Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 47)

5. Kết luận của luận văn

1.4.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Lai Châu

Công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng CBCĐCS thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy chính quyền cơ sở, trong hoạt động thi hành nhiệm vụ, công vụ. Do đó, việc nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCĐCS là vô cùng cần thiết, góp phần vào việc thúc đẩy công cuộc CNH - HĐH đất nước. Thông qua kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ và tỉnh Lào Cai, chúng ta có thể học hỏi những cách thức nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐCS thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Lai Châu như sau:

1. Tăng cường vai trò quản lý đào tạo và bồi dưỡng CBCĐCS thuộc công đoàn viên chức từ tỉnh đến các cơ sở.tiếp tục tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, của công đoàn cấp trên; sự quan tâm, tạo điều kiện của chính quyền, sự phối hợp của các tổ chức khác trong việc tổ chức các hoạt động của công đoàn. các cấp CĐVC tỉnh cần chủ động cụ thể hoá Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết của Ban Chấp hành Công đoàn các cấp thành chương trình, kế hoạch hoạt động, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở cơ sở. CĐVC tỉnh cần tập trung chỉ đạo hướng về cơ sở, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của cơ sở.

2. Cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh CBCĐCS thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh làm cơ sở bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

3. Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ văn hoá, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ công đoàn. Kết hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng; đề cao ý thức tự học, tự rèn luyện.thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ Công đoàn để có lập trường tư tưởng vững vàng, có trình độ, năng lực, phẩm chất, nhiệt tình, tâm huyết với hoạt động công đoàn, biết tập hợp lực lượng, phát huy năng lực của cán bộ đoàn viên tạo thành sức mạnh tổng hợp.

4. Không ngừng đổi mới phương thức hoạt động công đoàn; gắn các hoạt động của tổ chức công đoàn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch CBCĐCS.

5. Xây dựng quy hoạch CBCĐCS thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh đi đôi với xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể; phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể ở cơ sở. thực hiện tốt phương châm lấy cơ sở làm địa bàn hoạt động, lấy CB, CCVC, ĐVCĐ là đối tượng vận động, thường xuyên nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của CCVC LĐ, kịp thời phản ánh và kiến nghị với cấp có thẩm quyền. Chú trọng việc bố trí CBCĐCS phù hợp với khả năng, xây dựng tiêu chuẩn chức danh phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn và công tác đào tạo, bồi dưỡng có trọng điểm, đúng đối tượng nhằm nâng cao năng lực thực tiễn.

6. Ban hành chính sách ưu đãi, thu hút nguồn CBCĐCS thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh có chất lượng, tập trung các đối tượng là sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi các trường Đại học và học viên tốt nghiệp cao học về lĩnh vực công đoàn làm việc tại địa phương.

7. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động công đoàn các cấp. Tiến hành sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm nghiêm túc từ thực tiễn hoạt động. Kiểm tra, đôn đốc, kịp thời khen thưởng những CBCĐCS thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh có thành tích xuất sắc, tổng kết thực tiễn, nhân rộng các điển hình tiên tiến. Xử lý kịp thời, có lý, có tình và công bằng đối với các khuyết điểm, vi phạm của cán bộ.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng quản lý đào tạo và bồi dưỡngđội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Lai Châu như thế nào?

- Có thể sử dụng những tiêu chí nào để đánh giá quản lý đào tạo và bồi dưỡngcán bộ công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Lai Châu?

- Trong công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡngđội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Lai Châu đạt được thành công và còn những hạn chế gì? Nguyên nhân của những hạn chế đó?

- Yếu tố nào ảnh hưởng đến công tác nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo và bồi dưỡngcán bộ công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Lai Châu?

- Cần phải thực hiện những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Lai Châu?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu sơ cấp: Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu theo công thức, đảm bảo tính chính xác cũng như tính đại diện cho vấn đề cần nghiên cứu. Số liệu được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra cán bộ quản lý, cán bộ công đoàn cơ sở thuộc Công đoàn Viên chức tỉnh Lai Châu.

- Số liệu thứ cấp: Tổng hợp số liệu trong các bản báo cáo, bản tổng kết về công tác công đoàn được công bố hàng năm của tỉnh lai Châu.

Ngoài ra. Đề tài còn sử dụng các tài liệu đã công bố trên các phương tiện thông tin, đại chúng như báo chí, mạng internet, các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở.

2.2.2. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được chọn lọc và tổng hợp theo từng nội dung trong công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở. Sau đó được tác giả cập nhật và tính toán tổng hợp, so sánh qua các hệ thống bảng thống kê, vẽ thành biểu đồ, sơ đồ thuận lợi cho quá trình quan sát, phân tích và đánh giá. Việc xử lý số liệu của đề tài sử dựng công cụ Excel và một số chương trình tính toán khác.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Số liệu sau khi được thu thập từ các nguồn tài liệu sẽ được thống kê, mô tả phản ánh một cách đầy đủ, khách quan về vấn đề nghiên cứu. Dùng các chỉ tiêu để phân tích, đánh giá mức biến động, thay đổi và mối quan hệ giữa các hiện tượng

2.2.3.2. Phương pháp so sánh

Để áp dụng phương pháp này cần đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được của các chỉ tiêu, thống nhất về nội dung, phương pháp, thời gian và đơn vị tính toán của các chỉ tiêu. So sánh các vấn đề có cùng nội dung ở những thời điểm khác nhau để thấy được xu thế biến động của đối tượng nghiên cứu. Gốc so sánh có thể chọn là gốc về mặt thời gian hoặc không gian. Sự so sánh được thể hiện thông qua con số tuyệt đối, tương đối và số bình quân.

2.2.4. Phương pháp điều tra

- Xây dựng phiếu điều tra

Trên cơ sở thực trạng quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở và thực hiện mục tiêu nghiên cứu, tác giả xây dựng hệ thống các câu hỏi trong phiếu điều tra. Điều tra, phỏng vấn cán bộ quản lý về những nội dung quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở và những thuận lợi, khó khăn, giải pháp trong tương lai để nâng cao kết quả đào tạo và bồi dưỡng. Điều tra cán bộ công đoàn cơ sở về nhu cầu, tâm tư, mong muốn trong quá trình công tác và nhận định của bản thân về việc nâng cao kết quả đào tạo và bồi dưỡng.

- Chọn mẫu nghiên cứu

Việc lựa chọn số mẫu điều tra nghiên cứu có ý nghĩa rất quan trọng và ảnh hưởng lớn tới kết quả điều tra, nếu mẫu được chọn không mang tính đại diện cho điểm nghiên cứu sẽ làm cho các kết luận sai lệch.Mặt khác, nếu số lượng mẫu được chọn không đủ lớn (n > 30) sẽ không thoã mãn đảm bảo độ tin cậy.

Để xác định số hộ điều tra đề tài sử dụng công thức sau (Fely David, 2005)

) 1 ( ) 1 ( 2 2 2 p p Z Nd p p NZ n    

Trong đó:

n: Quy mô mẫu mong muốn

Z: Độ lệch chuẩn, mức 1.96 tương ứng với mức 95% độ tin cậy.

p: Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)

d: Độ chính xác kỳ vọng thường ở mức 0.05

Đối tượng điều tra là: Cán bộ công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp và hành chính sự nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo tính chính xác cao về mẫu điều tra của hai đối tượng này, tác giả áp dụng công thức chọn mẫu phân tổ theo tỷ lệ như sau:

N Ni n niTrong đó: i n : Là mẫu tổ i cần tìm n : Là tổng thể mẫu

Ni: Số lượng tổ i của tổng thể chung

N: Số lượng của tổng thể chung

Dựa trên số liệu thực tế của năm 2015 tại các công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh Lai Châu và áp dụng 02 công thức trên, tìm được mẫu điều tra như sau:

Bảng 2.1. Mẫu điều tra

ĐVT: Người

Năm 2015 Số

lƣợng

Mẫu điều tra tìm đƣợc sau khi áp dụng công thức n, ni

Tổng số cán bộ công đoàn cơ sở 925 269

Trong đó:

Công đoàn cơ sở doanh nghiệp 13 4

Công đoàn cơ sở hành chính sự nghiệp 912 265

- Kết quả điều tra: kết quả điều tra được tác giả sử dụng đánh giá, phân tích theo những nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở.

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Xác định nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng

- Nhu cầu của tổ chức: phụ thuộc vào mức độ cần thiết của cơ quan, tổ chức đào tạo và bồi dưỡng CBCĐCS

- Nhu cầu của công việc: phục thuộc vào tính chất công việc có nhu cầu nâng cao trình độ chuyên môn công đoàn cơ sở hay không

- Nhu cầu của cá nhân: mỗi bản thân người lao động có nhu cầu tham gia đào tạo và bồi dưỡng cũng là tiêu chí để lãnh đạo xác định nhu cầu.

Nguồn số liệu: thứ cấp

2.3.2. Xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng

- Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng: cần phải xác định đào tạo và bồi dưỡng CBCĐCS nhằm mục đích gì

- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng: đào tạo và bồi dưỡng CBCĐCS những nội dung gì để phù hợp với thực tế và nâng cao hiệu quả đào tạo và bồi dưỡng.

- Nguồn lực thực hiện: cần lựa chọn tổ chức, cá nhân nào thực hiện đào tạo và bồi dưỡng CBCĐCS.

Nguồn số liệu: thứ cấp

2.3.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng

- Hình thức: tập trung hay không tập trung - Phương pháp: trực tiếp hay gián tiếp Nguồn số liệu: thứ cấp

2.3.4. Đánh giá hoạt động đào tạo và bồi dưỡng

- Thực hiện mục tiêu

- Số lượng người được đào tạo, bồi dưỡng/năm - Chi phí đào tạo

- Hiệu quả đào tạo

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐÀO TẠO VÀ BỒI DƢỠNG

CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ THUỘC CÔNG ĐOÀN VIÊN CHỨC TỈNH LAI CHÂU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Lai Châu

3.1.1. Vị trí địa lý

Lai Châu là tỉnh biên giới phía Tây Bắc của Tổ quốc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 400 km về phía Đông Nam, có toạ độ địa lý từ 21051’ đến 22049’ vĩ độ Bắc và 102019’ đến 103059’ kinh độ Đông; phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Vân Nam của Trung Quốc, phía Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Đông và phía Đông Nam tiếp giáp với hai tỉnh Lào Cai và Yên Bái, phía Nam tiếp giáp với tỉnh Sơn La.

Địa hình được tạo bởi những dãy núi chạy dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, có nhiều đỉnh núi cao như đỉnh Pu Sa Leng cao 3.096 m. Núi đồi cao và dốc, xen kẽ nhiều thung lũng sâu và hẹp, phía Đông là dãy núi Hoàng Liên Sơn, phía Tây là dãy núi Sông Mã, giữa hai dãy núi trên là phần đất thuộc vùng núi thấp tương đối rộng lớn thuộc lưu vực sông Đà với nhiều cao nguyên đá vôi dài 400 km chạy suốt từ Phong Thổ (Lai Châu) đến Quan Sơn, Quan Hóa…(Thanh Hoá). Có nhiều cao nguyên, sông suối, sông có nhiều thác gềnh, dòng chảy lưu lượng lớn nên có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Có 265,095 km đường biên giới giáp với Trung Quốc, là tỉnh có vị trí quan trọng về địa lý và an ninh quốc phòng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa [12].

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

Tỉnh Lai Châu có 9.068,78 km2 diện tích tự nhiên; có 08 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm Thành phố Lai Châu và các huyện: Mường Tè, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Tam Đường, Phong Thổ, Tân Uyên, Than Uyên; 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm: 96 xã, 05 phường và 07 thị trấn (tăng 01 huyện, 03 xã và 02 phường) .

Khí hậu: mang tính chất gió mùa chí tuyến, ngày nóng, đêm lạnh. Khí hậu trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp, nhiệt độ trung bình năm khoảng 21ºC-23ºC. Lượng mưa bình quân năm từ 2.500-2.700 mm, phân bố không đều, hướng gió chủ yếu là gió Tây và gió Đông Nam, ít chịu ảnh hưởng của bão và gió mùa Đông Bắc.

3.1.3. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 9.065,123 km2, chủ yếu là các loại đất đỏ và vàng nhạt phát triển trên đá, cát, đá sét và đá vôi, có kết cấu khá chặt chẽ. Đất nông nghiệp đã sử dụng khoảng 64.299,9 ha, chiếm 7,09% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó đất ruộng lúa, màu là 13.781,44 ha, đất nương rẫy 32.225,91 ha, đất trồng cây hàng năm khác 7.898,56 ha, đất trồng cây lâu năm (chủ yếu là chè) 3.066,88 ha, đất vườn tạp 1.093 ha, đất đồng cỏ chăn nuôi 5.978 ha, mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 409 ha. Đất lâm nghiệp đang có rừng 283.667 ha, độ che phủ đạt 31,3%, hầu hết là rừng phòng hộ, trong đó rừng tự nhiên là 274.651 ha, rừng trồng 9.015,94 ha. Đất chuyên dùng có khoảng 4.489,61 ha, trong đó đất giao thông 2.982,52 ha, đất xây dựng 377,26 ha, đất ở 1.918,443 ha. Đất trống đồi núi trọc có khả năng sử dụng còn rất lớn khoảng 525.862 ha (chiếm 58% diện tích tự nhiên), trong đó đất bằng chưa sử dụng là 1.743,69 ha và đất đồi núi chưa sử dụng là rất lớn, khoảng 524.118,87 ha [13].

Tài nguyên rừng: Diện tích rừng và đất rừng của Lai Châu chiếm tới 35% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, thuộc loại rừng nhiệt đới với quần thể thực vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, trò chỉ, nghiến, táu, pơ mu…các loại đặc sản như thảo quả, cọ khiết (cây cánh kiến), song, mây, sa nhân…và nhiều loại động vật quý hiếm như tê giác, bò tót, vượn, hổ, công, gấu…

Tài nguyên nước: : là vùng thượng lưu sông Đà, lượng mưa lớn nên mật độ sông suối cao từ 5,5- 6 km/km2, ngoài ra còn có nhiều sông, suối khác có lưu lượng nước lớn như:

+ Sông Nậm Na (diện tích lưu vực khoảng 2.190 km2) chảy qua các địa bàn gồm toàn bộ huyện Phong Thổ, khu vực Tam Đường, phần tây Bắc của Sìn Hồ với mô đun dòng chảy trung bình 40-80 m3

/s.

+ Sông Nậm Mạ chảy qua toàn bộ các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ, tổng diện tích lưu vực khoảng 930 km2, độ dốc khá nhỏ, chế độ dòng chảy thuận, mô đun trung bình đạt 50 m3

/s.

+ Sông Nậm Mu chảy dọc theo thung lũng Bình Lư, Than Uyên có diện tích lưu vực khoảng 170 km2, mô đun dòng chảy mùa kiệt đạt 8 m3

Nước mặt là nguồn tài nguyên lớn để phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời là nguồn thuỷ năng lớn để phát triển thuỷ điện, trong đó có thuỷ điện Lai Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công đoàn cơ sở thuộc công đoàn viên chức tỉnh lai châu​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)