Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 107 - 110)

5. Kết luận của luận văn

4.2.3. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng

- Lựa chọn đối tượng đào tạo:

Việc cử cán bộ để đưa đi đào tạo thì trách nhiệm của huyện cần xem xét chương trình đào tạo sau đó cần phải xác định, lựa chọn đối tượng được cho đi đào tạo thuộc diện quy hoạch hoặc nằm trong số nhu cầu cần đào tạo sau đó xem xét động cơ học tập của họ có muốn được tham gia khoá đào tạo hay không?

Cần xem xét đến khả năng học tập của từng người, có thể do trình độ thấp hoặc tuổi cao nên không có khả năng tiếp thu kiến thức thì không nên lựa chọn và cuối cùng là dự đoán việc thay đổi hành vi nghề nghiệp của người được cử đi đào tạo tới đâu. Nếu thấy có khả quan thì lựa chọn cử đi đào tạo.

- Xây dựng một chương trình quản lý cán bộ đi đào tạo chuyên nghiệp

Chương trình quản lý cán bộ đi đào tạo phải có hệ thống, báo cáo kết quả học tập hàng kỳ. Đồng thời quản lý chi phí đào tạo, học tập chặt chẽ. Trong các chương trình quản lý này cần có yêu cầu thông báo tình hình kết quả định kỳ của cán bộ; yêu cầu về thời gian học tập phải đảm bảo thực hiện đủ; đưa ra các hình phạt cho những đối tượng vi phạm quy định của chương trình đào tạo như phê bình, nhắc nhở, hạ danh hiệu thi đua, xử lý kỷ luật…; khen thưởng đối với cán bộ có thành tích học tập tốt. Chương trình quản lý cán bộ nên được xây dựng thành văn bản, trong đó là danh sách tên nhưng cán bộ đào tạo; nội dung đào tạo; thời gian đào tạo; kết quả đào tạo theo định kỳ.

Kết quả của chương trình đào tạo căn cứ vào đánh giá của giáo viên tại nơi đào tạo, khi nhận kết quả đào tạo từ học viên cán bộ quản lý ghi thời gian nhận kết quả và điểm vào danh sách.

Kết quả chương trình quản lý cán bộ đi đào tạo phụ thuộc rất lớn vào trình độ và trách nhiệm của cán bộ quản lý. Như vậy, công tác quản cán bộ đào tạo nếu được thực hiện tốt thì sẽ phát huy hiệu quả đồng thời góp phần vào sự thành công chung của chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ.

- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo

Đứng trước nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Lai Châu như hiện nay, tỉnh nên có các biện pháp nhằm tăng cường và sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo như sau:

Cần có những chính sách huy động nhiều hơn nữa từ các nguồn tài trợ, hỗ trợ từ các quỹ, nguồn hoạt động sản xuất kinh doanh…sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo. Đa dạng hoá các hình thức huy động nguồn kinh phí đào tạo từ các nguồn tài trợ của Chính phủ và các nguồn tài trợ.

Xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng vốn hiệu quả, tính toán dự trù các chi phí phát sinh có thể có. Tỉnh cần có các kế hoạch giám sát quá trình đào tạo, bồi dưỡng, các khoản chi phí của từng khâu đào tạo, bồi dưỡng.

Khi lập chương trình đào tạo, về kinh phí đào tạo nên bổ sung các khoản trợ cấp cho giảng viên, học viên tạo điều kiện thuận lợi nhất khi tham gia khoá học. Đồng thời Uỷ ban nhân dân tỉnh nói chung và tổ chức công đoàn nói riêng cần có những khoản bồi dưỡng, khen thưởng những học viên có thành tích xuất sắc trong quá trình đào tạo.

Thực hiện thu hồi kinh phí đào tạo đối với các trường hợp cán bộ sau khi được cử đi đào tạo mà chưa hết thời gian theo quy định mà tự ý bỏ học về cơ quan hoặc bỏ việc thì thực hiện thu hồi chi phí đào tạo theo quy định.

Nâng cao sự hỗ trợ kinh phí từ nhiều phía.

Lĩnh vực giáo dục đào tạo là biểu hiện của định hướng hiện thực hoá quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vấn đề đặt ra là tỉnh phải hoàn thiện và bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực của tổ chức công đoàn. Do vậy tỉnh cần thực hiện các vấn đề sau:

Đổi mới cơ cấu hệ thống đào tạo, hiện đại hoá các quy trình đào tạo cho phù hợp với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Cùng với quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật thì yêu cầu các chương trình đào tạo cũng phải được nâng cao và hiện đại hoá theo.

Áp dụng việc kiểm định chất lượng đào tạo, qua đó hình thành mạng lưới kiểm định chất lượng đào tạo trong toàn hệ thống từ bản thân tỉnh cũng như tổ chức công đoàn đến các trường và trung tâm dạy nghề.

Hỗ trợ cơ sở vật chất xây dựng các trung tâm đào tạo nghề, các trang thiết bị dạy học, tài liệu dạy học. Có thể bằng cách là cho các trung tâm vay tiền với lãi suất thấp, hỗ trợ một phần kinh phí, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào các dự án.

Cấp kinh phí đào tạo thường xuyên để các trường dạy nghề, trung tâm giảm bớt khó khăn trong quá trình đào tạo đây cũng là một trong những biện pháp thể hiện sự quan tâm của tỉnh đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng của tỉnh nói chung và đối với tổ chức công đoàn nói riêng.

- Lựa chọn giáo viên chất lượng cao

Đội ngũ giáo viên là một trong những yếu tố chủ yếu tạo ra sự thành bại trong quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Giữa giáo viên của các trường đại học và giáo viên kiêm chức đều có những ưu, nhược điểm khác nhau, yêu cầu đặt ra là tỉnh và tổ chức công đoàn phải có những chính sách phù hợp nhằm hạn chế nhược điểm và phát huy hết các ưu điểm của cả hai quá trình tạo trên. Do vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của tỉnh cần thực hiện tốt những nội dung sau:

UBND tỉnh và tổ chức công đoàn cần có sự tìm hiểu về quá trình hành thành, đội ngũ giáo viên, tình hình giảng dạy tại các trường trong thời gian vừa qua, kết quả đào tạo sau các khoá học.. từ đó liên kết với các khoa (phòng) đào tạo các trường, lập các chương trình đào tạo trước mắt và lâu dài về sau, tạo thông tin xuất phát từ hai phía.

Đối với giáo viên tại các trường đại học, trường nghề khi được mời về huyện giảng dạy, tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên được nhanh chóng tiếp xúc với môi trường làm việc của học viên, từ đó lập nội dung đào tạo khoa học, phù hợp với điều kiện làm việc của tỉnh.

Cần có các chính sách nhằm khuyến khích động viên, tạo động lực cho giáo viên phục vụ công tác giảng dạy tốt hơn. Các chính sách khuyến khích, động viên đó có thể là chính sách về tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp giảng dạy…

- Đổi mới công tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở; xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý đào tạo ở các cấp đạt chuẩn

+ Nhằm tạo ra sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và giám sát các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh Lai Châu, thời gian tới, tỉnh cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng và các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức khẩn trương tham mưu giúp huyện xây dựng “Quy chế quản lý đào tạo, bổi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở”, “Quy chế quản lý, đánh giá chất lượng học viên” và “Quy chế thu hút, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng tài năng trẻ và nguồn nhân lực chất lượng cao”.

+ Các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức phải thực hiện nghiêm túc quy chế quản lý học viên nhằm theo dõi, đánh giá ý thức, thái độ, kết quả học tập của học viên một cách khách quan, công bằng. Kết quả học tập phải được coi là một trong những căn cứ để đánh giá thực thi nhiệm vụ, công vụ, bệnh xét thi đua đối với công chức, đảng viên và đề bạt, bổ nhiệm. Các đơn vị có công chức đi học cần chủ động phối hợp với cơ sở đào tạo, bồi dưỡng công chức để quản lý tốt công chức trong thời gian học tập. Thủ trưởng các đơn vị có công chức tham gia học tập, bồi dưỡng phải nghiêm túc thực hiện các quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức.

+ Đội ngũ giảng viên của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở của tỉnh phải đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm; được trang bị kiến thức thực tiễn và các phương pháp giảng dạy tích cực; biết ứng dụng công nghệ thông tin, thiết bị hiện đại vào công tác giảng dạy. Cùng với việc đi thực tế tại cơ sở, giảng viên phải thường xuyên được cập nhật kiến thức, thông tin thực tiễn thông qua các hình thức tham quan, giao lưu, trao đổi... với các tổ chức, doanh nghiệp. Có chế độ chính sách cho giảng viên đi tham quan, học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; đào tạo nguồn giảng viên.

- Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên kiêm chức từ nguồn cán bộ lãnh đạo chủ chốt và công chức có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn. Cán bộ chủ chốt của huyện và công chức có trình độ, kinh nghiệm thực tiễn có trách nhiệm trực tiếp tham gia giảng dạy, truyền đạt kinh nghiệm thực tiễn cho học viên các lớp học khi có yêu cầu.

- Có kế hoạch trang bị thêm kiến thức và kỹ năng quản lý, nghiệp vụ và phương pháp sư phạm cho đội ngũ công chức làm công tác quản lý đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 107 - 110)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)