Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 112 - 119)

5. Kết luận của luận văn

4.2.5. Các giải pháp khác

Căn cứ vào điều kiện đặc thù của một tỉnh miền núi với nhiều dân tộc sinh sống, địa bàn không tập trung, do vậy trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cần chú ý chọn lựa hình thức học tập và phương pháp dạy học phù hợp.

Về phía địa phương, căn cứ vào thực tế địa phương việc lựa chọn hình thức học tại chỗ phù hợp với địa bàn và nhu cầu người học, song việc tổ chức như vậy gây tốn kém đến nguồn kinh phí của địa phương.

Về phía người dạy, với mô hình đặc thù là dạy tại địa phương nên cần phải chú ý chọn lựa giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy và kinh nghiệm thực tiễn đồng thời biết lựa chọn phương pháp giảng dạy tích cực phù hợp với người học để nâng cao chất lượng.

Với các lớp dành riêng cho cán bộ công đoàn, người dạy cần nắm bắt những đặc điểm của cán bộ công đoàn là những người có chức danh, đã trưởng thành từ phong trào hoạt động, đã kinh qua lao dộng sản xuất và công tác, hoạt động trong lĩnh vực chính trị - xã hội nên động cơ học tập của học viên thường xuất phát từ: Lợi ích của bản thân, học để nâng cao trình độ, phổ cập bằng cấp, tiêu chuẩn hóa ngạch bậc; Từ lợi ích tổ chức, học để hiểu biết kiến thức, pháp luật, kỹ năng nghiệp vụ, phương pháp thực thi nhiệm vụ; từ những yêu cầu của cuộc sống, xã hội ngày càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao, dẫn đến nhu cầu học tập ngày càng cao, nhu cầu hiểu biết và mở mang kiến thức ngày càng được coi trọng.

Người học là người lớn tuổi muốn thấy được mối quan hệ giữa kiến thức đã học với thực tế, họ không chỉ muốn học để hiểu biết kiến thức, mà còn để hành xử và ứng dụng thiết thực trong cuộc sống. Người học còn muốn được sử dụng những kinh nghiệm mà họ tích lũy được tham gia vào trong quá trình học tập. Họ muốn thông qua trao đổi, thảo luận, hành động để giải quyết vấn đề.

Đối với lớp học: tuổi học viên không đồng đều, có người 20 tuổi, có người đã gần 60 tuổi; trình độ không đồng đều, có người đại học, có người học hết chưa hết phổ thông, có người là công nhân; Có người thích nghe giảng, người thích thảo luận, người thích thực hành.

Điểm hạn chế của họ: di chuyển chậm, cảm giác, thị giác, hệ vận động kém nhạy bén, trí nhớ giảm sút, ghi nhớ tự nhiên, chủ nghĩa kinh nghiệm chiếm ưu thế, lý luận nghiệp vụ công đoàn biết nhưng biết không sâu, không rõ …

Vì vậy, người giảng viên cần phải vận dụng hợp lý phương pháp giảng dạy tích cực trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn: Giảng viên nắm chắc nội dung, đối tượng để chọn lựa đúng phương pháp, kết hợp đa dạng phương pháp để tránh sự nhàm chán và buồn tẻ. Bên cạnh đó, giảng viên đồng thời phải lựa chọn đúng phương pháp giảng dạy theo đối tượng: xác định rõ đối tượng dạy ở huyện là cán bộ công đoàn cơ sở, họ có nhiệm vụ là tổ chức thực hiện, nên phải sử dụng chủ yếu là phương pháp hướng dẫn, làm mẫu, thực hành thực tập, đóng vai giải quyết tình huống…

Việc xác định hình thức học hợp lý và phương pháp giảng dạy phù hợp sẽ góp phần quyết định đến chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở của địa phương.

4.2.5.1. Giải pháp đổi mới về nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng

- Về nội dung:

Thực hiện nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở một cách toàn diện, căn bản và chuyên nghiệp: đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, về kiến thức lý luận và thực tiễn; kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành; đặt biệt chú trọng đào tạo, bồi dưỡng Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, dường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, bản chất giai cấp công nhân, năng lực trong tư duy lãnh đạo, quản lý; về xây dựng Đảng quản lý Nhà nước,quản lý kinh tế quản lý xã hội, khoa học công nghệ hiện đại, chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo, phương pháp quản lý, xử lý tình huống, nâng cao trình độ học vấn ngoại ngữ, tin học…

- Về chương trình:

Xuất phát từ những yêu cầu thực tế chúng tôi đề xuất giải pháp xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở như sau: Xây dựng một chương trình đào tạo, bồi dưỡng riêng cho phù hợp với đặc điểm khả năng trình độ và điều kiện hiện nay của cán bộ công đoàn cơ sở theo hướng ngắn gọn, cụ thể xát hợp và ít tốn kém thời gian hơn.

4.2.5.2. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quy hoạch, quản lý, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở

Đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở tham gia làm cán bộ công đoàn của mỗi đơn vị có ý nghĩa quyết định trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tham gia quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội giữ vững an ninh trật tự an toàn xã hội ở mỗi cơ quan, đơn vị.

Công tác quy hoạch, quản lý, bố trí, sử dụng cán bộ hợp lý của địa phương sẽ là một trong những động lực giúp người cán bộ yên tâm công tác và nghiên cứu học tập để hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao và phấn đấu theo định hướng quy hoạch. Ngược lại nếu quy hoạch treo, quản lý, bố trí cán bộ thiếu hợp lý, lựa chọn người yếu năng lực sang làm công đoàn….sẽ gây trở ngại cho công tác công đoàn, gây tâm lý hoang mang thiếu yên tâm của cán bộ công đoàn.

4.2.5.3. Đổi mới công tác cán bộ quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng

Mục đích của giải pháp này nhằm tạo động lực để thu hút được nguồn cán bộ tại chỗ có trình độ, năng lực chuyên môn và phẩm chất chính trị ngang tầm với nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Giải pháp này nhằm khắc phục tình trạng hiện nay, một số lượng cán bộ công đoàn chuyên trách ở cơ sở nhưng chưa được đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo bồi dưỡng xong chuyển công tác, hoặc một số được đào tạo lại bị luân chuyển. Do vậy công tác quy hoạch cần phải chú trọng đến các yếu tố động, mở có cơ chế tác động phù hợp để khuyến khích động viên người làm cán bộ công đoàn bán chuyên trách. Công tác quy hoạch phải với tầm nhìn dài hạn, quy hoạch động và mở đồng thời chú trọng hướng đến nguồn lực tại chỗ.

4.2.5.4. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng làm việc cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Việc chuẩn hóa trình độ và bằng cấp đã khiến cho nhiều cán bộ đã có những nhận thức chưa đúng theo kiểu học cho xong. Do vậy công tác đào tạo, bồi dưỡng phải hướng đến tính hiệu quả, đây là điều hết sức cần thiết vì việc cho đi học tập là để nâng cao trình độ, để làm tốt công việc được giao.

Đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ làm công tác công đoàn cần chú trọng đến vấn đề nghiệp vụ công đoàn vì sự hạn chế về nghiệp vụ kỹ năng trong công tác này làm cho hiệu quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của tổ chức công đoàn bị giảm sút. Do vậy, định hướng đào tạo cán bộ công đoàn cần tập trung vào việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ công đoàn có như vậy mới tạo ra cán bộ công đoàn cơ sở giỏi, và mới có thể thu hút các đoàn viên tích cực tham gia công tác công đoàn.

Mặt khác, do ảnh hưởng của thói quen, nền nếp làm việc truyền thống làm nông nghiệp, chưa đề cao tính kỷ luật tự giác, tác phong công nghiệp trong hoạt động làm cho những hoạt động của công đoàn triển khai chậm. Vì vậy, quá trình đào tạo phải chú ý hướng đến tính nhanh nhẹn, chính xác, kỷ luật cao trong công tác, phù hợp với tính chất nhiệm vụ của công đoàn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

4.2.5.5. Về chính sách chế độ như tiền lương và đãi ngộ

Cùng với quá trình đổi mới đất nước, một loạt các vấn đề về kinh tế xã hội đòi hỏi phải được đổi mới cho phù hợp, một trong những vấn đề quan trọng đó là chính sách tiền lương.

Qua nhiều lần cải cách, chế độ tiền lương hiện nay thực hiện theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP Nghị định chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang. Trong đó quy định hệ thống thang bảng lương

và chế độ phụ cấp thống nhất trong cả nước. Qua thực hiện, hệ thống lương mới đã đáp ứng phần nào nguyện vọng của cán bộ công chức, đạt được một số mục tiêu của Đảng và nhà nước đề ra. Tuy nhiên so với thực tế phát triển kinh tế xã hội ngày nay thì hệ thống lương này vẫn có nhiều hạn chế:

Mức lương cơ bản vẫn chưa đủ sống, chưa đủ trang trải những nhu cầu thiết yếu và không được xem là nguồn thu nhập chính của cán bộ công chức.

Tiền lương chưa có ý nghĩa khuyến khích, động viên cán bộ công chức làm việc, chưa thu hút được nhân tài vào làm việc tại các cơ quan.

Bên cạnh đó cán bộ công đoàn là cán bộ bán chuyên trách nên chỉ được hưởng một phần phụ cấp nhỏ nên cũng chưa thực sự khuyến kích được cán bộ tham gia làm cán bộ công đoàn.

Do mức lương không đủ trang trải cuộc sống nên nhiều cán bộ công chức phải đi làm thêm, tạo nên tình trạng vừa làm trong đơn vị, vừa làm bên ngoài và cán bộ công chức khi được bầu làm cán bộ công đoàn cũng không muốn làm.

Hệ thống bảng lương còn nhiều ngạch, bậc, hệ số lương trong thang bảng lương còn kéo dài. Cách xác định hệ số trách nhiệm và ưu đãi chưa thật sự phản ánh mục tiêu của nó.

Trước thực trạng trên Đảng và Nhà nước cấn phải tiếp tục quan tâm cải cách chế độ tiền lương theo hướng sau: Coi tiền lương là đầu tư trực tiếp cho con người, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng cán bộ công chức nói chung cũng như cán bộ công đoàn nói riêng và hoạt động công vụ; xác định mức tiền lương cơ bản để cho tiền lương là nguồn thu nhập chính, đảm bảo cuộc sống cho cán bộ nghĩa là điều chỉnh tiền lương tương ứng với nhịp độ tăng thu nhập trong xã hội; cải cách tiền lương gắn với việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy một cách hợp lý, theo đúng chức năng nhiệm vụ, thẩm quyền, tác động hiệu quả đến cải cách hành chính, chống tham nhũng lãng phí, rút gắn thời gian nâng hệ số lương, điều chỉnh bội số và hệ số, tiền lương trong các thang bảng lương.

Đối với tổ chức công đoàn cần điều chỉnh mức phụ cấp trách nhiệm và kiêm nhiệm cho phù hợp để thực sự thu hút được cán bộ công đoàn tích cực tham gia hoạt động công đoàn và phát huy được trí tuệ của mỗi cán bộ công đoàn.

Trong việc xây dựng chính sách đãi ngộ cần quán triệt quan điểm gắn nghĩa vụ, quyền lợi, ý tưởng với lợi ích, kết hợp việc giáo dục, rèn luyện phẩm chất, thực hiện chế độ chính sách đãi ngộ thoả đáng, công bằng coi đây là động lực, là quy luật trong công tác cán bộ hiện nay.

Bảo đảm mối quan hệ tương quan giữa cán bộ công chức nói chung và công đoàn nói riêng thuộc cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể, cán bộ ở xã, thị trấn; khuyến khích những người làm việc tốt, có hiệu quả; trọng dụng ưu đãi những người có tài; khắc phục tình trạng phân phối bình quân, đồng thời khắc phục sự chênh lệch quá lớn giữa các loại cán bộ; cán bộ có công phải được khen thưởng kịp thời từ vật chất đến tinh thần, cán bộ có khuyết điểm phải sử phạt nghiêm minh, có thể đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ cách mạng lão thành và cán bộ đã có đóng góp công sức trong tổ chức công đoàn lâu năm.

4.2.5.6. Về công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo để đủ điều kiện bổ nhiệm, đề bạt cán bộ

Bố trí, đề bạt cán bộ công đoàn phải được cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan và tổ chức công đoàn đặc biệt quan tâm chỉ đạo chặt chẽ. Bố trí cán bộ phải đảm bảo sở trường, đúng người đúng việc và trọng dụng nhân tài, người nhiệt tình tâm huyết. Việc bố trí lại cán bộ công chức làm cán bộ công đoàn phải lựa chọn phù hợp đảm bảo độ tuổi, tính kế thừa, được sự tín nhiệm cao của tập thể cán bộ đoàn viên trong đơn vị, có trình độ, tâm huyết, dám nghĩ, dám làm dám bảo vệ lễ phải…

Quan tâm tạo điều kiện đưa cán bộ công đoàn vào quy hoạch đào tạo, bổ nhiệm, hay đề bạt các chức danh chính quyền.

Mặc dù cán bộ công đoàn là cán bộ kiêm nhiệm là chủ yếu xong cũng cần thực hiện việc luân chuyển điều động cán bộ việc điều động không phải là do tổ chức công đoàn xong công đoàn cũng cần đề xuất việc luân chuyển điều động cả đối với cán bộ công đoàn kiêm nhiệm qua đó nhằm bồi dưỡng, rèn luyện cả lý thuyết và thực hành một cách toàn diện đối với cán bộ tạo sự đồng đều về cơ cấu, số lượng hợp lý trong đội ngũ cán bộ và cũng là tạo điều kiện để cán bộ công đoàn có cơ hội được khẳng định mình.

Cán bộ công đoàn tham gia vào công tác luân chuyển điều động cán bộ nhằm thực hiện quy hoạch cán bộ, phục vụ yêu cầu trước mắt và lâu dài của nhiệm vụ chính trị, khắc phục tình trạng cục bộ địa phương, đồng thời góp phần làm phong phú thêm kinh nghiệm và sức sống mới cho công tác quản lý nhà nước của tỉnh.

Cán bộ thuộc diện luân chuyển, điều động được đảm bảo chế độ, chính sách thoả đáng về mọi mặt. Khi được chuyển đến nơi công tác mới với chức vụ cao hơn thì phải được hưởng chế độ của vị trí công tác mới, được giữ nguyên chế độ và quyền lợi được hưởng khi chuyển đến nơi công tác mới chức vụ khác.

Công tác luân chuyển, điều động cán bộ phải cắn cứ vào kế hoạch, quy hoạch đã được lập ra nhưng vẫn có thể điều chỉnh khi cần thiết, không nên quá cứng nhắc.

Những lưu ý quan trọng để công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả cao: Huấn luyện từ dưới lên, không ôm đồm, mà chu đáo;

Phải gắn lý luận với thực tế, huấn luyện phải có những tài liệu dựa theo tình hình cụ thể, kinh nghiệm công tác để giải thích những chủ trương chính sách;

Huấn luyện phải đáp ứng đúng yêu cầu đào tạo cán bộ công đoàn nhằm cung cấp cán bộ công đoàn cho tổ chức công đoàn các cấp;

Huấn luyện phải chú trong việc cải tạo tư tưởng; tư tưởng có vững thì cán bộ công chức nói chung và cán bộ công đoàn nói riêng mới thực thi nhiệm vụ, công tác tốt nhất.

Đổi mới về nội dung tập huấn, bồi dƣỡng đối với CBCĐ cơ sở trong doanh nghiệp

Nội dung tập huấn cần trang bị cho cán bộ công đoàn cơ sở những kiến thức cơ bản về pháp luật lao động, pháp luật công đoàn như: Bộ Luật lao động, Luật công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội... Trang bị những kiến thức xã hội: Các vấn đề liên quan đến Gia đình, Bình đẳng giới, Dân số- kế hoạch hóa gia đình, phòng chống tệ nạn xã hội…Trang bị các kỹ năng tổ chức hoạt động như: Kỹ năng tuyên truyền miệng, kỹ năng đối thoại, kỹ năng vận động, thuyết phục, kỹ năng thương lượng, kỹ năng tổ chức các sự kiện văn hóa trong công nhân (các cuộc thi, diễn đàn, tổ chức sân chơi cho CNLĐ; kỹ năng nắm bắt tâm trạng, tư tưởng của CNLĐ, kỹ năng giải quyết tranh chấp lao động tập thể, đình công. Việc đầu tư cung cấp các kỹ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 112 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)