Kết quả hoạt động đào tạo bồi dưỡngcán bộ công đoàn cơ sở thuộc công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 87)

5. Kết luận của luận văn

3.3.4. Kết quả hoạt động đào tạo bồi dưỡngcán bộ công đoàn cơ sở thuộc công

đoàn viên chức

Để đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh theo các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, thời gian qua, tỉnh Lai Châu sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp từ số liệu của những kết quả sau:

(1). Số lượng và chất lượng cán bộ đoàn cơ sở tốt nghiệp các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

(2). Sự thay đổi hiệu quả công tác của cán bộ đoàn cơ sở sau khi tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng.

Bảng 3.16. Kết quả đào tạo và tuyển dụng đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở Công đoàn Viên chức tỉnh Lai Châu

Đơn vị tính: người

Năm 2013 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Đại học (cử nhân) 206 Đại học (cử nhân) 332 Đại học (cử nhân) 486 Đại học (cử nhân) 635

Chuyên ngành kinh tế 107 Chuyên ngành kinh tế 156 Chuyên ngành kinh tế 179 Chuyên ngành kinh tế 186 Chuyên ngành QTKD 8 Chuyên ngành QTKD 15 Chuyên ngành QTKD 35 Chuyên ngành QTKD 39 Chuyên ngành QT nhân lực Chuyên ngành QT nhân lực 1 Chuyên ngành QT nhân lực 10 Chuyên ngành QT nhân lực 13 Chuyên ngành tài chính 18 Chuyên ngành tài chính 35 Chuyên ngành tài chính 29 Chuyên ngành tài chính 45 Chuyên ngành kế toán 28 Chuyên ngành kế toán 37 Chuyên ngành kế toán 54 Chuyên ngành kế toán 65 Chuyên ngành XD đảng 13 Chuyên ngành XD đảng 25 Chuyên ngành XD đảng 10 Chuyên ngành XD đảng 28

Xã hội học 9 Xã hội học 25 Xã hội học 45 Xã hội học 50

Công tác xã hội 11 Công tác xã hội 15 Công tác xã hội 51 Công tác xã hội 96

Luật 7 Luật 12 Luật 59 Luật 89

Đại học y 1 Đại học y 2 Đại học y 2 Đại học y 2

Đại học ngoại ngữ Đại học ngoại ngữ Đại học ngoại ngữ Đại học ngoại ngữ 1 Đại học sự phạm 2 Đại học sự phạm 5 Đại học sự phạm 5 Đại học sự phạm 10 Công nghệ thông tin 2 Công nghệ thông tin 4 Công nghệ thông tin 7 Công nghệ thông tin 10

Năm 2013 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Cao đẳng 89 Cao đẳng 130 Cao đẳng 135 Cao đẳng 184

Chuyên ngành kinh tế 17 Chuyên ngành kinh tế 25 Chuyên ngành kinh tế 25 Chuyên ngành kinh tế 35 Chuyên ngành QTKD 16 Chuyên ngành QTKD 24 Chuyên ngành QTKD 24 Chuyên ngành QTKD 30 Chuyên ngành QT nhân lực 12 Chuyên ngành QT nhân lực 15 Chuyên ngành QT nhân lực 15 Chuyên ngành QT nhân lực 20 Chuyên ngành tài chính 9 Chuyên ngành tài chính 20 Chuyên ngành tài chính 25 Chuyên ngành tài chính 34 Chuyên ngành kế toán 18 Chuyên ngành kế toán 21 Chuyên ngành kế toán 21 Chuyên ngành kế toán 40 Cao đẳng sư phạm 17 Cao đẳng sư phạm 25 Cao đẳng sư phạm 25 Cao đẳng sư phạm 25

Trung cấp – sơ cấp 98 Trung cấp – sơ cấp 156 Trung cấp – sơ cấp 111 Trung cấp – sơ cấp 106

Chuyên ngành kinh tế 35 Chuyên ngành kinh tế 56 Chuyên ngành kinh tế 27 Chuyên ngành kinh tế 25 Chuyên ngành QTKD 20 Chuyên ngành QTKD 29 Chuyên ngành QTKD 29 Chuyên ngành QTKD 28 Chuyên ngành QT nhân lực Chuyên ngành QT nhân lực Chuyên ngành QT nhân lực Chuyên ngành QT nhân lực Chuyên ngành tài chính 21 Chuyên ngành tài chính 35 Chuyên ngành tài chính 30 Chuyên ngành tài chính 30 Chuyên ngành kế toán 22 Chuyên ngành kế toán 36 Chuyên ngành kế toán 25 Chuyên ngành kế toán 23 Trung cấp sư phạm 0 Trung cấp sư phạm 0 Trung cấp sư phạm Trung cấp sư phạm 0

Ở mỗi kết quả, tỉnh dựa vào các bảng số liệu để đánh giá, cụ thể như sau: Để đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đoàn cơ sở, tỉnh lai Châu dựa vào kết quả phân tích hiệu quả công tác của cán bộ đoàn sau đào tạo dựa vào bảng đánh giá như trên:

- Điểm đánh giá được cho từ 1 đến 5, tương ứng với các mốc đáp ứng: Kém, Yếu, Trung bình, Khá, Tốt. Nếu tổng điểm bình quân của đối tượng đánh giá sau đào tạo cao hơn so với trước đào tạo thì có thế kết luận chương trình đào tạo, bồi dưỡng đã có tác động tích cực đến việc phát triển cán bộ công đoàn và ngược lại

- Mức độ chênh lệch giữa điểm bình quân trước và sau đào tạo thể hiện mức độ hiệu quả của chương trình đào tạo. Mức chênh lệch này càng lớn thì chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở của tỉnh càng được đánh giá cao và ngược lại.

Bảng 3.17. Tác động của công tác đào tạo và bồi dƣỡng đến chất lƣợng đội ngũ CBCĐVC tỉnh Lai Châu

ĐVT: %

Chỉ tiêu

Đào tạo và bồi dƣỡng

Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý

Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng 40 20 17 11 12

Nội dung, chương trình đào tạo,

bồi dưỡng 20 30 23 30 28

Phương pháp giảng dạy 14 20 30 20 25

Thời gian 16 15 20 20 20

Kinh phí hỗ trợ học viên 10 15 20 19 25

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Quan số liệu điều tra có thể thấy, Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng tác động lớn nhất đến chất lượng đội ngũ CBCĐVC của tỉnh có mức đánh giá Hoàn toàn đồng ý

cao nhất với 40%, Phương pháp giảng dạy được đánh giá ở mức Bình thường cao nhất với 30%, sau đó đến Nội dung chương trình đào tạo cao nhất ở mức Đồng ý là 30%. Kinh phí đào tạo đạt mức Bình Thường với 20% số người trả lời.

Đồng thời kết quả này cũng được đánh giá hàng năm; căn cứ vào nội dung đánh giá cán bộ công đoàn cơ sở theo 2 lĩnh vực; vừa theo đánh giá cán bộ công chức hàng năm theo quy định của tỉnh lai Châu chỉ đạo và theo quy định đối với cán bộ công đoàn xong đều tổ chức họp kiểm điểm đánh giá năng lực và phẩm chất cán bộ công chức theo quy định. Trên cơ sở kết quả phân loại cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ và đánh giá phân xếp loại cán bộ công đoàn nếu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn và hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác công đoàn để khen thưởng kịp thời nhằm động viên đối với những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hàng năm đều tăng; góp phần thực hiện hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn đơn vị và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Đây cũng nhằm cổ vũ động viên để cán bộ công chức kiêm nhiệm công tác công đoàn phấn đấu thi đua học tập đạt chuẩn theo quy định và nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị cũng như kỹ năng nghiệp vụ công tác công đoàn trong việc tổ chức và hoạt động công đoàn.

Kết quả từ công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp ngành nói chung và cán bộ làm công tác công đoàn nói riêng đã có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh lai Châu. Với chất lượng đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh, nâng cao nhận thức, bản lĩnh chính trị cho cán bộ các cấp, ngành. Với chất lượng nguồn nhân lực từng bước được nâng lên trong thời gian qua, góp phần quan trọng vào việc xây dựng và thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị, các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân các dân tộc tỉnh lai Châu.

3.4. Đánh giá công tác quản lý đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh Lai Châu

3.4.1. Thành công

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở của tỉnh lai Châu trong thời gian qua đã đóng góp không nhỏ vào thành công chung của công tác công đoàn tỉnh Lai Châu. Điểm mạnh trong công tác đào tạo, bồi dưỡng công đoàn của tỉnh lai Châu:

Một là, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đã được triển khai tích cực, trang bị những kiến thức cơ bản cho cán bộ công chức là đoàn viên công

đoàn. So với những năm trước đây, từ 2012 đến 2015, tỉnh đã tạo điều kiện cho một bộ phận không nhỏ cán bộ công đoàn được học tập nâng cao trình độ, nâng trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, lý luận chính trị… của đội ngũ cán bộ công đoàn. Tinh thần trách nhiệm nâng cao so với những năm trước. Qua kết quả điều tra, thì có thể thấy các chức danh công đoàn đều được chủ yếu đánh giá ở mức Rất tốt

Tốt, đối với mức Trung bìnhYếu rất ít và gần như không có ý kiến đánh giá.

Bảng 3.18. Kết quả đánh giá tinh thần trách nhiệm của CBCĐVC

ĐVT: % STT Chức danh Tinh thần trách nhiệm Rất tốt Tốt Khá Trung bình Yếu 1 2 3 4 5 1 Cán bộ chuyên trách 37 44 19 0 0 2 Chủ tịch 34 45 21 0 0

3 Ủy viên Ban Chấp hành 34 27 37 2 0

4 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra 24 22 40 10 4

5 Tổ trưởng, tổ phó CĐ 37 44 19 0 0

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra của tác giả

Hai là, các quy trình trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn đã được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ theo hướng đảm bảo chất lượng, được đánh giá tốt hơn so với các tỉnh khác. Đây là kết quả được khẳng định trong thực tế và đánh giá cao từ phía các đơn vị và cá nhân liên quan đến công tác đào tạo.

Ba là, kết quả từ quá trình đào tạo cũng khẳng định số cán bộ được tham gia đào tạo có tinh thần chủ động, tự giác, tích cực trong quá trình học tập nên luôn giành được kết quả tốt, tỷ lệ đạt điểm cao chiếm số lượng lớn vượt trội so với những đơn vị khác. Điều này được khẳng định bằng bảng kết quả của những người đi học, số lượng cán bộ của tỉnh đạt loại khá giỏi chiếm tỷ lệ cao trong các lớp đào tạo, và thường xuyên được Liên đoàn Lao động tỉnh đánh giá khen ngợi.

Bốn là, đối tượng được tham gia đào tạo tương đối đa dạng, theo yêu cầu công việc được giao, được tổ chức với nhiều loại hình tổ chức khác nhau đáp ứng

được những nhu cầu học tập của cá nhân. Ngoài việc tạo điều kiện và tổ chức cho cán bộ được theo học các lớp do Trung ương, và tỉnh liên kết mở, tỉnh đã chủ động xin mở lớp đào tạo riêng cho cán bộ của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi tối đa về thời gian cho cán bộ theo học nâng cao trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị.

Năm là, công tác đào tạo, bồi dưỡng đã chú ý được tính đặc thù của địa phương, yếu tố truyền thống của các dân tộc trên địa bàn, gắn với thực tiễn kinh tế - xã hội địa phương. Tỉnh đã chủ động phối hợp với các đơn vị mở lớp, xây dựng chương trình và tạo điều kiện cho người học được trải nghiệm thực tế gắn với những báo cáo chuyên đề, đi thực tế trải nghiệm tại các đơn vị cơ sở.

3.4.2. Hạn chế

Một là, công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ công đoàn của tỉnh trong thời gian qua có tập trung xây dựng, bổ sung; từng bước hoàn thiện đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác công đoàn góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, những kết quả nêu trên vẫn chưa thực sự đáp ứng yêu cầu thực trạng đặt ra; còn chắp vá. Công tác quy hoạch gắn với đào tạo bồi dưỡng chưa có chương trình, kế hoạch mang tính lâu dài, chưa có biện pháp cụ thể và thiếu tính đồng bộ dẫn đến thiếu nguồn cán bộ Ban chấp hành công đoàn, tổ trưởng, tổ phó công đoàn nên nhiều cán bộ công đoàn cao tuổi vẫn chưa có đội ngũ thay thế.

Hai là, đội ngũ cán bộ công đoàn chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn theo lĩnh vực công tác, hoặc nếu được đào tạo thì chỉ qua đào tạo kiến thức ngắn ngày và hầu hết chỉ thông qua chương trình đào đào tạo tại chức bên cạnh đó nhiều cán bộ công đoàn mới được bầu vào các chức danh của công đoàn hoặc do điệu kiện nhất định chưa được đào tạo về lý luận công đoàn, nếu có thì do tự tìm hiểu, qua kinh nghiệm công tác, nên chất lượng công tác còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng nhất định đến hoạt động chung của tổ chức công đoàn; nhất là tại công đoàn cơ sở đó.

Ba là, tuy trình độ cán bộ được nâng cao song cán bộ công đoàn bán chuyên trách chưa được đào tạo lại chưa được chú ý để nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là trình độ lý luận và nghiệp vụ công tác công đoàn làm cho hiệu quả hoạt động của công tác công đoàn chưa cao.

Bốn là, về tuổi đời đội ngũ cán bộ công đoàn tỉnh cũng là vấn đề quan tâm để có biện pháp khắc phục. Số lượng này năm 2012 ở độ tuổi dưới 40 còn thấp chỉ chiếm có 11,9%; độ tuổi từ 41-45 chiếm 33,5% đạt trung bình; độ tuổi từ 46 đến 50 chiếm tỷ lệ 29,5% đây là tỷ lệ hơn cao xong cũng tạm coi là phù hợp với đội ngũ cán bộ công đoàn bán chuyên trách ở cơ sở. Số còn lại ở độ tuổi từ 51 tuổi trở lên chiếm 25,1% tỷ lệ này chưa phù hợp với sự phát triển có tính kế thừa, đảm bảo sự không hẫng hụt nguồn lực cán bộ công đoàn. Trong công tác đạo tạo bồi dưỡng do vậy cũng chưa thực sự chú ý đến chiều hướng phát triển bền vững, dẫn đến tình trạng: người nhiều tuổi cứ đi học, người trẻ tuổi chưa được đi học, người già học về phục vụ vài năm nghỉ, những tồn tại này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc củng cố phát triển đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở, ảnh hưởng đến mục tiêu trẻ hoá đội ngũ cán bộ công đoàn. Đặc biệt nó ảnh hưởng không nhỏ đến nhiệm vụ công đoàn là thông qua tổ chức công đoàn vận động công nhân, viên chức, lao động đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương được bền vững.

Năm là, ngoài ra theo cơ cấu tỷ lệ nữ cán bộ công đoàn là 39,1 được coi là đảm bảo yêu cầu; Song trên thực tế, xét theo cơ cấu và thành phần dân tộc của đội ngũ cán bộ công đoàn hiện nay thì chưa phù hợp. Trên thực tế do công tác đào tạo, bồi dưỡng bồi dưỡng cán bộ chưa chú ý đến tỷ lệ cán bộ theo quy hoạch, theo cơ cấu dẫn đến cơ cấu chưa hợp lý. Đây cũng đang là vấn đề cần được quan tâm và cần tìm ra giải pháp đào tạo bồi dưỡng cán bộ phù hợp.

3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, Sự chỉ đạo của Đảng đoàn, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh chưa thực sự sát sao trong việc tiến hành thực hiện chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực nói chung trong đó có đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn nói riêng.

Thứ hai, Chương trình phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2015 tầm nhìn đến năm 2020; trong đó có kế hoạch đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh; mặc dù trong đó tổ chức công đoàn đã có sự quan tâm đào tạo, tập huấn nghiệp vụ công tác công đoàn cho đội ngũ cán bộ công đoàn xong việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác đào tạo, bồi dưỡng bồi dưỡng còn chậm so với tiến độ đặt ra.

Thứ ba, Công tác quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn của mỗi đơn vị còn hạn chế; ở nhiều đơn vị chưa thực sự được quan tâm đúng mức trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn, chưa quan tâm sát sao tới việc kiện toàn đội ngũ Ban chấp hành, Chủ tịch, Uỷ ban kiểm tra, tổ trưởng, tổ phó. Nhiều khi công tác quy hoạch, đào tạo chỉ mang tính hình thức, ít trọng tâm, chưa nâng cao được tinh thần tự chủ, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn

Thứ tư, Nội dung, chương trình đào tạo quản lý và sử dụng đội ngũ cán bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 87)