thƣờng Bình Kém

1 Diện tích thư viện 4 15 36 45

2 Các thức sắp xếp, bố trí tại thư viện 20 23 27 30

3 Mức độ đầy đủ của giáo trình, tài liệu

tham khảo 6 10 44 40

4 Chất lượng của giáo trình, tài liệu

tham khảo 21 27 30 22

5 Thái độ phục vụ của cán bộ thư viện 78 13 6 3

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

- Diện tích thư viện Nhà trường hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu đến mượn và đọc tài liệu của giáo viên và sinh viên nên được đánh giá thấp. Trước đây thư viện có 03 phòng đọc nhưng hiện nay đã chuyển 02 phòng thành phòng thực hành vi tính chỉ mở cửa khi có giờ thực hành, 01 phòng đọc còn lại chuyển thành kho chứa giáo trình của Nhà trường.

- Cách thức bài trí, sắp xếp tại thư viện chưa được khoa học nên cũng không được đánh giá cao. Tại thư viện, giáo trình và tài liệu tham khảo được đánh số nhưng sắp xếp lẫn lộn nên mỗi khi muốn tìm mượn tài liệu phải mất nhiều thời gian mới tìm thấy.

- Thư viện hiện tại chưa có nhiều tài liệu phục vụ cho giảng dạy và học tập, số lượng các tài liệu tham khảo rất ít vì vậy sinh viên nào phải “nhanh chân” mới mượn được. Theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường ĐH, CĐ thì thư viện phải có 60- 105 số đầu sách cho một ngành đào tạo. Hiện nay, Nhà trường có 20 chuyên ngành đào tạo thì với hơn 1.000 đầu sách ở thư viện chỉ đạt mức tối thiểu. Thư viện có máy tính nối mạng để sinh viên tìm kiếm tài liệu học tập trên các trang web nhưng số lượng còn quá ít (02 máy tính) chưa đủ để phục vụ như cầu của giáo viên và sinh viên. Chất lượng của các tài liệu có tại thư viện cũng không cao, chủ yếu là các tài liệu cũ được xuất bản trong khoảng từ năm 1998 – 2008, các tài liệu mới được cập nhật thiên về các ngành xã hội hơn.

Nhận xét chung về cơ sở vật chất của Nhà trường:

Điểm mạnh: Nhà trường đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất phục vụ học tập, giảng dạy và sinh hoạt của đội ngũ giáo viên và sinh viên:

- Xây dựng được hệ thống phòng học, làm việc, nghỉ ngơi rộng rãi, thoáng mát cho giáo viên và sinh viên.

- Chú trọng đầu tư mua sắm các thiết bị thực hành, thí nghiệm phục vụ cho giảng dạy và học tập,

Điểm yếu: Mặc dù đã chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho dạy và học nhưng cơ sở vật chất hiện tại của Nhà trường còn một số hạn chế nhất định:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Các tài liệu phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu của giáo viên và sinh viên còn rất ít, chất lượng chưa cao.

3.2.2. Đánh giá về chương trình đào tạo trong điều kiện hội nhập quốc tế

Trên cơ sở khung chương trình đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Nhà trường đã xây dựng được khung chương trình đào tạo và đề cương chi tiết cho các học phần của các ngành học. Thành phần tham gia xây dựng chương trình đào tạo là lãnh đạo các khoa, phòng đào tạo và Ban giám hiệu Nhà trường. Nội dung của các chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương + Khối kiến thức cơ sở ngành

+ Khối kiến thức chuyên ngành + Kiến thức thực tập

Chương trình đào tạo có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành tạo điều kiện cho sinh viên củng cố lý thuyết, làm quen dần với công việc thực tế, đồng thời rèn luyện được kỹ năng làm việc. Hàng năm, các khoa có nhiệm vụ bổ sung, sửa đổi khung chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đào tạo thực tiễn và trình hội đồng khoa học Nhà trường cùng Ban giám hiệu duyệt để đưa vào áp dụng.

Qua khảo sát ý kiến của cán bộ, giáo viên về chương trình đào tạo, tác giả thu được kết quả trình bày trong Bảng 3.4.

Qua bảng 3.4 dưới đây, ta có thể thấy:

Chương trình đào tạo của Nhà trường đã xác định được mục đích và vị trí của từng môn học. Trong đề cương chi tiết các môn học của chương trình đào tạo đã nêu được mục đích và vị trí của mỗi môn học nhằm giúp cho giáo viên, sinh viên định hướng được mục tiêu giảng dạy và học tập.

Các môn học trong chương trình đào tạo có sự kế thừa, hỗ trợ nhau. Đây là một yếu tố quan trọng giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức có hệ thống và logic.

Nhà trường đã cố gắng điều chỉnh các môn học trong chương trình đào tạo để sinh viên sau khi ra trường có thể học lên cao như trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.

Bảng 3.4: Kết quả đánh giá chƣơng trình đào tạo

STT Nội dung đánh giá

Mức độ (%)

Tốt Tƣơng đối tốt thƣờng Bình Kém

1 Xác định rõ mục đích, vị trí từng môn học 55 27 12 6 2 Sự kế thừa giữa các môn học trong chương

trình đào tạo 32 40 21 7 3 Hình thức đánh giá SV phù hợp 20 30 35 15 4 Mức độ cân đối giữa lý thuyết với thực

hành, tự học, tự nghiên cứu của SV 20 23 38 19 5 Tạo điều kiện để sinh viên liên thông 30 35 25 10 6 Tạo điều kiện cho sinh viên chủ động lập kế

hoạch và đăng ký học 6 8 32 54 7 Tạo điều kiện cho sinh viên tích lũy kiến

thức theo năng lực và điều kiện của bản than 10 10 34 46 8 Tạo điều kiện cho sinh viên bố trí được thời

gian học tập và làm thêm 8 14 38 40

9

Vai trò của nhà tuyển dụng, giáo viên giảng dạy trong xây dựng, chỉnh sửa chương trình đào tạo

22 15 50 13

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

Về hình thức đánh giá sinh viên thì đa số các ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường. Kết quả đào tạo của sinh viên được đánh giá qua hai kỳ thi giữa học phần (trọng số 30%) và kết thúc học phần (trọng số 70%) được áp dụng cho tất cả các môn học của các ngành đào tạo. Các đề thi được ra chủ yếu dưới dạng tự luận, không dùng tài liệu. Cách đánh giá truyền thống này sẽ làm cho sinh viên thụ động trong học tập, học trên lớp xong về để đó, đến kỳ thi mới đem ra học thuộc lòng các nội dung ôn thi. Vì vậy, sau khi thi khoảng một và tuần là các em lại quên hết kiến thức được học. Phương thức đánh giá này cũng rất khó cho giáo viên để áp dụng phương pháp dạy học mới. Thiết nghĩ, Nhà trường nên bổ sung thêm các hình thức đánh giá khác như thảo luận, bài tập lớn, tiểu luận.

Mức độ cân đối giữa lý thuyết với thực hành, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên của chương trình đào tạo cũng không được đánh giá cao, phần đông các ý kiến chỉ đánh giá ở mức độ bình thường. Hiện nay các tổ chức, doanh nghiệp đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại và phương thức làm việc, nghiên cứu và sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

tiên tiến. Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp rất cần những lao động có chất lượng cao. Do đó, Nhà trường phải đào tạo ra những sinh viên không chỉ giỏi lý thuyết mà còn phải giỏi thực hành, phải có những kỹ năng cần thiết như giao tiếp, tư duy, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,…Đặc biệt là những sinh viên là những người lao động sẽ trực tiếp làm việc khi đi làm tại các tổ chức, doanh nghiệp nên rất cần kỹ năng thực hành. Các kỹ năng này các em được rèn luyện khi còn ngồi trên ghế Nhà trường. Vì vậy, chương trình đào tạo phải đảm bảo cân đối giữa lý thuyết với thực hành, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Làm được điều đó thì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)