Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 114 - 117)

5. Bố cục của luận văn

4.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Chất lượng đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên. Vì vậy, để nâng cao chất lượng đào tạo, Nhà trường cần tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo. Nâng cao chất lượng giảng viên với các giải pháp:

a. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên

Kế hoạch triển khai:

Xác định nội dung bồi dưỡng: Trên cơ sở đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của đội ngũ giảng viên để xác định các nội dung cần bồi dưỡng cho giảng viên như bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, năng lực sư phạm, phương pháp giảng dạy hay trình độ ngoại ngữ,...

Lựa chọn đối tượng bồi dưỡng: Ngoài việc đánh giá năng lực của từng giảng viên cần phải căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của giảng viên để lựa chọn đối tượng bồi dưỡng cho phù hợp nhằm tăng hiệu quả của công tác bồi dưỡng.

Xác định hình thức bồi dưỡng:

+ Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên: Căn cứ vào nội dung, chuyên đề cần bồi dưỡng, Nhà trường sẽ tổ chức các lớp bồi dưỡng tại trường và mời các chuyên gia ở các trường ĐH, học viện đến giảng dạy hoặc có thể gửi giảng viên đến các trường khác để đào tạo.

+ Bồi dưỡng qua các trường lớp tập trung.

+ Đào tạo nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ hoặc quản lý ở trình độ thạc sỹ, tiến sĩ theo nguyện vọng của giảng viên. Tuy nhiên tính số lượng giảng viên đi học cho phù hợp để không ảnh hưởng đến hoạt động giảng dạy. Hiện nay, tỷ lệ giảng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

viên có trình độ thạc sỹ và tiến sĩ của Nhà trường vẫn còn thấp. Vì vậy, Nhà trường cần động viên, khuyến khích các giảng viên đăng ký đi ôn thi và học tập.

+ Đào tạo chuẩn hóa: áp dụng cho những giảng viên chưa được chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm theo yêu cầu đặt ra của Nhà trường, của bộ chủ quản. Hiện tại vẫn còn một số giảng viên của Nhà trường chưa đạt chuẩn về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm, Nhà trường cần tiếp tục tạo điều kiện để các giảng viên này được đi học.

+ Đào tạo lại: áp dụng cho các đối tượng giảng viên phải chuyển sang giảng dạy ở các bộ môn trái với chuyên ngành mà giảng viên đó đã được đào tạo. Trong những năm vừa qua Nhà trường đã tạo điều kiện để cho các giảng viên này được đi đào tạo lại, vì vậy số lượng giảng viên này không còn nhiều.

+ Hình thức tự bồi dưỡng: Ngoài hai hình thức trên, các giảng viên có thể tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ như tự nghiên cứu tài liệu, sách báo, đi tham quan tìm hiểu thực tế,..

Xác định các điều kiện để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng: Để thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cần chuẩn bị các điều kiện về thời gian, tài chính, cơ sở vật chất, chế độ chính sách cho giảng viên đi học tập bồi dưỡng.

Tổ chức thực hiện: Phân công các đối tượng liên quan chỉ đạo và thực hiện kế hoạch

b. Có chế độ đãi ngộ vật chất đối với giáo viên hợp lý

Một chế độ vật chất hợp lý sẽ giúp giảng viên yên tâm công tác, nâng cao trình độ. Với đồng lương viên chức Nhà nước thấp, thêm vào đó lại thường hay phải đi dạy xa mà chế độ phụ cấp và thanh toán tiền công giảng dạy, tiền thừa giờ chưa thỏa đáng nên kinh tế là một vấn đề khó khăn của giảng viên hiện nay. Vì vậy Nhà trường cần xem xét tăng thêm tiền phụ cấp đi dạy xa và tiền thừa giờ cho giáo viên.

Bảng 4.5: Dự kiến tiền phụ cấp dạy xa và thanh toán thừa giờ cho giáo viên

Đơn vị: 1.000 đồng/tiết giảng dạy

Trình độ Phụ cấp dạy xa Thanh toán thừa giờ

Tiến sĩ 150 300

Các biện pháp:

Những giảng viên chưa tốt nghiệp thạc sĩ cần tạo điều kiện cho đi học tiếp. Những giáo viên đã có bằng thạc sĩ, tiến sĩ cần động viên, khuyến khích về vật chất, tạo điều kiện về thời gian để đi học nghiên cứu sinh, sau tiến sĩ phấn đấu đến năm 2020 có 40% giáo viên có có trình Tiến sĩ, Tổ chức các lớp học bồi dưỡng theo chuyên đề cho giảng viên nhưng cần phải phù hợp với chuyên môn giảng dạy và nhu cầu của giáo viên.

Tạo điều kiện về thời gian cho giảng viên đi thăm quan, tìm hiểu thực tế tại các tổ chức, doanh nghiệp nhằm nâng cao kiến thức thực tế cho giảng viên để bài giảng được phong phú hơn và phù hợp với thực tiễn sản xuất. Nhà trường có thể tính thời gian giảng viên đi tìm hiểu thực tế như là tiêu chuẩn giờ dạy và đánh giá kết quả thông qua hoạt động giảng dạy.

Hiện nay, kiến thức ngoại ngữ, tin học của giảng viên Nhà trường còn thấp (Kết quả điều tra tại phụ lục). Vì vậy tạo điều kiện cho giảng viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao kiến thức về hai lĩnh vực đó giúp họ có thể thi cao học, nghiên cứu sinh, nghiên cứu các tài liệu nước ngoài và thiết kế bài giảng điện tử.

Tổ chức các lớp bồi dưỡng về các kỹ năng sư phạm mà giảng viên của Nhà trường còn yếu như phương pháp giảng dạy, thiết kế bài giảng trên máy tính, sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại, tổ chức các hoạt động trên lớp, truyền đạt.

Cử các giảng viên có kinh nghiệm hướng dẫn và kèm cặp các giảng viên mới. Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, dự giờ, hội giảng để giảng viên học tập kinh nghiệm lẫn nhau.

c. Tăng cường công tác quản lý hoạt động giảng dạy của đội ngũ giáo viên

Ngoài việc kiểm tra giờ ra vào lớp của giảng viên như hiện nay, để nâng cao chất lượng của giảng viên Nhà trường cần tổ chức hội giảng, dự giờ cho đội ngũ giảng viên. Thông qua hoạt động này để đánh giá những ưu nhược điểm trong hoạt động giảng dạy của giảng viên nhằm rút kinh nghiệm cho giảng viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Quản lý việc ra đề thi của giảng viên. Muốn áp dụng phương pháp giảng dạy hiện đại cần phải đổi mới hình thức kiểm tra, đánh giá. Vì vậy, Nhà trường cần phải xây dựng được ngân hàng đề thi, chuyển toàn bộ từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm.

Phân công giảng viên giảng dạy phải theo đúng kế hoạch giảng dạy đã đề ra. Tránh trường hợp lịch giảng dạy phân công giảng viên này nhưng thực tế giảng dạy lại cử giảng viên khác làm giáo viên bị động trong chuẩn bị giáo án, bài giảng,...

Tổ chức lấy ý kiến của sinh viên về sự hài lòng với môn học nhằm đánh giá chất lượng giờ giảng của giảng viên.

Giảm số giờ dạy trên lớp cho giảng viên bằng cách tăng giờ tự học cho sinh viên. Trong đề cương chi tiết môn học có phân bổ thời gian lý thuyết và thực hành, nhưng do bị quản lý chặt về thời gian lên lớp lên giáo viên vẫn phải lên lớp 100% số tiết. Do đó, để giáo viên có thêm thời gian nghiên cứu, sinh viên rèn luyện khả năng tự học thì cần quy định lại số tiết phải lên lớp của giáo viên, số tiết sinh viên tự học.

d. Khuyến khích giáo viên nghiên cứu khoa học

Thông qua các hoạt động nghiên cứu khoa học đội ngũ giảng viên có cơ hội tiếp xúc với các công nghệ mới, các phòng thí nghiệm và trang thiết bị tiên tiến nhằm đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Để giảng viên tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, Nhà trường cần:

- Hỗ trợ kinh phí phù hợp cho giáo viên tham gia nghiên cứu khoa học.

- Tạo điều kiện cho giảng viên có thời gian nghiên cứu khoa học, bằng cách quy đổi hoạt động nghiên cứu khoa học thành giờ giảng dạy.

- Có chế độ khen thưởng về vật chất và tinh thần đối với những giảng viên có đề tài nghiên cứu khoa học được công nhận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 114 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)