Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 58 - 61)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động

NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên là Ngân hàng có uy tín, có cơ sở vật chất tốt, cơ cấu tổ chức của NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên được áp dụng theo phương pháp quản lý trực tiếp. Ban giám đốc quản lý tất cả các phòng ban, các chi nhánh và các phòng giao dịch. Các phòng ban ở chi nhánh tỉnh quản lý các mặt nghiệp vụ theo chuyên đề. Nhờ cách quản lý này mà Ngân hàng hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn và ít gặp rủi ro.

Với tư cách là trung gian chu chuyển vốn thực hiện mục tiêu kinh tế xã hội, NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên không ngừng đổi mới, sắp xếp tổ chức một cách hợp lý để có thể đưa vốn đến tất cả người dân, đặc biệt là vùng sâu vùng xa.

Chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên được phân cấp theo chiều dọc:

NHNo&PTNT tỉnh (Chi nhánh Loại I)

NHNo&PTNT Thành phố, Thị xã, Huyện (Chi nhánh loại III)

PHÒNG GIAO DỊCH

Được phân bố về tận huyện, phường (xã)... để các hộ thuận tiện trong quan hệ gửi tiền, vay vốn và thanh toán góp phần giảm thiểu chi phí giao dịch.

Với sự phân cấp như vậy, ngân hàng đã thực sự trở thành bạn đồng hành của người dân trong quá trình phát triển kinh tế địa phương nói riêng và kinh tế đất nước nói chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Dưới đây là sơ đồ tổ chức hoạt động tại chi nhánh NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên.

Sơ đồ 3.1:Sơ đồ Bộ máy tổ chức hoạt động của chi nhánh

(Nguồn: Phòng Hành chính và Nhân sự)

Bộ máy tổ chức tại NHNo&PTNT tỉnh Thái Nguyên có 08 phòng ban, 11 Ngân hàng loại III và 19 Phòng giao dịch trực thuộc Ngân hàng loại III. Mỗi phòng chịu trách nhiệm quản lý trực tiếp các phòng ban cùng nghiệp vụ tại các chi nhánh trực thuộc và được phân định rõ ràng như sau:

- Ban lãnh đạo: Gồm 01 đồng chí Giám đốc và 03 đồng chí phó Giám đốc trực tiếp làm công tác chỉ đạo điều hành nghiệp vụ kinh doanh được phân công rõ ràng từng phần hành công việc cho từng đồng chí lãnh đạo.

- Các phòng chức năng: Làm nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo và trực tiếp tác nghiệp kinh doanh dịch vụ ngân hang:

+ Phòng tín dụng: Đầu mối tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín

Phòng Tín dụng Phòng Điện toán Phòng Kế toán – ngân quỹ Phòng KD ngoại hối Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng KTKS nội bộ NHNo& PTNT chi nhánh Huyện Phú Lương Ban Giám đốc

NHNo&PTNT chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

Phòng Dịch vụ & marketing Phòng HCNS NHNo& PTNT chi nhánh Huyện Phú Bình NHNo& PTNT chi nhánh TP Sông Công NHNo& PTNT chi nhánh TX Phổ Yên NHNo& PTNT chi nhánh Huyện Đồng Hỷ NHNo &PTNT chi nhánh Huyện Đại từ NHNo& PTNT chi nhánh Huyện Võ Nhai NHNo &PTNT chi nhánh Thành Phố TN NHNo& PTNT chi nhánh Huyện Định Hoá NHNo& PTNT chi nhánh Sông Cầu

dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu vả gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao. Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Quản lý (hoàn chỉnh, bổ sung, bảo quản, lữu trữ, khai thác ...) hồ sơ tín dụng theo qui định; tổng hợp, phân tích, quản lý (thu thập, lưu trữ, bảo mật, cung cấp) thông tin và lập báo cáo về công tác tín dụng theo phạm vi được phân công.

+ Phòng kế toán ngân quỹ: Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo & PTNT Việt Nam. Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh loại III trực thuộc. Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các báo cáo theo quy định. Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.

+ Phòng điện toán: Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi nhánh. Quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học, làm dịch vụ tin học.

+ Phòng dịch vụ và marketing: Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng; tiếp nhận các ý kiến phản hồi từ khách hàng về dịch vụ, tiếp thu, đề xuất hướng dẫn cải tiến để không ngừng đáp ứng sự hài lòng của khách hàng. Đề xuất, tham mưu với Giám đốc chi nhánh về: chính sách phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới, cải tiến quy trình giao dich, phục vụ khách hàng, xây dựng kế hoạch tiếp thị, thông tin, tuyên truyền quảng bá đặc biệt là các hoạt động của chi nhánh các dịch vụ, sản phẩm cung ứng trên thị trường.

+ Phòng hành chính nhân sự: Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, quý của chi nhánh và có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc việc thực hiện chương trình đã được Giám đốc chi nhánh phê duyệt. Xây dựng và triển

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

khai chương trình giao ban nội bộ chi nhánh và các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trực thuộc trên địa bàn. Đầu mối giao tiếp với khách đến làm việc, công tác tại chi nhánh. Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động; theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể.

+ Phòng kế hoạch tổng hợp: Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu về kỳ hạn, loại tiền tệ, loại tiền gửi… và quản lý các hệ số an toàn theo quy định. Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh điều hành nguồn vốn và chịu trách nhiệm đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại địa phương và giải pháp phát triển nguồn vốn.

+ Phòng kinh doanh ngoại hối: Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ (mua, bán, chuyển đổi) thanh toán quốc tế trực tiếp theo quy định. Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT Ngân hàng Nông nghiệp. Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế. Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng nước ngoài.

+ Phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ: Xây dựng chương trình công tác năm, quý phù hợp với chương trình công tác kiểm tra, kiểm soát của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam và đặc điểm cụ thể của đơn vị mình. Thực hiện sơ kết, tổng kết chuyên đề theo định kỳ hàng quý, 6 tháng, năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh thái nguyên​ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)