Các xã và thị trấn thuộc đối tượng điều tra đều là những đối tượng điển hình về vay vốn và sử dụng nguồn vốn vay. Ta xem xét tình hình vay vốn của các CSSX và HKD qua bảng 3.8: Tình hình vay vốn cho SXKD của CSSX, HKD như sau:
Bảng 3.8: Tình hình vay vốn cho SXKD của CSSX, HKD
Đơn vị tính : Triệu đồng TT Chỉ tiêu Nhóm CSSX Nhóm HGĐ Tổng số Ghi chú Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % 1 Vay từ quỹ GQVL 2.249 45,75 896 36,61 3.145 42,67 2 Vay từ NH NN & PTNN 690 14,04 484 19,72 1.174 15,93 3 Vay từ NH CSXH 675 13,73 589 24,00 1.264 17,15 4 Vay từ quỹ tín dụng 628 12,77 268 10,92 896 12,16 5 Vay cá nhân 420 8,54 120 4,80 540 7,33 6 Vay khác 254 5,17 97 3,95 351 4,76 Cộng các khoản vay 4.916 100 2.454 100 7.370 100
(Nguồn: Báo cáo của huyện Sóc Sơn, ngân hàng CSXH và thông tin điều tra cá nhân)
Trong các nguồn vốn vay cho sản xuất kinh doanh tại thị trấn Sóc Sơn và xã Quang Tiến và xã Xuân Quang, tính riêng cho năm 2013 thì tổng nguồn vốn vay để hoạt động sản xuất kinh doanh là 7 tỷ 370 triệu đồng. Trong đó tổng số vay từ quỹ GQVL là 3 tỷ 145 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 42,67% tổng các khoản vay cho sản xuất kinh doanh. Có thể thấy, tầm quan trọng của quỹ GQVL trong việc cho vay với các CSSX nhỏ lẻ và các Hộ kinh doanh trên địa bàn điều tra là rât lớn.
Ngoài ra cũng phải kể đến một số nguồn vay khác dành cho CSSX và Hộ kinh doanh trên địa bàn như vay từ ngân hàng NN & PTNN và ngân hàng CSXH, với tổng số vốn vay chiếm 33,08% trong các khoản vay của các CSSX và Hộ gia đình. Một điều đáng nói ở đây là khoan vay cá nhân là khá cao tương đương 7,33% ứng với số tiền 540 triệu đồng.
Đây là các khoản vay dựa trên sự quen biết của các chủ thể đi vay và cho vay, tiềm ẩn nhiều rủi ro và là một kênh huy động vốn không chính thống, cần được kiểm soát kỹ, nếu không dễ dẫn đến tình trạng tín dụng đen rất khó kiểm soát trong thời gian gần đây, ở một số địa phương khác trong cả nước.
Tính riêng cho các hộ sản xuất kinh doanh thì việc vay vốn từ quỹ GQVL cũng khá cao đạt mức 2 tỷ 249 triệu đồng chiếm 45,75% trong tổng số nguồn vốn vay 4 tỷ 961 triệu đồng cho sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất. Một nguồn vay khác cũng quan trọng không kém là các khoản vay từ ngân hàng NN & PTNN, ngân hàng CSXH với số tiền tổng cộng là 1 tỷ 365 triệu đồng chiếm tỷ trọng 27,77%.
Qua đó có thể thấy tầm quan trọng của các khoản vay theo chính sách, theo các chương trình cho vay của nhà nước là quan trọng như thế nào đối với các cơ sở SX kinh doanh tại thị trấn Sóc Sơn và xã Quang Tiến cũng như xã Xuân Quang. Ngoài ra không thể kể đến việc vay vốn từ các quỹ tín dụng khác trên địa bàn điều tra với tỷ trọng lên đến 12,77% tương ứng 628 triệu đồng. Đây cũng là một kênh vay vốn quan trọng trong thị trường vốn vì nó đảm bảo được tính linh hoạt của các khoản vay, thời hạn vay, lãi suất vay được thương thảo qua hợp đồng tín dụng, thích hợp với tính cạnh tranh của nền kinh tế thị trường.
Cũng phải kể đến việc vay cá nhân tại các CSSX hiện nay trên địa bàn điều tra là khá cao 8,54%, đây là các khoản vay rất khó kiểm soát và tiềm ẩn nhiều rủi ro, nên các CSSX phải tỉnh táo và tính toán kỹ lưỡng trước khi vay để tránh tình trạng không hoàn trả được nợ vay trong thời hạn được quy định tại hợp đồng vay vốn.
Đối với Hộ gia đình kinh doanh thì việc vay từ quỹ GQVL để sản xuất kinh doanh cũng là rất lớn lên đến 36,61% với số tiền trong năm 2013 là 896 triệu đồng.
Khác với cơ sở sản xuất kinh doanh, việc vay vốn từ ngân hàng NN & PTNN và ngân hàng CSXH là nguồn quan trọng thứ 2 với tống số vốn vay được là 1 tỷ 73 triệu đồng chiếm 43,72% các khoản vay của các Hộ gia đình trên địa bàn điều tra.
Một lần nữa, ta thấy được tầm quan trọng của nhà nước trong việc phát triển kinh tế vùng nông thông qua việc các khoản vay từ các chương trình cho vay quốc gia là rất lớn. Đây là mặt tích cực, nhưng cũng phản ánh sự lệ thuộc quá nhiều vào sự bảo hộ của nhà nước. Với 1 nền kinh tế thị trường năng động như hiện nay và trong tương lai gần, điều nay nên được các cấp cơ quan có thẩm quyền xem xét, cũng như các hộ gia đình cũng phải đa dạng hóa việc sản xuất kinh doanh, đa dạng hóa nguồn vốn tín dụng của bản thân để tránh phụ thuộc quá nhiều vào nhà nước, không thể hiện được tính chủ động trên nền kinh tế thị trường khó khăn như hiện nay.
Xét riêng về các khoản vay từ quỹ QGVL, trên địa bàn điều tra, các CSSX vay nhiều hơn với số tiền lên đến trên 2 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 71,51% trong 3 tỷ 145 triệu đồng là khoản vay từ quỹ GQVL cho CSSX và HGĐ kinh doanh. Một lần nữa tính cơ động và tầm quan trọng của các CSSX lại được nhắc đến trong việc vay vốn và kéo theo đó là hiệu quả tạo công ăn việc làm từ các dự án kinh doanh của các CSSX là cao hơn so với HGĐ kinh doanh.