Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo và bồi dưỡngcán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 44 - 47)

5. Kết luận của luận văn

1.4.1. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo và bồi dưỡngcán bộ

đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Phú Thọ

Mặc dù trình độ của đội ngũ CBCĐCS thuộc Công đoàn Viên chức ở tỉnh Phú Thọ nhìn chung còn thấp, đặc biệt là các xã miền núi, vùng cao. Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐCS Liên đoàn lao động tỉnh đã có những cách làm hay, hướng tới các giải pháp có tính bền vững nhằm nâng cao chất lượng CBCĐCS như:

Thu hút nhân tài tại địa phương, đưa cán bộ cấp huyện về tăng cường cho xã và cử cán bộ nòng cốt đi đào tạo, nâng cao trình độ.

Qua khảo sát CBCĐCS thuộc Công đoàn viên chức trên địa bàn tỉnh, tổng hợp từ báo cáo của Liên đoàn lao động tỉnh cho thấy, số CBCĐCS đã được đào tạo chuyên môn chủ yếu là trung cấp, đại học, thậm chí có người còn chưa có bằng cấp, chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm và đội ngũ lãnh đạo đều ở độ tuổi cao. Số lượng thuộc diện này đều chưa thể thay thế vì còn đương chức, chưa đủ tuổi nghỉ hưu. Không có cán bộ lãnh đạo nào từng được đào tạo các chuyên ngành công đoàn. Việc chênh lệch về tỷ lệ đào tạo như vậy, đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng lực điều hành phát triển CBCĐCS thuộc Công đoàn viên chức của tỉnh Phú Thọ.

Liên đoàn lao động tỉnh đã lựa chọn CBCĐCS từ cơ sở, cử đi đào tạo,bồi dưỡng và trở về phục vụ tại cơ sở. Vấn đề nâng cao chất lượng CBCĐCS thuộc Công đoàn viên chức tỉnh cũng đã được đặc biệt quan tâm.

Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh còn chú trọng xây dựng chính sách thu hút nhân tài tăng cường CBCĐCS về công tác tại tỉnh, chú trọng đến đối tượng tốt nghiệp Đại học chính quy, trên đại học. Thời gian qua, hình thức này được triển khai khá tốt, nhờ đó đã động viên, khuyến khích được công tác công đoàn đạt hiệu quả tốt hơn.

Tăng cường công tác luân chuyển cán bộ, tiếp tục thu hút trí thức trẻ, CBCĐCS giỏi đến công tác tại tỉnh. Căn cứ tình hình địa phương để thu hút hoặc cử cán bộ đi bồi dưỡng, học tập nhằm cân bằng các chuyên ngành đào tạo, phục vụ tốt công tác điều hành, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

1.4.2. Kinh nghiệm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Lào Cai đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Lào Cai

Lào Cai là tỉnh có điều kiện khó khăn, với địa bàn có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng CBCĐCS thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Lào Cai gặp không ít khó khăn. Để thực hiện tốt công tác này, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã đưa ra những chính sách thực hiện công tác nâng cao chất lượng CBCĐCS và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Các biện pháp cụ thể mà tỉnh đã thực hiện trong thời gian qua là:

+ Về công tác quy hoạch cán bộ: tỉnh đã xác định rõ quy hoạch CBCĐCS thuộc công đoàn viên chức của tỉnh, bao gồm cả quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, là nhiệm vụ, là trách nhiệm của

các cấp ủy đảng theo nguyên tắc Đảng lãnh đạo toàn diện, trực tiếp và tuyệt đối về công tác CBCĐCS, trong đó có công tác quy hoạch CBCĐCS.

Lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh Lào Cai đã phân định rõ giữa quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ. Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý là chuẩn bị và tạo nguồn cán bộ làm căn cứ để đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ đảm nhận các chức danh lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị. Còn cán bộ, công chức chuyên môn có tài năng nhưng không muốn hoặc không có sở trường lãnh đạo, quản lý thì cần quy hoạch, bồi dưỡng họ nâng cao hơn nữa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

+ Về luân chuyển cán bộ: Lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh Lào Cai đã ban hành văn bản hướng dẫn về công tác luân chuyển và điều động cán bộ, nhằm phân biệt rõ giữa luân chuyển với điều động, tránh nhầm lẫn giữa luân chuyển cán bộ với điều động, bố trí, sắp xếp CBCĐCS. Việc luân chuyển cán bộ chỉ thực hiện đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và quy hoạch làm chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn. Điều động cán bộ là chuyển đổi vị trí công tác theo quy định của pháp luật hoặc theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng công chức trong cơ quan, tổ chức, đơn vị và giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị theo năng lực cán bộ và yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của cơ quan có thẩm quyền.

+ Về công tác xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn. Lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh đã tập trung xây dựng, cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý và công chức chuyên môn theo vị trí việc làm, trên cơ sở đó xác định rõ yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, sử dụng và đề bạt cán bộ. Đồng thời, xây dựng quy chế thực hiện đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, bảo đảm tiêu chuẩn rồi mới tiến hành bố trí, bổ nhiệm. Bố trí, bổ nhiệm, đề bạt, giới thiệu cán bộ phải trên cơ sở quy hoạch và đủ các tiêu chuẩn đã quy định, tránh tình trạng đề bạt, bổ nhiệm rồi mới đưa đi đào tạo hoàn thiện. Lãnh đạo Liên đoàn lao động tỉnh thành lập hội đồng thẩm định về xây dựng vị trí chức danh công đoàn của các cơ quan, đơn vị. Thực hiện thí điểm, rút kinh nghiệm và nhân rộng mô hình được đánh giá hiệu quả cao nhất.

+ Về công tác nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CBCĐCS thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh. Thực hiện thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và

học của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng trên địa bàn tỉnh. Tập trung đổi mới phương pháp giảng dạy, sửa đổi, bổ sung, đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, gắn kết giữa lý thuyết và thực tiễn nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của người học. Tăng cường xây dựng đội ngũ CBCĐCS đủ về số lượng, chuẩn về chất lượng, có phương pháp sư phạm cho các cơ sở đào tạo về nghiệp vụ công đoàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 44 - 47)