1.1.4.1. Quan điểm về vai trò của thanh niên trong QLSD quỹ
Nguồn vốn vay đã được tổ chức tuyên truyền sâu rộng các hình thức, đối tượng, nộng dung trong nhận ủy thác vay vốn của thanh niên thông qua các chương trình hoạt động của Đoàn thanh niên: qua các buổi tập huấn đội ngũ các bộ đoàn chủ chốt, thông qua phát thanh, chuyền hình, tờ rơi, băng zôn, qua các mô hình vay vốn cụ thể....
Đoàn thanh niên đã phối hợp với Đài phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Tuổi trẻ Thủ đô xây dựng các trang tin, truyền hình về “công tác vay vốn của Thanh niên” giới thiệu các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Ngân hành chính sách để phục vụ cho công tác vay vốn; giới thiệu các gương mặt làm kinh tế giỏi thông qua hình thức vay nguồn vốn của thanh niên để sản xuất, tạo việc làm cho thanh niên tại địa phương, những mô hình, tổ Tiết kiệm - Vay vốn có cách làm hay, có dư nợ lớn. Bên cạnh đó thương xuyên tổ chức các hoạt động tôn vinh, tuyên dương, khen thương các tập thể, cá nhân có mô hình làm kinh tế tiêu biểu và có đóng góp trong công tác vay vốn.
Tình trạng thanh niên thất nghiệp phải rời quê hương đi làm ăn xa là một thực tế đáng lo ngại trong công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên hiện nay. Để từng bước hạn chế tình trạng trên, vấn đề hướng nghiệp, tạo việc làm tại chỗ, triển khai các mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất cho Đoàn viên Thanh niên luôn được xem là một trong những giải pháp có tính cấp bách hàng đầu. Thời gian qua các tổ chức Đoàn thể với việc triển khai và tổ chức cho thanh niên tiếp cận các nguồn vốn vay thông qua kênh Ngân hàng Chính sách xã hội chưa được các cơ sở đoàn ở Sóc Sơn thực hiện tốt. Nhiều thanh niên có nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, học tập, lập nghiệp…nhưng thông tin về vốn vay chưa được cung cấp kịp thời. Để tháo gỡ vướng mắc về vốn vay, Huyện đoàn Sóc Sơn vừa phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tổ chức lớp tập huấn công tác quản lý vốn vay trong thanh niên. Từ khóa tập huấn này, sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc trợ giúp thanh niên trong tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, có điều kiện vươn lên trong cuộc sống, lao động và học tập.
1.1.4.2. Sự tham gia của thanh niên trong tiếp cận nguồn vốn
Theo báo cáo, trong 10 năm qua, Đoàn Thanh niên các cấp đã phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng CSXH và chính quyền địa phương thường xuyên tiến hành sắp xếp, củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Đến 31/12/2012, Đoàn Thanh niên quản lý 22.009 tổ TK&VV theo địa bàn dân cư với hơn 713 ngàn hộ, tổng dư đạt 11.056 tỷ đồng. Đến 30/6/2013, số
tổ do Đoàn quản lý là 22.472 tổ TK&VV với hơn 732 ngàn hộ, tổng dư nợ đạt 11.813 tỷ đồng.
Quy mô tổ TK&VV được nâng lên hợp lý hơn, năm 2003 bình quân một tổ hơn 18 thành viên, số dư nợ khoảng 3 triệu đồng/thành viên, thì nay quy mô bình quân có hơn 32 thành viên, dư nợ bình quân hơn 15 triệu đồng.hộ thành viên (tính đến 30/6/2013 dự nợ bình quân hơn 16 triệu đồng).
Chất lượng hoạt động của các Tổ TK&VV ngày càng được nâng lên, đến hết năm 2012, tỷ lệ tổ TK&VV do Đoàn thanh niên quản lý xếp loại tốt đạt 48,4%; đạt loại khá 37%...
Trong 10 năm qua, dư nợ ủy thác của Đoàn thanh niên liên tục tăng cả về khối lượng tín dụng và số lượng các chương trình tín dụng. Tại thời điểm 31/12/2003 dư nợ đạt 62,9 tỷ đồng với 01 chương trình. Đến 31/12/2012, dư nợ đạt 11.056 tỷ đồng, tăng 10.993 tỷ đồng so với cuối năm 2003 (tỷ lệ tăng 175%) với 18 chương trình tín dụng. chiếm tỷ trọng gần 10% tổng dư nợ Ngân hàng CSXH ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội. Mức tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 97,6%/năm.
Đến 30/6/2013, dư nợ ủy thác qua Đoàn thanh niên là 11.813 tỷ đồng. Hiện tại, đơn vị có dư nợ ủy thác cao nhất là Nghệ An gần 550 tỷ đồng, Thanh Hóa 476 tỷ đồng, Lào Cai trên 400 tỷ đồng, Sơn La 395 tỷ đồng.
Nhờ có vốn kịp thời, các hộ nghèo có điều kiện để phát triển sản xuất, cải thiện cuộc sống, góp phần làm giảm tỷ hộ nghèo trong thời kỳ 2005 – 2010 giảm từ 22% xuống 9,45% và trong thời kỳ 2011 – 2012 giảm từ 14,2% xuống còn 10%. Tại thời điểm 31/12/2004 nợ quá hạn chiếm 1,72% tổng dư nợ, nhưng đến 31/12/2012 tỷ lệ nợ quá hạn chỉ còn chiếm 1,2% tổng dư nợ. Đến ngày 30/6/2013 nợ quá hạn là 134 tỷ đồng, chiếm 1,13%. Trong đó, có nhiều địa phương có tỷ lệ nợ quá hạn thấp như: Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Long, Nam Định, Khánh Hòa.
Với những kết quả của Đoàn thanh niên cùng với các tổ chức chính trị khác đã góp phần cùng với Ngân hàng CSXH giúp cho cải thiện đời sống, nâng cao nhận thức của hàng triệu lượt hộ gia đình, đặc biệt là “Giúp cho 2 triệu hộ đã vượt qua
đói nghèo theo tiêu chí của Chính Phủ, giúp cho trên 3 triệu sinh viên có điều kiện vay vốn đi học, xây dựng 500.000 căn nhà, trên 4 triệu công trình vệ sinh, cấp nước sạch và rất nhiều những kết quả khác đã đạt được”.
Như vậy để thấy được rằng các dự án vay vốn Quỹ Quốc gia của thanh niên chủ yếu là chăn nuôi, trồng trọt và cải tạo vườn, trong từng giai đoạn, từng thời điểm tuy có sự ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cả thị trường, thiên tai... Bên cạnh đó, sự linh hoạt trong đầu tư nguồn vốn đã góp phần tạo sự chuyển dịch trong cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn. Nhiều hộ và cá nhân chăn nuôi còn áp dụng hệ thống canh tác theo mô hình Vườn - Ao - Chuồng để tận dụng triệt để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Với những thành quả trên cho thấy Quỹ Quốc gia giải quyết việc qua các kênh nói chung và hệ thống Đoàn thanh niên nói riêng đã mang lại ý nghĩa không chỉ về kinh tế mà còn có ý nghĩa quan trọng về chính trị, xã hội thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến công tác xoá đói giảm nghèo mang lại hiệu quả khả quan, tạo thêm việc làm mới cho hàng ngàn người lao động, tăng thu nhập, cải thiện và nâng cao cuộc sống nhiều hộ gia đình vươn lên thoát nghèo.
1.1.4.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của thanh niên trong tiếp cận nguồn vốn
Có nhiều yếu tố tác động tới kết quả sử dụng vốn vay nói chung và vốn vay từ Quỹ quốc gia GQVL nói riêng như tuổi, trình độ văn hóa, lượng vốn vay…
1.1.4.3.1. Tuổi của chủ hộ
Tuổi tác ảnh hưởng tới quyết định trong hoạt động kinh tế, những người trẻ tuổi thường ưa mạo hiểm và chấp nhận rủi ro hơn là những người cao tuổi. Vì vậy, ở những lứa tuổi khác nhau cũng có quyết định sử dụng vốn vay khác nhau. Những người trẻ tuổi sẽ quyết định đầu tư vào dự án có nhiều rủi ro, nhưng người nhiều tuổi hơn thường chỉ đầu tư vào những dự án có rủi ro thấp, độ an toàn cao, tuy mức lợi nhuận kỳ vọng thấp.
1.1.4.3.2. Trình độ văn hóa của chủ hộ
Chủ hộ có trình độ học vấn cao thì sử dụng vốn vay có hiệu quả hơn. Thông thường sự tính toán lựa chọn phương án đầu tư có hiệu quả ở những người có trình
độ học vấn cao thường tốt hơn là ở trình độ thấp. Hầu hết mọi người đều hiểu nguyên tắc “tiền đẻ ra tiền” song những người có trình độ học vấn cao sẽ có biện pháp làm cho đồng tiền họ vay tạo ra thu nhập cao hơn lãi Ngân hàng. Khả năng quản lý tài chính và khả năng tổ chức của chủ hộ có tác động mạnh mẽ tới kết quả sử dụng vốn vay. Quản lý không tốt dẫn đến lãng phí, thất thoát, tổ chức sản xuất tốt sẽ giảm các chi phí không cần thiết từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay.
1.1.4.3.3. Mức vốn vay
Mức vốn vay có tác động tới kết quả sử dụng vốn vay bởi vì lượng vốn đầu tư có thể ở mức nào đó thì mới có hiệu quả tốt, lượng vốn lớn hơn có thể chủ hộ gặp rắc rối trong vấn đề quản lý. Vốn vay chiếm tỷ trọng cao trong dự án khi có rủi ro kết quả sử dụng sẽ càng thua lỗ nhiều hơn. Dự án đầu tư cần nhiều vốn trong khi mức vốn vay được lại không đáp ứng đủ vì vậy có thể ảnh hưởng tới kết quả sản xuất kinh doanh. Như vậy mức vốn vay nên ở mức hợp lý và có tỷ trọng an toàn trong cơ cấu vốn đầu tư.
1.1.4.3.4. Thời hạn vốn vay
Thời hạn vốn vay có ảnh hưởng quan trọng tới kết quả sử dụng vốn vay. Chẳng hạn một dự án đầu tư có dòng tiền âm trong 3 năm đầu tiên, nhưng chủ dự án vay từ Quỹ quốc gia GQVL trong thời hạn 2 năm, như vậy dự án gặp khó khăn trong hoàn trả đúng hạn cho ngân hàng, hoặc chịu thua lỗ…
1.1.4.3.5. Ngành sử dụng vốn vay
Sử dụng vốn vay trong các lĩnh vực kinh tế khác nhau sẽ tạo ra kết quả khác nhau. Vốn vay sử dụng trong ngành nghề tạo ra thu nhập tăng thêm cao hơn khi sử dụng trong sản xuất cây, con trong nông nghiệp.
1.1.4.3.6. Những yếu tố thị trường
Thị trường các yếu tố đầu vào cho sản xuất có thể làm tăng, giảm chi phí sản xuất, thị trường tiêu thụ sản phẩm có tác động quyết định tới kết quả sử dụng vốn vay, tới thu nhập của hộ. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ dế dàng với giá cả hợp lý là thành tố quan trọng trong kết quả sử dụng vốn vay. Vì vây, vay vốn sản xuất kinh doanh cũng phải tính tới yếu tố thị trường đầu vào và đầu ra.
Hiện nay hộ nông dân sản xuất ra sản phẩm hầu hết đem bán vì thế thị trường tiêu thụ sản phẩm có vai trò đặc biệt trong quá trình sản xuất kinh doanh của hộ nông dân. Thị trường tiêu thụ thuận lợi, hộ sản xuất bán hết sản phẩm có lãi có thu nhập hoặc sẽ bị thua lỗ khi thị trường ế ẩm.
1.1.4.3.7. Các chương trình khuyến nông
Các chương trình khuyến nông mang tới cho người nông dân kiến thức khoa học kỹ thuật phục vụ cho phát triển kinh tế hộ, các chương trình này có ảnh hưởng tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông dân tức là tới kết quả sử dụng vốn vay của hộ. Khi chương trình khuyến nông đúng hướng, đúng mục tiêu thì sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao, nếu chương trình khuyến nông không đi đúng hướng mang tác động tiêu cực.
Tóm lại, có nhiều yếu tố tác động tới kết quả sử dụng vốn vay Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, sự tác động đa chiều và mang tính hệ thống. Nghiên cứu các nhân tố tác động tới kết quả sử dụng vốn vay để thấy được những yếu tố nào có thể kiểm soát, những yếu tố nào không thể kiểm soát để từ đó có biện pháp tác động làm cho vốn vay khi được đưa vào sử dụng tạo ra kết quả tối ưu cho hộ nông dân.