Đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 109 - 112)

5. Bố cục của luận văn

4.2.2. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy

a. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo

Giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ đào tạo được những lao động có chất lượng cao có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và thị trường lao động. Để làm được điều đó thì chương trình đào tạo của các trường phải thường xuyên đổi mới về nội dung cho phù hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại.

Kế hoạch triển khai:

Thứ nhất, tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp: Thông qua phiếu điều tra để lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp về tỷ lệ phân bổ thời gian giữa các phần kiến thức trong chương trình đào tạo, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, các yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng của người lao động đối với từng ngành nghề đào tạo của nhà trường.

Thứ hai, tổ chức buổi họp để thông báo kết quả khảo sát các tổ chức, doanh nghiệp, thảo luận lấy ý kiến đóng góp ý của các giảng viên có trình độ ở bộ môn, các chuyên gia cùng với hội đồng xây dựng chương trình đào tạo.

Thứ ba, dự thảo chương trình đào tạo cải tiến: trên cơ sở tổng hợp các ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp, của giáo viên bộ môn, của các chuyên gia, hội đồng xây dựng chương trình đào tạo tiến hành dự thảo chương trình đào tạo cải tiến.

Thứ tư, tổ chức lấy ý kiến của về chương trình đào tạo dự thảo đã cải tiến: thành phần tham dự hội thảo là các giảng viên, chuyên gia, cán bộ quản lý.

Thứ năm, áp dụng thử nghiệm chương trình đào tạo mới: sau khi đã lấy được ý kiến nhất trí của các bên về chương trình đào tạo dự thảo thì tiến hành áp dụng thử nghiệm cho khóa học mới.

Thứ sáu, đánh giá chương trình đào tạo mới: sau khi thử nghiệm cho khóa học mới cần tổ chức đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo mới.

Biện pháp:

Để đổi mới nội dung chương trình đào tạo Nhà trường cần:

Một là, tham khảo ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp về các yêu cầu cần thiết với người lao động như trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp,...của các ngành đào tạo của Nhà trường. Trên cơ sở đó điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp để sinh viên ra trường có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, tăng cơ hội làm việc cho sinh viên tốt nghiệp.

Hai là, cập nhật các kiến thức mới phù hợp với yêu cầu sản xuất của xã hội vào đề cương chi tiết các môn học trong chương trình đào tạo và trong giáo trình các môn học. Những nội dung kiến thức nào đã cũ cần cắt bỏ và thêm vào những nội dung mới cho phù hợp với thực tiễn sản xuất.

Ba là, tăng tính mền dẻo cho chương trình đào tạo bằng cách xây dựng chương trình đào tạo theo mô đun, tiến tới đào tạo theo tín chỉ chuẩn quốc tế. Với cách đào tạo này, sinh viên có thể tự chủ trong học tập, dễ dàng học lên tiếp tại trường hoặc với các trường khác.

Bốn là, cải tiến chương trình đào tạo theo hướng tăng số tiết thực hành, tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, giảm bớt số tiết lý thuyết. Đối với những số tiết lý thuyết có sự trùng lặp không cần thiết có thể cắt giảm, thay bằng số tiết thực hành. Ngoài việc thực hành các bài tập trên lớp có thể cho sinh viên làm các bài tiểu luận,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

bài tập dài, bài tập lớn,...nhằm giúp sinh viên hiểu sâu hơn về môn học, có cơ hội tìm hiểu thực tiễn sản xuất và rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu.

Năm là, bổ sung thêm các hình thức đánh giá sinh viên khác ngoài hai kỳ thi giữa học phần và kết thúc học phần.

b. Đổi mới phương pháp giảng dạy

Trong chiến lược phát triển giáo dục 2010 – 2020 đã nêu:“Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp...“ Thật vậy, với phương pháp dạy học truyền thống, thầy giảng, trò ghi chép đã làm mất tính chủ động, hạn chế khả năng tư duy, tự nghiên cứu ở sinh viên. Sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Đổi mới phương pháp đào tạo là cần thiết.

Hiện nay, hầu hết giảng viên của Nhà trường vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như đã phân tích trong chương 3. Để nâng cao chất lượng đào tạo, cần phải chuyển đổi từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực.

Kế hoạch triển khai:

- Tiến hành đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. - Tập huấn cho giảng viên các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy như chuyên đề về các phương pháp dạy học mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, phương pháp soạn giáo án điện tử,...

- Phân công giảng viên soạn thảo giáo án điện tử. - Xây dựng ngân hàng đề thi.

- Triển khai các hoạt động nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy như:

+ Tổ chức các hội thảo ở các tổ bộ môn, các khoa và toàn trường về đổi mới phương pháp giảng dạy.

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn tại các tổ bộ môn.

+ Tổ chức ứng dụng các phương pháp dạy học mới ở một số bộ môn sau đó áp dụng rộng rãi ra toàn trường.

+ Tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy với các trường khác trên địa bàn tỉnh,...

Đánh giá kết quả: Kết thúc mỗi năm học cần đánh giá kết quả đạt được, rút kinh nghiệm cho năm học tới.

Các biện pháp:

- Tuyên truyền để giảng viên hiểu rằng cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học mới cho giảng viên. Bởi vì muốn chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực thì giáo viên cần phải có kiến thức về các phương pháp dạy học đó. Để tăng tính hiệu quả của khóa học bồi dưỡng này, cần phải mời những giảng viên có kinh nghiệm về các phương pháp giảng dạy ở các trường đại học, học viện về truyền đạt, đồng thời cho giáo viên thực hành ngay tại lớp. Kết thúc lớp bồi dưỡng đó cần phải tổ chức đánh giá kết quả học tập của giảng viên.

- Các khoa cần phải phân công giảng viên soạn giáo án điện tử phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người; khuyến khích vật chất tạo điều kiện cho giảng viên đổi mới phương pháp dạy học như hỗ trợ tiền mua máy tính; tiền soạn giáo án điện tử.

- Thực hiện các hoạt động quản lý giảng viên về phương pháp giảng dạy như dự giờ, khảo sát ý kiến của sinh viên.

- Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt và động viên khuyến khích bằng vật chất đối với những giảng viên có kết quả đánh giá tốt.

- Tăng cường đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập như máy chiếu, máy tính, âm thanh,...Đây là các trang thiết bị cần thiết để dạy học theo phương pháp hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)