Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 60)

5. Bố cục của luận văn

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trường Đại học Khoa học – ĐHTN trong thời gian qua như thế nào?

- Các nhân tố tác động đến việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trường Đại học Khoa học trong điều kiện hội nhập là gì?

- Cần có những giải pháp nào để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trường Đại học Khoa học – ĐHTN trong điều kiện hội nhập?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

* Thu thập tài liệu và thông tin thứ cấp

Số liệu từ Website và phòng Đào tạo của các trường để đánh giá tình hình chung của các trường với tư cách là địa bàn nghiên cứu.

- Số liệu thống kê của Phòng Tổ chức cung cấp dữ liệu chính thức đánh giá những nhân tố ảnh hưởng và thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ giảng viên của các trường từ giai đoạn năm 2009 đến nay.

- Số liệu của một số đề tài nghiên cứu về học sinh,sinh viên và giảng viên nhằm bổ sung cho nguồn số liệu chính thức.

- Các bài viết trên báo, tạp trí, các kỷ yếu Hội thảo về vấn đề nghiên cứu

- Hệ thống hóa các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo, về việc xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và tại các trường Đại học,Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

* Thu thập tài liệu thông tin sơ cấp

- Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin cần thiết về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của trường Đại học Khoa học, đội ngũ giảng viên cũng như cán bộ quản lý hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Trên cơ sở các thông tin thu thập, tiến hành phân tích, tổng hợp xử lý các số liệu theo các tiêu thức phân tổ thống kê và phương pháp phân tích để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá các mặt của công tác đào tạo nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ giảng viên, rút ra những ưu nhược điểm, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực- đội ngũ giảng viên của nhà trường trong thời gian tới

2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu được thống kê từ nhiều nguồn khác nhau. Luận văn sử dụng phương pháp này để phản ánh tình hình cơ bản, các thông tin về tình hình đào tạo nguồn nhân lực của nhà trường qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, thể hiện ở các biểu, bảng số liệu, sơ đồ.

2.2.4 Phương pháp so sánh và phân tích hệ thống

Trong bài luận văn, tác giả kết hợp cả hai hình thức so sánh tương đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có được những chỉ tiêu cụ thể về khối lượng và giá trị, vừa thấy được tốc độ tăng trưởng của đơn vị trong kỳ phân tích.

Phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng xuyên suốt luận văn. Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân tích các mối tương tác giữa các phân hệ của hệ thống kinh tế- xã hội, từ đó xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố trong hệ thống. Phương pháp này dùng trong luận văn để phân tích các nhân tố tác động đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Các phân tích này luôn được gắn bó chặt chẽ mang tính hệ thống trong luận văn.

2.2.5 Phương pháp phân tích SWOT

SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:

Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong sản xuất kinh doanh.

Hình 2.1: Mô hình ma trận SWOT

Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phương hướng phát triển các nguồn lực có thể thiết lập và kết hợp giữa các yếu tố, về nguyên tắc có bốn loại kết hợp:

- Cơ hội với điểm mạnh (OS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.

- Đe dọa với điểm mạnh (TS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ.

- Cơ hội với điểm yếu (OW): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khắc phục các điểm yếu.

- Đe dọa với điểm yếu (TW): Cá nhân, đơn vị cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ.

Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh (S) S1 ... S2 ... Điểm yếu (W) W1 ... W2 ... Cơ hội (O)

O1 ... O2 ...

Phối hợp (OS) Phối hợp (OW) Nguy cơ (T)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

T2 ...

Ma trận SWOT dựng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp (hoặc của ngành, tổ chức), nhằm đưa ra những giải pháp phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Trong đề tài này, dựng phương pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các đối tượng trong phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của trường Đại học Khoa học- ĐHTN.

* Các phương pháp khác

Ngoài phương pháp trên đề tài còn sử dụng các phương pháp như: phương pháp chuyên gia, phương pháp quan sát thực tế, phương pháp diễn dịch.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Cơ cấu cán bộ, trình độ giáo viên

- Cơ cấu cán bộ về độ tuổi, giới tính. - Cơ cấu về trình độ.

2.3.2. Chỉ tiêu liên quan tới sinh viên

- Chỉ tiêu tuyển sinh qua các năm. - Ngành nghề tuyển sinh.

- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp.

- Chỉ tiêu về xếp loại sinh viên tốt nghiệp. - Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. - Tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành nghề.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1. Khái quát về trƣờng Đại học Khoa học- ĐHTN

3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Trường Đại học Khoa học là một đơn vị trực thuộc Đại học Thái Nguyên tiền thân là Khoa Khoa học Tự nhiên, được thành lập năm 2002 theo Quyết định số 1286/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 28/ 03/ 2002 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đến tháng 11/ 2006, để phù hợp với sự mở rộng của quy mô và ngành đào tạo, Giám đốc ĐHTN đã ký Quyết định số 803/QĐ-TCCB đổi tên Khoa Khoa học Tự nhiên thành Khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội.

Tháng 12/ 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1901/QĐ – TTg ngày 23/ 12/ 2008 về việc thành lập trường Đại học Khoa học trên cơ sở nâng cấp khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội thuộc ĐHTN.

Tên Tiếng Việt: Trường Đại học Khoa học

Tên giao dịch quốc tế: University of Sciences

Địa chỉ: Phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên.

Website:http://www.tnus.edu.vn

Trường Đại học Khoa học có chức năng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Trường là đơn vị sự nghiệp có thu, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.

Nhiệm vụ của trường là đào tạo cán bộ có trình độ đại học và sau đại học phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và đất nước. Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và đất nước. Trường thực hiện nhiệm vụ quản lý đào tạo, NCKH, tổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

chức cán bộ, cơ sở vật chất và các mặt công tác khác của trường theo quy định của Nhà nước, Bộ GD&ĐT và sự phân cấp của Đại học Thái Nguyên.

3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường

Bộ máy Tổ chức của Nhà trường thực hiện theo Điều lệ Trường Đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành gồm có:

- Ban giám hiệu: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng phụ trách đào tạo, phó hiệu trưởng phụ trách giáo dục quốc phòng và an ninh, phó hiệu hiệu trưởng phụ trách vật tư. - Các phòng chức năng: + Phòng Đào tạo + Phòng Tổ chức – Hành chính + Phòng Kế hoạch – Tài chính + Phòng Quản trị – Phục vụ

+ Phòng Công tác học sinh – Sinh viên

+ Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục + Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế + Phòng Thanh tra pháp chế

+ Trung tâm Công nghệ thông tin - Thư viện

- Các khoa, tổ chuyên môn: Hiện nhà trường có 08 khoa và 1 bộ môn gồm: + Khoa Toán - Tin

+ Khoa Vật lý và Công nghệ + Khoa Hóa học

+ Khoa Khoa học sự sống + Khoa Văn – Xã hội + Khoa Luật và QLXH

+ Khoa khoa học Môi trường và Trái đất + Khoa Khoa học Cơ bản

Các đơn vị trực thuộc các khoa, bộ môn: tổ bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng thực hành.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Đảng ủy

Hội đồng khoa học Ban Giám hiệu Các tổ chức đoàn thể

Công đoàn

Đoàn thanh niên

Hội sinh viên

Hội cựu chiến binh

Các phòng chức năng Các trung tâm Các khoa, bộ môn Hành chính – Tổ chức Kế hoạch – Tài chính Đào tạo Khảo thí & ĐBLCDG Quản trị - Phục vụ Công tác HSSV Thanh tra Pháp chế

Khoa học công nghệ & HTQT

Công nghệ thông tin – Thư viện Khoa Toán - Tin

Khoa Vật lý & Công nghệ

Khoa Hóa học

Khoa Khoa học sự sống

Khoa Văn – Xã hội

Khoa Luật & QLXH

Khoa Khoa học MT & trái đất

Khoa Khoa học cơ bản

Bộ môn Lịch sử

Ngoại ngữ - Tin học

Tư vấn pháp luật Thái Nguyên

Tư vấn, Đào tạo và chuyển giao công nghệ

Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy trƣờng Đại học Khoa học - ĐHTN

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà trường

- Chức năng: đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ.

- Nhiệm vụ:

+ Đào tạo trình độ Đại học và sau đại học các ngành: Toán; Toán tin ứng dụng; Vật lý; Hóa học; Công nghệ Kỹ thuật Hóa; Hóa dược; Sinh học; Công nghệ sinh học; Văn học, Báo chí; Việt Nam học; Quản tri dịch vụ du lịch và lữ hành; Lịch sử; Địa lý; Khoa học môi trường; Thư viện và thiết bị trường học; Công tác xã hội; Luật; Khoa học quản lý; Quản lý tài nguyên và môi trường.

+ Nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ chuyên ngành Sinh học và Hóa dược; các đề tài văn hóa- xã hội, luật và tài nguyên môi trường. Thực hiện gắn đào tạo với việc làm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội;

+ Hợp tác, liên kết, liên thông về đào tạo với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất để thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tổ chức đào tạo kết hợp với lao động sản xuất, dịch vụ gắn đào tạo và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm khai thác hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của Nhà trường.

3.1.4. Quy mô và ngành nghề đào tạo

Hiện nay trường có 6 loại hình đào tạo là:

a) Bậc Đại học chính quy hệ dài hạn

Đối với hệ Đại học chính quy hệ dài hạn, nhà trường tuyển sinh hàng năm khoảng 1000 - 1500 sinh viên. Hiện nay Nhà trường có 7.125 sinh viên, gồm các chuyên ngành:

+ Toán + Toán tin ứng dụng + Vật lý + Hóa học + CN Kỹ thuật Hóa + Hóa dược + Sinh học + Công nghệ sinh học + Văn học + Báo chí + Việt Nam học + Địa lý

+ Lịch sử + Quản lý TNMT + Công tác xã hội + Luật + Khoa học quản lý + Khoa học môi trường

+ QT dịch vụ du lịch và lữ hành + Thư viện và thiết bị trường học

b) Bậc Đại học liên thông

Trường tuyển sinh hàng năm khoảng 500- 1.000 sinh viên. Hiện nay trường có 1.715 học sinh gồm các chuyên ngành: Toán, Lịch sử, Thư viện và thiết bị trường học.

c) Bậc Đại học hệ vừa học vừa làm

Trường tuyển sinh hàng năm khoảng 500- 1.000 sinh viên. Hiện nay trường có 1.150 học viên gồm các chuyên ngành: Sinh học, Báo chí, Công tác xã hội, Luật.

d) Bậc đào tạo Thạc sỹ

Trường tuyển sinh hàng năm khoảng 300- 500 học viên. Hiện nay trường có 800 học viên gồm các chuyên ngành: Toán, Sinh học, Hóa học.

e) Bậc đào tạo Tiến sỹ

Trường tuyển sinh hàng năm khoảng 20- 40 học viên NCS. Hiện nay trường có 35 học viên NCS gồm các chuyên ngành: Toán, sinh học.

f) Đào tạo liên kết

Liên kết với các tỉnh như: Sơn La, Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình và các trường đại học, các viện nghiên cứu như Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Mỏ địa chất, khu công nghệ cao Láng Hòa lạc, viện Đại học mở, viện Toán học, viện Vật lý, viện Hóa học ...

3.2. thực trạng chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tại trƣờng Đại học khoa học- Đại học Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập quốc tế

3.2.1. Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường

Mặc dù có rất nhiều khó khăn vì mới được thành lập, nhưng được sự quan tâm của Bộ Giáo Dục, Đại Học Thái Nguyên và tinh thần nỗ lực vượt khó của Cán bộ, giáo viên, công nhân viên Nhà trường đã xây dựng được cơ sở vật chất tương đối khang trang, môi trường cảnh quan sư phạm, đáp ứng yêu cầu đào tạo cấp trên giao và đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt của HS-SV, cụ thể như sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Nhà trường hiện có cơ sở tại Phường Tân Thịnh- Thành phố Thái Nguyên, với diện tích trên 10 ha, đang được tiếp tục hoàn thiện các khu thí nhiệm và khu thư viện, xây mới thêm 2 giảng đường.

Hiện nay, Trường có 70 phòng học lý thuyết với diện tích hơn 6.000m2; hội trường 500m2 với hơn 400 chỗ ngồi; phòng thí nghiệm, thực hành với tổng diện tích trên 2.300m2; thư viện với diện tích gần 500m2; ký túc xá sinh viên, khu làm việc của cán bộ công nhân viên gần 3.000m2. Để phục vụ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của sinh viên và cán bộ giáo viên Nhà trường đã xây dựng 01 nhà ăn tập thể sạch sẽ, thoáng mát và 01 trạm khai thác nước ngầm. Ngoài ra Nhà trường còn có mạng Internet giúp cán bộ, giáo viên nghiên cứu, trao đổi thông tin.

Sau đây là thống kê về số lượng phòng học, thực hành, thí nghiệm của Nhà trường:

Bảng 3.1: Số lƣợng phòng học, thực hành, thí nghiệm năm 2014

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 60)