Đánh giá đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 78)

5. Bố cục của luận văn

3.2.3. Đánh giá đội ngũ giáo viên

Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nhiều nhân tố như chương trình, mục tiêu đào tạo, chất lượng đầu vào, giáo viên,…Trong các nhân tố trên thì có nhiều nhân tố

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

xuất phát từ đội ngũ giáo viên như số lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ,…Vì vậy đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên phải xem xét nhiều khía cạnh.

3.2.3.1. Về số lượng giáo viên

Trong những năm gần đây Nhà trường đã chú trọng phát triển đội ngũ giáo viên. Vì vậy đội ngũ giáo viên luôn được tăng cường về số lượng, đảm bảo phù hợp với quy mô đào tạo. Hiện nay, Nhà trường có 268 giảng viên trong tổng số 330 cán bộ công nhân viên chức. Trong 268 giáo viên có 35 đồng chí là cán bộ quản lý. Tổng số lượng sinh viên của Nhà trường hiện nay là 7.125 sinh viên. Như vậy, nếu tính bình quân trên tổng số sinh viên, học viên là 37 sinh viên, học viên/01 giáo viên. Trong khi đó tỷ lệ sinh viên/giáo viên bình quân trong đề án ” xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà Giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2010 - 2015“ là 20 sinh viên/01 giáo viên đối với trường cao đẳng, đại học thì Nhà trường vẫn còn thiếu giáo viên. Nguyên nhân là do: Chỉ tiêu biên chế có hạn: Do quy mô sinh viên tăng nhanh cục bộ ngành nên Nhà trường chưa tuyển dụng kịp thời.

Một số giáo viên được tuyển vào nhưng chưa được lên lớp do giảng viên phải đạt trình độ thạc sỹ mới được đứng lớp hoặc một số giáo viên không đạt yêu cầu nên Nhà trường đã cắt hợp đồng. Bên cạnh đó, một số giáo viên đã chuyển công tác đi nơi khác để hợp thức hóa gia đình, một số do không chịu được áp lực công việc.

Bảng 3.5: Số lƣợng giáo viên phân theo tuổi đời và thâm niên

Đơn vị Số lƣợng

giảng viên

Tuổi đời Thâm niên giảng dạy

=<30 31- 40 >40 =<5 6-10 >10

Khoa Toán- tin 33 18 10 5 17 8 8 Khoa Lý 35 20 9 6 22 7 6 Khoa Hóa 15 9 3 3 8 4 3 Khoa Khoa học cơ bản 38 25 8 5 22 10 6 Khoa Khoa học sự sống 21 16 5 0 15 5 1 Khoa luật& QLXH 22 19 1 2 20 2 0 Khoa văn – Xã hội 24 14 8 2 16 6 2 Khoa khoa học MT&TĐ 21 15 5 1 13 4 4 Khoa vật lý và công nghệ 32 22 3 7 18 5 9 Bộ môn lịch sử 27 15 7 5 16 5 6

Tổng 268 173 59 36 167 56 45

(Nguồn:Phòng Hành chính – Tổ chức, Trường Đại học Khoa học- ĐHTN)

Do nhà trường còn thiếu giảng viên nên mỗi giảng viên phải đảm nhiệm dạy nhiều môn, mặt khác một số giáo viên lại làm công tác quản lý, vì vậy không có thời gian nghiên cứu kỹ bài giảng, tham khảo các tài liệu, nghiên cứu đổi mới phương pháp giảng dạy,…Từ đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của trường.

3.2.3.2. Về tuổi đời và thâm niên

Qua bảng 3.5 ở trên thì nhìn chung đội ngũ giáo viên của Nhà trường còn rất trẻ về tuổi đời và thâm niên giảng dạy. Về tuổi đời có 173 giáo viên trong tổng số 268 giảng viên có tuổi đời từ 30 tuổi trở xuống, chiếm 64,5%; có 59 giảng viên có tuổi đời từ 31- 40 tuổi, chiếm 22,01%; chỉ có 13,49% giáo viên có tuổi đời trên 40 tuổi. Nguyên nhân là do từ khi trường được nâng cấp thành trường Đại học, quy mô mở rộng vì vậy đã tuyển thêm giáo viên trẻ, giáo viên cũ của trường phần lớn đã nghỉ hưu. Đội ngũ giáo viên trẻ có ưu điểm là nhiệt tình trong công tác giảng dạy, ham học hỏi, có sức khỏe. Tuy nhiên cũng do tuổi đời còn trẻ nên các giảng viên chưa có nhiều kinh nghiệm giảng dạy. Cụ thể trong tổng số 268 giảng viên có 167 giảng viên có thâm niên giảng dạy từ 5 năm trở xuống, chiếm 62,31%; từ 6 đến 10 năm có 56 người, chiếm 20,89%; còn lại giảng viên có thâm niên giảng dạy trên 10 năm chỉ chiếm 16,8%, đây chủ yếu là các cán bộ quản lý của Nhà trường.

3.2.3.3. Về trình độ chuyên môn

Ngoài tuổi đời và thâm niên thì chất lượng của đội ngũ giáo viên còn phụ thuộc vào trình độ chuyên môn.

Bảng 3.6: Trình độ chuyên môn của giáo viên

Tổng số giảng viên Trình độ chuyên môn GS, PGS. TS Tiến sĩ Thạc sỹ Đại học SL % SL % SL % SL % 268 9 3,35% 52 19,40 185 69,02 22 8,20

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Qua Bảng 3.6 ta thấy đội ngũ giáo viên của trường có trình độ Thạc sỹ tương đối cao, số giảng viên hiện có trình độ tiến sĩ còn ít, giảng viên có trình độ tiến sĩ chưa cao. Cụ thể:

- Số giáo viên đã có trình độ học hàm GS, PGS và học vị Tiến sĩ chiếm hơn 20%, Như vậy, số giảng viên có trình độ cao còn ít. Nguyên nhân là do:

+ Đa số các giáo viên trẻ mới về trường, hoàn cảnh kinh tế còn khó khăn, một số khác do bận rộn con nhỏ nên chưa có điều kiện ôn thi và học tiếp NCS,

+ Do Nhà trường còn thiếu giảng viên nên mỗi giảng viên phải tham gia giảng dạy nhiều môn, nhiều lớp. Ngoài ra trường còn liên kết một số cơ sở đào tạo ở xa như nên các giảng viên không có điều kiện tham gia ôn thi và học tiếp NCS.

+ Nhà trường chưa có biện pháp phù hợp để động viên, khuyến khích các giảng viên đi học NCS. Một phần là do kinh phí của Nhà trường có hạn nên mỗi giảng viên đi học NCS trường chỉ hỗ trợ lương Cơ bản và phụ cấp không đáng kể, đồng thời do còn thiếu giảng viên nên chưa tạo điều kiện về thời gian cho giảng viên đi học NCS. Giảng viên đi học NCS vẫn phải giảng dạy với số tiết quy định khá nhiều cho mỗi giáo viên trong một năm học. Kết quả điều tra cho thấy khó khăn lớn nhất mà giáo viên gặp phải bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn là Nhà trường chưa có chính sách hỗ trợ thỏa đáng, chiếm 51% các ý kiến (kết quả điều tra phụ lục)

- Số giáo viên có trình độ thạc sĩ chiếm 69,02%. Tuy nhiên đa số các giảng viên được nhận về trường làm đều vừa tốt nghiệp thạc sĩ, chưa từng đi làm cho doanh nghiệp nào nên kinh nghiệm thực tế rất ít. Điều này cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.

- Ngoài các giáo viên có trình độ tiến sĩ và thạc sĩ, còn lại các giáo viên có trình độ đại học chiếm tỷ trọng thấp, gần 10 % đây chủ yếu là các giáo viên hướng dẫn sinh viên bên khoa sinh và hóa dược thực hành thực tập môn học.

Để bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, hàng năm vào dịp nghỉ hè, Nhà trường thường tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn cho giảng viên. Các lớp học này được tổ chức theo các khoa, mỗi khoa sẽ đăng ký các chuyên đề mà giáo viên khoa cần bồi dưỡng nâng cao sau đó Nhà trường mời các giáo sư, tiến sĩ ở các trường đại học và các viện lớn như Đại học sư phạm Hà

Nội, Đại học Bách Khoa, Viện Toán học, Viện Hóa học, Viện nghiên cứu vacxin,...,về giảng dạy. Hoạt động này của Nhà trường được các giảng viên tham gia đầy đủ. Tuy nhiên thời gian tổ chức học bồi dưỡng được sắp xếp vào dịp hè là chưa phù hợp, nhiều giáo viên đi học là do bị ép buộc nên chất lượng không cao.

3.2.3.4. Về năng lực sư phạm

Chúng ta đều biết rằng, giảng viên muốn truyền tải kiến thức đến học sinh, sinh viên thì ngoài kiến thức chuyên môn còn cần phải có kiến thức về sư phạm. Người giáo viên dù có chuyên môn giỏi đến đâu nhưng nếu không có phương pháp truyền đạt thì học sinh, sinh viên cũng không thể hiểu được bài. Nói cách khác, trình độ sư phạm là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

Để hiểu rõ hơn về năng lực sư phạm thực tế của đội ngũ giảng viên, tác giả đã điều tra 268 cán bộ, giảng viên của Nhà trường và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.7: Kết quả đánh giá năng lực sƣ phạm thực tế của giáo viên

TT Nội dung đánh giá

Mức độ đánh giá (%) Tốt Tƣơng đối tốt thƣờng Bình Kém

1 Sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học 20 30 40 10

2 Hiểu được tâm lý của người học 25 27 32 16

3 Khả năng thu hút được người học 24 22 40 14 4 Khả năng tổ chức và điều kiển các hoạt

động dạy học 22 25 38 15

5 Giải quyết được các tình huống sư phạm 35 26 30 9

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

Kết quả điều tra trong bảng 3.7 cho thấy năng lực sư phạm thực tế của đội ngũ giảng viên của Nhà trường chưa cao. Nguyên nhân là do phần đông giảng viên của Nhà trường có tuổi đời và thâm niên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm lên lớp. Mặt khác do mỗi giảng viên phải tham gia giảng dạy nhiều môn nên không có thời gian nghiên cứu kỹ bài giảng, khả năng vận dụng các phương pháp dạy học và tổ chức, điều khiển các hoạt động dạy học còn kém.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3.2.3.5. Về phương pháp giảng dạy

Trong điều kiện hội nhập toàn diện như hiện nay, giáo dục đào tạo đã có những chuyển biến nhất định như đa dạng hóa các loại hình đào tạo, sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học...Do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin đã làm mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học cần phải thay đổi. Phương pháp dạy học hiện đại phải giúp người học rèn luyện được kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, phát triển tư duy sáng tạo.Vì vậy vai trò của người thầy ngày nay đã thay đổi, từ chỗ đơn thuần là người truyền thụ kiến thức chuyển sang là người hướng dẫn, hỗ trợ, cố vấn. Để thực hiện được sứ mệnh ấy, người thầy cần áp dụng các phương pháp dạy học mới trong các bài giảng của mình.

Để trang bị kiến thức về phương pháp dạy học mới, hè năm 2014 Nhà trường đã mời giảng viên ở Học viện quản lý giáo dục về bồi dưỡng cho toàn thể giáo viên về “giáo dục học đại học, trong đó có các chuyên đề về phương pháp dạy học hiện đại và phương pháp xây dựng giáo án điện tử. Tuy nhiên qua kết quả điều tra cho thấy, hiện nay đội ngũ giảng viên của trường Đại học Khoa học- Đại học Thái Nguyên hầu hết đều sử dụng phương pháp giảng dạy truyền thống: thầy thuyết trình, diễn giải, đàm thoại, học trò nghe và ghi chép (kết quả điều tra tại phụ lục có 91% giảng viên áp dụng phương pháp dạy học truyền thống). Sở dĩ các giáo viên thường hay sử dụng các phương pháp truyền thống là do:

+ Muốn áp dụng phương pháp dạy học mới, giáo viên phải có chuyên môn sâu. Do mỗi giáo viên phải giảng dạy nhiều môn (có người phải dạy tới 3 môn học) nên không có nhiều thời gian nghiên cứu kỹ bài giảng, áp dụng các phương pháp mới vào bài giảng. Vì vậy, phương pháp giảng dạy đơn giản nhất là thầy diễn giải, học trò nghe và ghi chép.

+ Dạy học theo phương pháp mới đòi hỏi sinh viên phải có khả năng tự nghiên cứu cao. Nhưng do thư viện nhà trường không có nhiều tài liệu tham khảo nên ngoài giáo trình môn học, sinh viên cũng không có điều kiện nghiên cứu sâu hơn về bài học, chủ động tìm tài liệu. Khả năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên là rất kém. Mặt khác do sinh viên của trường hầu hết đều có kết quả tốt nghiệp trung học

phổ thông loại trung bình khá, học và quen với phương pháp dạy học truyền thống ở các trường trung học. Do vậy các em rất thụ động tiếp thu kiến thức cho nên một số giảng viên có áp dụng phương pháp dạy học mới, nhưng ý thức tự giác học tâp của sinh viên rất thấp.

+ Muốn sử dụng phương pháp dạy học mới phải có sự trợ giúp của các thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu,…Tuy nhiên do cơ sở vật chất của Nhà trường còn hạn chế, nên không có điều kiện trang bị đầy đủ các thiết bị này. Khi được hỏi có thường xuyên sử dụng các đa phương tiện trong dạy học không thì có: 4% trả lời thường xuyên, 31 % trả lời không thường xuyên và 65% trả lời chưa sử dụng bao giờ (kết quả điều tra tại phụ lục).

+ Một số giảng viên do tâm lý ngại đổi mới nên không muốn sử dụng phương pháp dạy học mới.

Bởi vì đa số các giảng viên thường áp dụng phương pháp dạy học truyền thống nên bài giảng kém sôi động, nhàm chán, khả năng thu hút sinh viên còn hạn chế, chất lượng bài giảng chưa cao. Khi điều tra một số hoạt động trên lớp của giảng viên, tác giả thu được kết quả trong bảng 3.8.

Qua bảng 3.8 dưới đây ta thấy:

- Nhìn chung, các hoạt động của giảng viên khi trên lớp đều được sinh viên đánh giá tương đối tốt. Do các giảng viên đa phần đều có tuổi đời trẻ, yêu nghề nên rất nhiệt tình giúp đỡ sinh viên khi chưa hiểu bài, với tiêu chí này, sinh viên đánh giá 68% là tốt, 23% là tương đối tốt.

- Trên lớp, nhiều giảng viên đã có sự kết hợp lý thuyết với các bài tập thực hành, tình huống nhằm giúp sinh viên có thể củng cố lý thuyết. Tuy nhiên, do phương pháp truyền đạt chưa thật phù hợp và không thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy nên chưa thu hút được sinh viên.

Bảng 3.8: Kết quả đánh giá một số hoạt động trên lớp của giáo viên

TT Nội dung đánh giá

Mức độ (%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

1 Nhiệt tình giúp đỡ sinh viên khi chưa hiểu bài 68 23 5 4 2 Phương pháp truyền đạt kiến thức dễ hiểu, thu

hút với sinh viên 25 27 40 8 3 Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy 14 26 25 35 4 Sự kết hợp lý thuyết với các bài tập thực hành,

bài tập tình huống, thí nghiệm 20 34 36 10 5 Thường tạo điều kiện để sinh viên thảo luận, phát

biểu trên lớp 30 32 35 3

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát) 3.2.3.6. Về công tác nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học là một hoạt động tạo điều kiện cho giảng viên nâng cao kiến thức về quá trình dạy học, trang bị cho họ các phương pháp luận, qua đó giúp họ đến gần với sinh viên hơn, góp phần nâng cao chất lượng bài giảng. Nhận thức được tầm quan trọng đó, trong những năm gần đây Nhà trường luôn động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho giảng viên nghiên cứu khoa học. Mỗi năm Nhà trường đều tổ chức cho giảng viên đăng ký đề tài nghiên cứu khoa học nhằm cải tiến công tác giảng dạy và quản lý giáo dục. Đã có nhiều đề tài được nghiệm thu và đưa vào ứng dụng trong Nhà trường. Các đề tài tập chung chủ yếu vào nghiên cứu biên soạn giáo trình, bài giảng.

Mặc dù hàng năm Nhà trường đều phát động phong trào nghiên cứu khoa học trong toàn bộ đội ngũ giảng viên nhưng đối tượng tham gia chủ yếu là giảng viên là cán bộ quản lý, các giảng viên khác tham gia rất ít, có 64% giảng viên trả lời là chưa nghiên cứu khoa học lần nào (kết quả điều tra tại phụ lục). Các giảng viên đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nghiên cứu khoa học, tuy nhiên do phải lên lớp nhiều (nhiều giảng viên dạy vượt giờ, thậm chí có giáo viên còn dạy trên 600 tiết một năm học), giảng viên lại hay phải đi công tác xa, đồng thời Nhà trường chưa có sự khích lệ thỏa đáng nên giáo viên chưa tích cực tham gia nghiên cứu khoa học.

Sau khi đánh giá tình hình đội ngũ giảng viên của Nhà trường, tác giả có nhận xét như sau:

Đội ngũ giảng viên của Nhà trường đa số đều là giáo viên trẻ nên rất nhiệt tình trong công tác giảng dạy, ham học hỏi và tất cả đều có trình độ thạc sĩ hoặc đang theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 78)