Các nhiệm vụ chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 104)

5. Bố cục của luận văn

4.1.2.Các nhiệm vụ chủ yếu

a. Về công tác đào tạo

- Bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho đội ngũ giảng viên, tăng cường dự giờ, tổ chức chọn giảng viên, sinh viên tham gia các hoạt động của khối các trường Đại học giáo dục chuyên nghiệp.

- Giao nhiệm vụ cho cán bộ giảng viên nghiên cứu, biên soạn chương trình đào tạo một số chuyên ngành mới được Bộ giáo dục và đào tào giao nhiệm vụ.

- Tiến hành rà soát và chỉnh sửa chương trình đào tạo, môn học một số chuyên ngành cho phù hợp với chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo và phù hợp với ngành nghề đào tạo của nhà trường.

- Chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến cho năm học 2016 – 2017: + Hệ Thạc sĩ: 300 học viên.

+ Hệ tiến Sĩ: 20.

+ Hệ Đại học chính quy tập trung: 1.650 sinh viên. + Hệ Liên thông: 700 sinh viên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Tiếp tục mở các lớp hệ đại học vừa học, vừa làm.

- Liên kết với các tỉnh mở hệ đào tạo liên thông từ cao đẳng lên đại học. - Mở hội nghị chuyên đề về nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường. - Cải tiến phương pháp quản lý đào tạo nhằm bảo đảm chất lượng và hiệu quả. - Thực hiện xong việc đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục (Tự đánh giá trong).

b. Công tác tổ chức cán bộ

- Tiếp tục tuyển thêm giảng viên mới bổ sung đội ngũ giảng viên ở các khoa, trung tâm.

- Tiếp tục cử cán bộ, giảng viên đi học cao học và nghiên cứu sinh.

c. Về cơ sở vật chất

Tiếp tục thực hiện kinh phí đầu tư đã được duyệt cho xây dựng cơ bản và mua sắm trang thiết bị phục vụ cho đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu mở rộng quy mô và đa dạng hoá các loại hình đào tạo, xây dựng Nhà trường ngày càng ổn định và phát triển.

d. Về công tác quản lý học viên, sinh viên

- Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho HS-SV, tăng cường việc quản lý HS-SV vào ở nội trú và chấp hành nội quy quy chế của nhà trường.

- Kiểm tra chặt chẽ việc chấp hành thời gian lên lớp đối với HS-SV.

- Xử lý kịp thời đối với HS-SV vi phạp kỷ luật, không chấp hành nội quy quy chế của nhà trường và các trường hợp không chấp hành quy định của nhà trường.

e. Công tác nghiên cứu khoa học

Tiếp tục phối hợp với các khoa để khai thác triệt để tiềm năng các phòng thí nghiệm, thực hành. Từ đó nghiên cứu, cải tiến và ứng dụng có hiệu quả vào công tác giảng dạy.

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tại trƣờng Đại học Khoa học- Đại học Thái Nguyên thời gian tới

4.2.1. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

Hiện nay, Nhà trường có 04 phòng thực hành vi tính (trong đó có 02 phòng là mượn phòng đọc của thư viện), với nhiều môn cần thực hành trên máy tính như tin học văn phòng, phân tích đồ họa mẫu vi sinh, thực hành tuyên truyền báo chí. Tuy nhiên mỗi phòng máy trung bình 30 máy hoạt động tốt, nên đến giờ thực hành giảng viên phải chia lớp làm hai phòng và phải chạy đi chạy lại để hướng dẫn, giải đáp thắc mắc cho sinh viên hoặc một số giảng viên phải chia sinh viên thành hai ca thực hành. Mặt khác, trong chương trình đào tạo của ngành báo chí tuyên truyền có phần thực tập nghề nghiệp với thời lượng là 08 tuần. Vào thời điểm đông có tới 04 lớp cùng thực tập mà chỉ có 01 phòng thực tập nên giảng viên phải lấy phòng học lý thuyết để thực tập. Năm 2014, nhà trường có đào tạo thêm ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nhưng hiện tại vẫn chưa có phòng thực hành.

Ngoài ra, các trang thiết bị phục vụ cho việc thực hành, thí nghiệm của Nhà trường vẫn còn thiếu hụt về số lượng, nhiều thiết bị đã cũ. Do đó trong thời gian tới, Nhà trường cần nâng cấp các phòng thực hành chuyên môn về số lượng các phòng và các trang thiết bị thực hành, thí nghiệm.

Về số lượng các phòng thực hành cần:

+ Xây dựng thêm phòng thực hành tin học, đáp ứng nhu cầu thực hành của sinh viên, trả lại phòng đọc cho thư viện;

+ Tăng thêm phòng thực tập nghề luật, báo chí để sinh viên có điều kiện rèn nghề tốt hơn;

+ Xây dựng thêm phòng thực hành hóa sinh

Bảng 4.1: Dự kiến số lƣợng phòng thực hành cần bổ sung TT Tên phòng thực hành Số lƣợng Tổng diện tích (m2 ) 1 Phòng thực hành tin 02 140 2 Phòng thực hành báo chí, luật 02 140 3 Phòng thực hành hóa sinh 01 400

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Sửa chữa, nâng cấp các thiết bị hiện có nếu có thể, + Mua sắm thêm các máy móc, thiết bị thực hành mới:

Bảng 4.2: Dự kiến một số máy móc thiết bị thực hành cần bổ sung

TT Tên máy móc, thiết bị Số lƣợng (cái)

1 Máy Phân tích vi mẫu 02

2 Máy nén khí chân không (khoa vật lý) 02

3 Máy chụp hiển vi phân giải cao 01

4 Máy quay phim (báo chí tuyên truyền) 01

5 Máy vi tính 140

Thứ hai: Hiện đại hóa các phòng học lý thuyết

Hiện tại, tất cả phòng học được trang bị máy chiếu, phông chiếu nhưng chất lượng chưa cao, hệ thống âm thanh không tốt. Để nâng cao chất lượng giảng dạy cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy. Muốn đổi mới phương pháp giảng dạy cần phải có các phương tiện và thiết bị hộ trợ, do đó trong thời gian tới Nhà trường cần:

- Trang bị các thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập: máy chiếu, phong chiếu, hệ thống âm thanh,.. cho các phòng học.

- Khuyến khích, động viên các giảng viên tự chế tạo các mô hình, phương tiện sử dụng trong dạy học.

- Lập kế hoạch định kỳ sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị trong các phòng học như quạt, đèn chiếu sáng, hệ thống điện. Hạn chế tình trạng hỏng phải sửa chữa gây mất nhiều thời gian, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.

Bảng 4.3: Dự kiến một số máy móc, thiết bị cần trang bị cho phòng học lý thuyết

Máy chiếu đa năng 30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Thứ ba: về tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập

Hiện số lượng tài liệu phục giảng giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên ở thư viện có rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu đọc của giảng viên và sinh viên. Mặt khác, nếu sinh viên chỉ sử dụng giáo trình môn học, không có tài liệu tham khảo thì kiến thức tiếp thu được rất hạn chế và thụ động. Thêm vào đó, các đầu sách tại thư viện đa số đều là các tài liệu cũ, xuất bản vào những năm từ 1998- 2008, tài liệu mới rất ít. Do vậy, trong thời gian tới, để sinh viên chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức ngoài các kiến thức mà giảng viên cung cấp trên lớp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên, đồng thời rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu cho sinh viên thì Nhà trường cần:

- Mua sắm thêm các đầu sách hiện có tại thư viện, nhằm tăng số lượng của mỗi đầu sách để đáp ứng nhu cầu đọc của giảng viên, sinh viên.

- Bổ sung thêm các đầu sách mới, đặc biệt là các đầu sách về toán.luật, báo chí,quản trị du lịch vì phần lớn sinh viên mới của trường đều theo học các ngành trên.

4.2.2. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy

a. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo

Giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ đào tạo được những lao động có chất lượng cao có thể đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và thị trường lao động. Để làm được điều đó thì chương trình đào tạo của các trường phải thường xuyên đổi mới về nội dung cho phù hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại.

Kế hoạch triển khai:

Thứ nhất, tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp: Thông qua phiếu điều tra để lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp về tỷ lệ phân bổ thời gian giữa các phần kiến thức trong chương trình đào tạo, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, các yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng của người lao động đối với từng ngành nghề đào tạo của nhà trường.

Thứ hai, tổ chức buổi họp để thông báo kết quả khảo sát các tổ chức, doanh nghiệp, thảo luận lấy ý kiến đóng góp ý của các giảng viên có trình độ ở bộ môn, các chuyên gia cùng với hội đồng xây dựng chương trình đào tạo.

Thứ ba, dự thảo chương trình đào tạo cải tiến: trên cơ sở tổng hợp các ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp, của giáo viên bộ môn, của các chuyên gia, hội đồng xây dựng chương trình đào tạo tiến hành dự thảo chương trình đào tạo cải tiến.

Thứ tư, tổ chức lấy ý kiến của về chương trình đào tạo dự thảo đã cải tiến: thành phần tham dự hội thảo là các giảng viên, chuyên gia, cán bộ quản lý.

Thứ năm, áp dụng thử nghiệm chương trình đào tạo mới: sau khi đã lấy được ý kiến nhất trí của các bên về chương trình đào tạo dự thảo thì tiến hành áp dụng thử nghiệm cho khóa học mới.

Thứ sáu, đánh giá chương trình đào tạo mới: sau khi thử nghiệm cho khóa học mới cần tổ chức đánh giá hiệu quả của chương trình đào tạo mới. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Biện pháp:

Để đổi mới nội dung chương trình đào tạo Nhà trường cần:

Một là, tham khảo ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp về các yêu cầu cần thiết với người lao động như trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp,...của các ngành đào tạo của Nhà trường. Trên cơ sở đó điều chỉnh chương trình đào tạo cho phù hợp để sinh viên ra trường có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, tăng cơ hội làm việc cho sinh viên tốt nghiệp.

Hai là, cập nhật các kiến thức mới phù hợp với yêu cầu sản xuất của xã hội vào đề cương chi tiết các môn học trong chương trình đào tạo và trong giáo trình các môn học. Những nội dung kiến thức nào đã cũ cần cắt bỏ và thêm vào những nội dung mới cho phù hợp với thực tiễn sản xuất.

Ba là, tăng tính mền dẻo cho chương trình đào tạo bằng cách xây dựng chương trình đào tạo theo mô đun, tiến tới đào tạo theo tín chỉ chuẩn quốc tế. Với cách đào tạo này, sinh viên có thể tự chủ trong học tập, dễ dàng học lên tiếp tại trường hoặc với các trường khác.

Bốn là, cải tiến chương trình đào tạo theo hướng tăng số tiết thực hành, tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, giảm bớt số tiết lý thuyết. Đối với những số tiết lý thuyết có sự trùng lặp không cần thiết có thể cắt giảm, thay bằng số tiết thực hành. Ngoài việc thực hành các bài tập trên lớp có thể cho sinh viên làm các bài tiểu luận,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

bài tập dài, bài tập lớn,...nhằm giúp sinh viên hiểu sâu hơn về môn học, có cơ hội tìm hiểu thực tiễn sản xuất và rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu.

Năm là, bổ sung thêm các hình thức đánh giá sinh viên khác ngoài hai kỳ thi giữa học phần và kết thúc học phần.

b. Đổi mới phương pháp giảng dạy

Trong chiến lược phát triển giáo dục 2010 – 2020 đã nêu:“Đổi mới và hiện đại hóa phương pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho người học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp...“ Thật vậy, với phương pháp dạy học truyền thống, thầy giảng, trò ghi chép đã làm mất tính chủ động, hạn chế khả năng tư duy, tự nghiên cứu ở sinh viên. Sinh viên tốt nghiệp ra trường chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động. Đổi mới phương pháp đào tạo là cần thiết.

Hiện nay, hầu hết giảng viên của Nhà trường vẫn sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như đã phân tích trong chương 3. Để nâng cao chất lượng đào tạo, cần phải chuyển đổi từ phương pháp giảng dạy truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực.

Kế hoạch triển khai:

- Tiến hành đầu tư cơ sở vật chất để thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy. - Tập huấn cho giảng viên các chuyên đề về đổi mới phương pháp giảng dạy như chuyên đề về các phương pháp dạy học mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, phương pháp soạn giáo án điện tử,...

- Phân công giảng viên soạn thảo giáo án điện tử. - Xây dựng ngân hàng đề thi.

- Triển khai các hoạt động nhằm đổi mới phương pháp giảng dạy như:

+ Tổ chức các hội thảo ở các tổ bộ môn, các khoa và toàn trường về đổi mới phương pháp giảng dạy.

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn tại các tổ bộ môn.

+ Tổ chức ứng dụng các phương pháp dạy học mới ở một số bộ môn sau đó áp dụng rộng rãi ra toàn trường.

+ Tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy với các trường khác trên địa bàn tỉnh,...

Đánh giá kết quả: Kết thúc mỗi năm học cần đánh giá kết quả đạt được, rút kinh nghiệm cho năm học tới.

Các biện pháp:

- Tuyên truyền để giảng viên hiểu rằng cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng về phương pháp dạy học mới cho giảng viên. Bởi vì muốn chuyển từ phương pháp dạy học truyền thống sang phương pháp dạy học tích cực thì giáo viên cần phải có kiến thức về các phương pháp dạy học đó. Để tăng tính hiệu quả của khóa học bồi dưỡng này, cần phải mời những giảng viên có kinh nghiệm về các phương pháp giảng dạy ở các trường đại học, học viện về truyền đạt, đồng thời cho giáo viên thực hành ngay tại lớp. Kết thúc lớp bồi dưỡng đó cần phải tổ chức đánh giá kết quả học tập của giảng viên.

- Các khoa cần phải phân công giảng viên soạn giáo án điện tử phù hợp với trình độ chuyên môn của từng người; khuyến khích vật chất tạo điều kiện cho giảng viên đổi mới phương pháp dạy học như hỗ trợ tiền mua máy tính; tiền soạn giáo án điện tử.

- Thực hiện các hoạt động quản lý giảng viên về phương pháp giảng dạy như dự giờ, khảo sát ý kiến của sinh viên.

- Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt và động viên khuyến khích bằng vật chất đối với những giảng viên có kết quả đánh giá tốt.

- Tăng cường đầu tư mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập như máy chiếu, máy tính, âm thanh,...Đây là các trang thiết bị cần thiết để dạy học theo phương pháp hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Tỷ lệ sinh viên/giáo viên bình quân hiện nay của Nhà trường còn cao so với tỷ lệ chuẩn sinh viên/ giáo viên bình quân trong đề án “xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ Nhà Giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2010 – 2020” là 20 sinh viên/01 giảng viên đối với trường cao đẳng, đại học. Hiện nay, tỷ lệ bình quân giáo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên​ (Trang 104)