Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 55 - 57)

5. Kết luận của luận văn

3.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội của địa phương

Dân số: toàn tỉnh có 403,20 nghìn người, gồm 20 dân tộc cùng sinh sống trong đó dân tộc Thái 131.822 người, chiếm 34%; dân tộc Mông 86.467 người, chiếm 22,30%; dân tộc Kinh 54.027 người, chiếm 13,94%; dân tộc Dao 51.995 người, chiếm 13,41%; dân tộc Hà Nhì 14.658 người, chiếm 3,78%; dân tộc Giáy 12.443 người, chiếm 3,21%; dân tộc Khơ Mú 7.464 người, chiếm 1,93%; dân tộc La Hủ 10.141 người, chiếm 2,62%; dân tộc Lự 6.074 người, chiếm 1,57%; dân tộc Lào 6.020 người, chiếm 1,55%; dân tộc Mảng 2.995 người, chiếm 0,77%; dân tộc Cống 1.256 người, chiếm 0,32%; dân tộc Hoa 588 người, chiếm 0,15%; dân tộc Si La 546 người, chiếm 0,14%; dân tộc Kháng 161 người, chiếm 0,04%; dân tộc Tày 295 người, chiếm 0,08%; dân tộc Mường 116 người, chiếm 0,03%; dân tộc Nùng 180 người, chiếm 0,05%; dân tộc Phù Lá 27 người, chiếm 0,01%; các dân tộc khác 458 người, chiếm 0,12% [13].

Giao thông: chủ yếu là đường bộ. Tỉnh có quốc lộ 12 chạy qua nối từ Thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D

chạy tới thị trấn Sa Pa (Lào Cai). Là cầu nối quan trọng giữa vùng lục địa rộng lớn phía Tây Nam Trung Quốc với vùng tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh qua các tuyến quốc lộ 4D, 70, 32 và đường thuỷ sông Đà. Trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2006 - 2020, tỉnh đề ra mục tiêu: khảo sát xây dựng sân bay cỡ nhỏ, nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt: Yên Bái - Văn Chấn - Mù Căng Chải - Than Uyên - Tam Đường góp phần cải thiện điều kiện giao thông giữa địa phương và các tỉnh, thành khác trong nước.

Tiềm năng kinh tế: Do điều kiện địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh cùng với diện tích tự nhiên lớn, mật độ dân cư thấp và phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các thị trấn, thị xã và các vùng chuyên canh sản xuất lương thực tập trung nên việc đi lại giao lưu hàng hoá giữa các vùng trong tỉnh, giữa tỉnh với các địa phương khác của cả nước gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó cũng là trở ngại lớn trong việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội do đơn giá quá cao, suất đầu tư lớn, khả năng huy động và sự đóng góp của nhân dân hạn chế.

Bên cạnh những khó khăn, hạn chế trên, điều kiện tự nhiên của tỉnh cũng có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, nhất là phát triển nông - lâm nghiệp và thương mại - dịch vụ - du lịch với các ưu thế nổi bật như: có diện tích đất đai chưa được khai thác rất rộng lớn; có hai khu kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc và Lào; có nhiều danh lam thắng cảnh với bản sắc văn hoá dân tộc phong phú.

Tiềm năng du lịch: Lai Châu có nhiều danh lam thắng cảnh và địa danh lịch sử, có nhiều dân tộc cư trú với bản sắc và truyền thống văn hoá đặc thù. Đó là một thế mạnh, một lợi thế so sánh lớn.Nếu nghiên cứu và đầu tư hợp lý, Lai Châu sẽ trở thành một trung tâm dịch vụ - thương mại và du lịch của khu vực.

Cơ sở hạ tầng: Lai Châu có địa hình miền núi cao, phức tạp với độ dốc trên 25 độ trở lên, cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, hiểm trở. Nhưng lại có tiềm năng lớn về tài nguyên đất, rừng, nguồn nước, năng lượng thủy điện, sự đa dạng sinh thái, tiềm năng khoáng sản. Lai Châu Là một tỉnh vùng cao biên giới, núi đồi dốc, địa hình chia cắt, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, lại có nhiều cao nguyên, sông suối nên khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng Lai Châu lại có đường biên giới dài 273 km giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Trung Hoa với cửa khẩu Quốc gia Ma Lù Thàng (cửa khẩu này đang được nâng cấp thành cửa khẩu quốc tế) là điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hoá và dịch vụ du lịch.

- Với mạng lưới giao thông chủ yếu là đường bộ. Tỉnh Lai Châu có quốc lộ 12 chạy qua nối từ thành phố Điện Biên Phủ tới Trung Quốc (qua cửa khẩu Ma Lù Thàng), có quốc lộ 4D nối tới thị trấn SaPa (Lào Cai), quốc lộ 32 nối với tỉnh Yên Bái, có đường thủy Sông Đà giao lưu với các tỉnh Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Thị xã Lai Châu mới cách Hà Nội khoảng 402 km (qua Lào Cai).

- Tính đến nay đã có 95/108 xã, phường có đường ô tô đến tận trung tâm các xã, phường trên địa bàn toàn tỉnh và một số xã đang trong giai đoạn xây dựng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 55 - 57)