Nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 94)

5. Kết luận của luận văn

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, Sự chỉ đạo của Đảng đoàn, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh chưa thực sự sát sao trong việc tiến hành thực hiện chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực nói chung trong đó có đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Thứ hai, Chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 tầm nhìn đến năm 2020; trong đó có kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh; mặc dù trong đó tổ chức công đoàn đã có sự quan tâm đào tạo, tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn cho đội ngũ cán bộ công đoàn xong việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng bồi dưỡng còn chậm so với tiến độ đặt ra.

Thứ ba, Công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn của mỗi đơn vị còn hạn chế; ở nhiều đơn vị chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, chưa quan tâm sát sao tới việc kiện toàn đội ngũ Ban chấp hành, Chủ tịch, Uỷ ban kiểm tra, tổ trưởng, tổ phó. Nhiều khi công tác quy hoạch, đào tạo chỉ mang tính hình thức, ít trọng tâm, chưa nâng cao được tinh thần tự chủ, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn

Thứ tư, Nội dung, chương trình đào tạo quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ chưa gắn kết chặt chẽ, các đối tượng được đào tạo đa dạng về chuyên môn, nhưng nhiều trường hợp lại được đưa đi đào tạo không phù hợp, không gắn liền yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn được giao. Việc xác định rõ mục tiêu để đào tạo và bồi dưỡng chưa tạo ra ý thức quan trọng cần phải làm của đội ngũ CBCĐCS.

Thứ năm, Tổ chức công đoàn cũng chưa thực sự có giải pháp phù hợp trong công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận, nghiệp vụ công tác công đoàn cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở.

Thứ sáu, Cán bộ công đoàn cơ sở chủ yếu là cán bộ bán chuyên trách nên bố trí thời gian đi đào tạo còn hạn chế. Đồng thời, hệ thống chính sách động viên, chính sách ưu đãi thấp, và chưa phù hợp với sự phát triển xã hội hiện nay. Chưa tạo được động lực để ham mê trong công tác đào tạo và bồi dưỡng CBCĐCS. Đồng thời chính sách để tạo điều kiện cho đi đào tạo và bồi dưỡng chưa cụ thể.

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THUỘC CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC

TỈNH LAI CHÂU

4.1. Quan điểm, định hƣớng quản lý đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Lai Châu

4.1.1. Quan điểm

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đội ngũ CBCĐCS có nhiều cơ hội cũng có nhiều khó khăn khi phát triển và nâng cao trình độ khi được đào tạo và bồi dưỡng . Cơ hội là được tiếp thu, lĩnh hội những thành tựu công đoàn, những điều kiện để phát triển nhưng khó khăn khi phải đảm bảo đầy đủ hành trang kiến thức, kỹ năng để hoàn thành nhiệm vụ. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (khóa X) về tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn.

Một là, đòi hỏi người cán bộ công đoàn cơ sở phải là người hiểu về đường lối, chủ trương của Đảng, kiên định và phấn đấu vì mục tiêu tư tưởng của Đảng, hiểu biết về chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.

Hai là, cán bộ công đoàn phải là người có trí tuệ, có kiến thức rộng, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế, chính trị, xã hội; nắm vững pháp luật, trước tiên là pháp luật có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của công nhân, viên chức, lao động và công đoàn.

Ba là, cán bộ công đoàn cơ sở phải là người ham học hỏi, có tính điềm đạm, có tác phong sâu sát, gần gũi quần chúng, có khả năng giao tiếp, vận động, thuyết phục quần chúng và quan hệ rộng rãi, có trách nhiệm với công việc, quan tâm đến đồng nghiệp và tập thể.

Bốn là, cán bộ công đoàn cần phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với ngành nghề, với cán bộ công đoàn làm việc đáp ứng yêu cầu thực tiễn của sản xuất, công tác ở đơn vị, có kiến thức về kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật và công đoàn, đặc biệt là có khả năng tự học, tự nghiên cứu, đào tạo để không ngừng nâng cao trình độ.

Năm là, Cán bộ công đoàn cơ sở phải có khả năng và phương pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục để vận động, tập hợp đoàn viên và người lao động, đặc biệt cán bộ công đoàn phải có khả năng tổ chức các hoạt động, các kỹ năng đàm phán, thương lượng, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và tập thể người lao động.

Xuất phát từ thực tế nguồn lực cán bộ công đoàn của tỉnh Lai Châu, Nghị quyết Đại hội công đoàn tỉnh đã đặt ra yêu cầu chiến lược về phát triển cán bộ công đoàn nói riêng và cán bộ công chức, viên chức nói chung của tỉnh Lai Châu.

Cụ thể là:

Một là, xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn của tỉnh đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn của người cán bộ công đoàn, đáp ứng sự vận động và phát triển chung của tỉnh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất với nguồn nhân lực đa dạng ở nhiều trình độ, nhận thức khác nhau.

Hai là, cán bộ công chức nói chung hay cán bộ công chức kiêm nhiệm làm cán bộ công đoàn nói riêng cần được đào tạo theo quy định chuẩn hóa thông qua mức độ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể của công việc và căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, quy hoạch, điều động, luân chuyển của công việc.

Ba là, đào tạo cho cán bộ công đoàn về các lĩnh vực như: chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, tin học ngoại ngữ, đạo đức đồng thời gắn với cương vị trong tổ chức để có đào tạo về nghiệp vụ công tác công đoàn cho phù hợp với cương vị trong tổ chức công đoàn. Tức là cán bộ công đoàn thuộc cơ quan đơn vị nào, lĩnh vực, vị trí công tác nào ngoài việc có trình độ chuyên môn, lý luận chính trị, quản lý nhà nước, trình độ tin học ngoại ngữ, đạo đức nghề nghiệp ra thì cần có trình độ nghiệp vụ lý luận công đoàn.

4.1.2. Định hướng

1. Hằng năm 95% trở lên cán bộ, CCVC LĐ được phổ biến, học tập các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp.

2. 100% CĐCS phối hợp với thủ trưởng cơ quan, đơn vị tổ chức tốt hội nghị cán bộ công chức, đại hội công nhân viên chức hằng năm.

3. Hằng năm 90% trở lên tập thể đạt danh hiệu “tập thể lao động tiên tiến”, trong đó 10% trở lên đạt danh hiệu “tập thể lao động xuất sắc”. Trên 90% cá nhân đạt danh hiệu “lao động tiên tiến”, trong đó trên 15% đạt danh hiệu “chiến sĩ thi đua” các cấp.

4. Hằng năm 85% trở lên CĐCS đạt danh hiệu CĐCS “vững mạnh”, trong đó trên 50% đạt danh hiệu “vững mạnh xuất sắc”. Trên 90% đoàn viên đạt danh hiệu “đoàn viên công đoàn xuất sắc”.

5. Trong nhiệm kỳ giới thiệu từ 300 đoàn viên công đoàn ưu tú trở lên cho Đảng bồi dưỡng, kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.

6. Hằng năm trên 90% gia đình cán bộ, CCVC LĐ đạt danh hiệu “gia đình văn hóa”; 90% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt và duy trì danh hiệu cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa.

7. Hằng năm trên 85% tập thể nữ và 85% trở lên nữ cán bộ, CCVC LĐ đạt danh hiệu “giỏi việc nước, đảm việc nhà” các cấp.

8. Trong nhiệm kỳ 100% cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp được tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn.

9. Hằng năm trên 98% cán bộ, CCVC LĐ không mắc tệ nạn xã hội và các hiện tượng tiêu cực.

10. Hằng năm 100% cán bộ, CCVC LĐ tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động xã hội, từ thiện, nhân đạo.

- Mục tiêu tổng quát

Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức chuyên nghiệp, vững vàng về bản lĩnh chính trị, tinh thông nghiệp vụ, am hiểu về tình hình của địa phương; đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các thế hệ; chuẩn hóa theo tiêu chuẩn chức danh, đáp ứng yêu cầu phát triển toàn diện, bền vững cả trước mắt và lâu dài.

- Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng

Theo mục tiêu đào tạo cán bộ công chức chung toàn tỉnh thực hiện đến năm 2020 cụ thể như chuyên môn: 100% có trình độ chuyên môn từ cao đẳng trở lên.

Về kiến thức Quản lý nhà nước: 100% được đào tạo chương trình quản lý Nhà nước phù hợp với công việc và chức danh đảm nhận.

Về lý luận chính trị 60% đến 80% có trình độ từ trung cấp trở lên, riêng cán bộ chủ chốt đạt 100%.

Về tin học, ngoại ngữ phải có trình độ (chứng chỉ A) trở lên, biết khai thác, sử dụng hiệu quả các loại máy tính văn phòng và truy cập internet.

Phát triển và hội nhập của đất nước mở ra những cơ hội lớn để tỉnh Lai Châu khai thác tiềm năng, thế mạnh tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội với tốc độ nhanh và tăng cường vai trò của địa phương góp phần trong quá trình Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của tỉnh Lai Châu và các vùng kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó cũng đặt ra những thách thức, đòi hỏi phải tiếp tục không ngừng nâng cao lợi thế so sánh thu hút đầu từ phát triển kinh tế của địa bàn, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Theo tính toán của tỉnh, quy mô dân số sẽ tăng khá nhanh vào năm 2016 và 2020. Quy mô dân số gia tăng, đô thị ngày càng mở rộng vì vậy nhu cầu hơn nữa về số lượng cán bộ cấp tỉnh trong đó có cán bộ công đoàn đang là vấn đề lớn cần giải quyết:

Phát triển tỉnh tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và vị trí, vai trò là địa bàn trọng điểm kinh tế của tỉnh Lai Châu, một trong những đơn vị đầu tàu lôi kéo phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá của tỉnh.

Phát huy lợi thế, chủ động nắm bắt cơ hội, phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh và các địa phương đồng thời việc triển khai xây dựng đô thị mới, phát triển kinh tế với nhịp độ cao đồng thời tạo chuyển biến và đẩy nhanh tốc độ xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị.

Tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất hợp lý, bảo đảm ổn định và không ngừng nâng cao đời sống các hộ nông dân và người lao động.

Phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ xã hội, tăng trưởng kinh tế gắn với phát triển con người, nâng cao điều kiện sinh hoạt và sản xuất cho người lao động, giải quyết công bằng xã hội, khắc phục chênh lệch mức sống giữa các tầng lớp dân cư.

Phát triển kinh tế đi kèm với bảo vệ và giữ gìn môi trường sinh thái, sử dụng tiết kiệm tài nguyên, quỹ đất, đảm bảo phát triển bền vững.

Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh, giữ gìn ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội, nâng cao tiềm lực quốc phòng.

Đào tạo cán bộ, công chức là nhiệm vụ trọng tâm mang tính chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và phát triển tỉnh; góp phần quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; có ý nghĩa quyết định nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ.

- Các chỉ tiêu chủ yếu

Chất lượng đội ngũ cán bộ của Đảng bộ tỉnh Lai Châu:

- Cấp huyện: 80% cán bộ công chức có trình độ chuyên môn đại học trở lên; 70% cán bộ là đảng viên có trình độ trung cấp lý luận trở lên.

- Cấp xã: 100% số xã, thị trấn có cán bộ trình độ đại học, 07 chức danh chuyên môn (100%) có trình độ chuyên môn trung cấp trở lên; 60% cán bộ là đảng viên có trình độ trung cấp lý luận trở lên.

Mỗi năm kết nạp 130 đảng viên trở lên; 90% tổ chức cơ sở đảng hoàn thành tốt nhiệm vụ, trong đó 60% đạt trong sạch vững mạnh, không có tổ chức cơ sở đảng yếu kém. 100% trường học, trạm y tế có chi bộ.

Các chỉ tiêu của đại hội công đoàn đề ra

- Hàng năm có 95% trở lên công nhân, viên chức, lao động được phổ biến, học tập các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Công đoàn các cấp;

- Hàng năm có 100% cơ quan hành chính sự nghiệp tổ chức Hội nghị cán bộ công chức, 100% doanh nghiệp tổ chức Đại hội công nhân, viên chức và Hội nghị người lao động;

- 100% công đoàn các cấp thực hiện tốt việc phối hợp với chuyên môn, chủ sử dụng lao động thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ cơ sở; công đoàn chủ động đại diện ký kết thoả ước lao động tập thể.

- Hàng năm có từ 75% trở lên số công đoàn cơ sở đạt tiêu chuẩn công đoàn cơ sở vững mạnh trong đó có 50% đạt vững mạnh xuất sắc, 85% trở lên đoàn viên công đoàn đạt danh hiệu đoàn viên công đoàn khá trong đó 50% đạt xuất sắc;

- Hàng năm có từ 80% tập thể nữ công và 80% trở lên nữ công nhân, viên chức, lao động đạt danh hiệu "Giỏi việc nước, đảm việc nhà" các cấp;

- Có 85% trở lên gia đình công nhân, viên chức, lao động đạt tiêu chuẩn văn hoá và 80% trở lên cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hoá;

- Đến năm 2018, có 65% trở lên số doanh nghiệp, đơn vị đủ điều kiện theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam thành lập được công đoàn cơ sở và kết nạp được từ 1.000 đoàn viên công đoàn trở lên;

- Trong nhiệm kỳ giới thiệu từ 1.000 trở lên đoàn viên công đoàn ưu tú cho Đảng xem xét bồi dưỡng kết nạp vào Đảng;

- 100% cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp được tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn; 90% có trình độ chuyên môn đại học, có 70 lý luận chính trị từ trung cấp trở lên;

4.2. Các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Lai Châu

4.2.1. Hoàn thiện căn cứ xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng - Về hệ thống điểm đánh giá: - Về hệ thống điểm đánh giá:

Hiện nay, tỉnh Lai Châu đang sử dụng phương pháp cho điểm để đánh giá cán bộ công đoàn cơ sở nhằm xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, sau một thời gian, đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở đã có những tiến bộ nhất định sau quá trình học tập và rèn luyện cũng như tự rèn luyện trong thực tế công tác. Do đó, hệ thống điểm chuẩn đánh giá cần được điều chỉnh lại cho phù hợp. Cụ thể như sau:

+ Mức điểm trung bình cần nâng lên 0,5 điểm so với hiện tại, tức là nếu tổng điểm bình quân của đối tượng đánh giá dưới 3,0 điểm là chưa đạt, cần đào tạo, bồi dưỡng hoặc sa thải nếu thấy cần thiết; điểm đánh giá từ 3,0 đến 4,0 điểm là đối tượng thuộc diện quan sát thêm, cần được đào tạo, bồi dưỡng lại; điểm đánh giá từ 4,0 đến 5 điểm là đối tượng có triển vọng, cần được tổ chức, doanh nghiệp quan tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 94)