Đánh giá về chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 75 - 78)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Đánh giá về chương trình đào tạo

Trên cơ sở khung chương trình đào tạo của Bộ giáo dục và đào tạo, Nhà trường đã xây dựng được khung chương trình đào tạo và đề cương chi tiết cho các học phần của các ngành học. Thành phần tham gia xây dựng chương trình đào tạo là lãnh đạo các khoa, phòng đào tạo và Ban giám hiệu Nhà trường. Nội dung của các chương trình đào tạo gồm các khối kiến thức:

+ Khối kiến thức giáo dục đại cương + Khối kiến thức cơ sở ngành

+ Khối kiến thức chuyên ngành + Kiến thức thực tập

Chương trình đào tạo có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành tạo điều kiện cho sinh viên củng cố lý thuyết, làm quen dần với công việc thực tế, đồng thời rèn luyện được kỹ năng làm việc. Hàng năm, các khoa có nhiệm vụ bổ sung, sửa đổi khung chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu đào tạo thực tiễn và trình hội đồng khoa học Nhà trường cùng Ban giám hiệu duyệt để đưa vào áp dụng.

Qua khảo sát ý kiến của cán bộ, giáo viên về chương trình đào tạo, tác giả thu được kết quả trình bày trong Bảng 3.4.

Qua bảng 3.4 dưới đây, ta có thể thấy:

Chương trình đào tạo của Nhà trường đã xác định được mục đích và vị trí của từng môn học. Trong đề cương chi tiết các môn học của chương trình đào tạo đã nêu được mục đích và vị trí của mỗi môn học nhằm giúp cho giáo viên, sinh viên định hướng được mục tiêu giảng dạy và học tập.

Các môn học trong chương trình đào tạo có sự kế thừa, hỗ trợ nhau. Đây là một yếu tố quan trọng giúp sinh viên có thể tiếp thu kiến thức có hệ thống và logic.

Nhà trường đã cố gắng điều chỉnh các môn học trong chương trình đào tạo để sinh viên sau khi ra trường có thể học lên cao như trình độ thạc sỹ, tiến sỹ.

Bảng 3.4: Kết quả đánh giá chƣơng trình đào tạo

STT Nội dung đánh giá

Mức độ (%)

Tốt Tƣơng đối tốt thƣờng Bình Kém

1 Xác định rõ mục đích, vị trí từng môn học 55 27 12 6 2 Sự kế thừa giữa các môn học trong chương

trình đào tạo 32 40 21 7 3 Hình thức đánh giá SV phù hợp 20 30 35 15 4 Mức độ cân đối giữa lý thuyết với thực

hành, tự học, tự nghiên cứu của SV 20 23 38 19 5 Tạo điều kiện để sinh viên liên thông 30 35 25 10 6 Tạo điều kiện cho sinh viên chủ động lập kế

hoạch và đăng ký học 6 8 32 54 7 Tạo điều kiện cho sinh viên tích lũy kiến

thức theo năng lực và điều kiện của bản than 10 10 34 46 8 Tạo điều kiện cho sinh viên bố trí được thời

gian học tập và làm thêm 8 14 38 40

9

Vai trò của nhà tuyển dụng, giáo viên giảng dạy trong xây dựng, chỉnh sửa chương trình đào tạo

22 15 50 13

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

Về hình thức đánh giá sinh viên thì đa số các ý kiến đánh giá ở mức độ bình thường. Kết quả đào tạo của sinh viên được đánh giá qua hai kỳ thi giữa học phần (trọng số 30%) và kết thúc học phần (trọng số 70%) được áp dụng cho tất cả các môn học của các ngành đào tạo. Các đề thi được ra chủ yếu dưới dạng tự luận, không dùng tài liệu. Cách đánh giá truyền thống này sẽ làm cho sinh viên thụ động trong học tập, học trên lớp xong về để đó, đến kỳ thi mới đem ra học thuộc lòng các nội dung ôn thi. Vì vậy, sau khi thi khoảng một và tuần là các em lại quên hết kiến thức được học. Phương thức đánh giá này cũng rất khó cho giáo viên để áp dụng phương pháp dạy học mới. Thiết nghĩ, Nhà trường nên bổ sung thêm các hình thức đánh giá khác như thảo luận, bài tập lớn, tiểu luận.

Mức độ cân đối giữa lý thuyết với thực hành, tự học, tự nghiên cứu của sinh viên của chương trình đào tạo cũng không được đánh giá cao, phần đông các ý kiến chỉ đánh giá ở mức độ bình thường. Hiện nay các tổ chức, doanh nghiệp đang đẩy mạnh áp dụng công nghệ hiện đại và phương thức làm việc, nghiên cứu và sản xuất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

tiên tiến. Vì vậy, các tổ chức, doanh nghiệp rất cần những lao động có chất lượng cao. Do đó, Nhà trường phải đào tạo ra những sinh viên không chỉ giỏi lý thuyết mà còn phải giỏi thực hành, phải có những kỹ năng cần thiết như giao tiếp, tư duy, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm,…Đặc biệt là những sinh viên là những người lao động sẽ trực tiếp làm việc khi đi làm tại các tổ chức, doanh nghiệp nên rất cần kỹ năng thực hành. Các kỹ năng này các em được rèn luyện khi còn ngồi trên ghế Nhà trường. Vì vậy, chương trình đào tạo phải đảm bảo cân đối giữa lý thuyết với thực hành, rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên. Làm được điều đó thì chương trình đào tạo mới mang tính thực tiễn, sinh viên tốt nghiệp thuận lợi hơn trong tìm kiếm việc làm. Hiện nay, chương trình đào tạo của Nhà trường vẫn còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Trong phân phối thời lượng của các môn học, thời gian thực hành cho sinh viên còn ít, từ 10 – 30% số tiết của môn học, số giờ tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên hầu như không có. Để khác phục tình trạng này, Nhà trường nên tăng thời lượng thực hành cho các môn học, quy định rõ hình thức thực hành (bài tập nhóm, tiểu luận, đồ án,…), giảm bớt thời gian học trên lớp, tăng thời gian tự học cho sinh viên.

Tính linh hoạt, mềm dẻo của chương trình đào tạo còn thấp. Tính mềm dẻo của một chương trình đào tạo thể hiện việc tạo điều kiện cho sinh viên chủ động lên kế hoạch học tập, tích lũy kiến thức theo năng lực đồng thời sinh viên có thể đi làm thêm mà không ảnh hưởng đến thời gian học tâp của mình. Thực tế chương trình đào tạo của Nhà trường được thiết kế theo tín chỉ kế hoạch cố định kỳ học vì vậy, số lượng môn học, kế hoạch học tập đều được Nhà trường thiết kế sẵn và sinh viên bắt buộc phải thực hiện theo. Sinh viên không thể chủ động lập kế hoạch và đăng ký học tập, tích lũy kiến thức theo điều kiện và năng lực của bản thân. Do đó có những sinh viên học giỏi vẫn phải mất 4 năm mới tốt nghiệp, ngược lại có những sinh viên kém thì không theo kịp tiến độ, phải nợ môn. Một số sinh viên do điều kiện gia đình khó khăn, muốn đi làm thêm cũng khó bố trí thời gian học và làm. Vì vậy để tăng tính mềm dẻo cho chương trình đào tạo thì Nhà trường trong cần phải thiết kế chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ kế hoạch chủ động đến từng cá nhân sinh viên (không bố trí theo kỳ mà bố trí theo khả năng và trình độ của sinh viên, chỉ quy định tín chỉ tối thiểu theo năm học). Đây là phương thức đào tạo có tính mềm dẻo cao.

Hàng năm, Nhà trường đều tiến hành điều chỉnh chương trình đào tạo. Tuy nhiên việc điều chỉnh đó chưa thật sự khoa học. Bởi chương trình đào tạo có được điều chỉnh nhưng chủ yếu là lấy ý kiến của lãnh đạo khoa, chưa có sự phản hồi của giáo viên và sinh viên, chưa có sự tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp, của thị trường lao động. Vai trò của Nhà tuyển dụng, của giáo viên giảng dạy trong việc chỉnh sửa chương trình đào tạo còn mờ nhạt.

Tóm lại, qua phân tích ở, tác giả có một số nhận xét tóm tắt về chương trình đào tạo của Nhà trường hiện nay như sau:

Ưu điểm:

Chương trình đào tạo của Nhà trường đã xác định được rõ mục tiêu, vị trí của các môn học; các môn học có sự kế thừa nhau. Trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo, Nhà trường đã chú ý đến tính chất “ học lên” của chương trình đào tạo nhằm tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường có thể học tiếp với cấp học cao hơn. Mặt khác, hàng năm Nhà trường đã chú trọng đến công tác đánh giá và điều chỉnh chương trình đào tạo.

Hạn chế:

Bên cạnh những ưu điểm ở trên thì chương trình đào tạo của Nhà trường còn bộc lộ một số hạn chế sau:

Chương trình đào tạo vẫn được thiết kế đổi mới toàn diện, còn nặng về lý thuyết, nhẹ thực hành, phần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên rất ít;

Hình thức đánh giá sinh viên chưa tạo điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện các kỹ năng cần thiết cho sinh viên khi tham gia thị trường lao động;

Chương trình đào tạo được thiết kế theo tín chỉ nội bộ (chưa theo chuẩn quốc tế) nên chưa có tính mền dẻo,

Việc điều chỉnh chương trình đào tạo còn thiếu khoa học, chưa có sự phản hồi của giáo viên trực tiếp giảng dạy, của sinh viên và của thị trường lao động dẫn đến mức độ phù hợp của chương trình đào tạo đối với sản xuất kinh doanh còn thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 75 - 78)