Kinh nghiê ̣m của Viê ̣t nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 34 - 40)

1.2.2.1. Ở trong nước

Nông nghiệp nông thôn Việt Nam có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Với gần 80% dân số sống ở nông thôn thì đây là một nguồn nhân lực vô cùng dồi dào để cung cấp cho quá trình phát triển kinh tế đất nước. Tuy nhiên nguồn nhân lực nông thôn này vẫn còn đa số là chưa đuợc đào tạo về kỹ năng. Tỷ lệ thất nghiệp ở vùng nông thôn đang còn tương đối cao do tính đặc thù của người sản xuất nông nghiệp là mang tính thời vụ. Mặt khác là do sự phát triển cơ sở hạ tầng ở một số nơi còn chưa phát triển nên đời sống ở một số vùng còn rất khó khăn. Để đưa nông thôn nước ta đi lên thì Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho người nông dân phát triển sản xuất, làm ăn kinh tế. Một trong số đó là Quỹ quốc gia giải quyết việc làm góp phần thực hiện kế hoạch về việc làm, tạo nhiều việc làm, nâng cao thu nhập, nâng xuất lao động, cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo khôi phục và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.

* Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Qua nhiều năm thực hiện chương trình Quỹ quốc gia giải quyết việc làm tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, nhờ đa dạng hóa các hình thức đào tạo, tuyên truyền, giới thiệu về quỹ vốn vay giải quyết việc làm người lao động đã được tiếp cận vốn vay Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã góp phần không nhỏ trong việc tạo thêm việc làm, ổn định đời sống người dân và CNVC, LĐ khó khăn.

Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về vay vốn hỗ trợ việc làm trong CNVC,LĐ, công tác vay vốn giải quyết việc làm luôn được các cấp Công đoàn Hải Dương quan tâm triển khai thực hiện đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả thiết thực đối với người vay, góp phần trong việc tạo việc làm cho con em CNVC,LĐ đến tuổi lao động chưa có việc làm, giúp CNVC-LĐ có thêm thu nhập ổn định cuộc sống, an tâm làm việc, công tác.

Trong nhiều năm qua, bằng nguồn vốn quay vòng và bổ sung vốn mới, LĐLĐ tỉnh đã triển khai hàng trăm dự án, giải quyết cho hàng ngàn lượt người vay, tính đến tháng 8 năm 2011, Liên đoàn Lao động Hải Dương đang triển khai cho vay 28 dự án với tổng số tiền cho vay trên 1 tỷ đồng, hỗ trợ giải quyết việc làm cho 135 lao động, trong đó thu hút mới 98 lao động. Nhờ được vay vốn tạo việc làm với lãi suất ưu đãi, những hộ gia đình được vay vốn với mức vay từ 10-20 triệu đồng cùng với vốn tự có của gia đình và huy động từ các nguồn khác đã đầu tư cho chăn nuôi và trồng trọt, dịch vụ đã mang lại thu nhập bình quân từ 6 đến 8 triệu đồng/ người/năm. Ngoài việc duy trì mô hình làm kinh tế để tăng thu nhập, ổn định đời sống hàng ngày, nhiều hộ đã thực sự thoát nghèo, sửa sang lại nhà cửa, mua sắm tiện nghi gia đình.

Điển hình như Liên đoàn Lao động huyện Thanh Miện, từ năm 2006 đến nay từ nguồn vốn Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã hỗ trợ cho 13 dự án vay với tổng số tiền 427 triệu đồng. Các CĐCS đã cho 35 hộ nghèo vay, tạo được việc làm mới cho 78 lao động với mức thu nhập bình quân từ 650.000 -700.000đồng/người/tháng. Nguồn vốn được tập trung cho các Công đoàn cơ sở ở vùng sâu, vùng xa hay Công

đoàn cơ sở có nhiều đoàn viên gặp khó khăn về vốn để phát triển sản xuất kinh doanh. Mức vay bình quân khoảng 32 triệu đồng một dự án, dự án được vay mức cao nhất là 50 triệu đồng, thấp nhất là 25 triệu đồng. Tiêu biểu như dự án sản xuất bàn ghế học sinh của chị Hoàng Thị Thanh – Công nhân Hạt đường bộ huyện Thanh Miện, nguồn vay này đã được đầu tư để mua máy móc, thiết bị. Hiện dự án đã thu hút thêm 5 lao động mới vào làm việc với mức thu nhập 120.000đ/ngày công. Hay Dự án chăn nuôi gia súc của chị Trần Thị Vinh - Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học Hùng Sơn, với số tiền 40 triệu đồng, chị đã đầu tư mua thêm con giống mới, mở rộng mô hình VAC tạo việc làm ổn định cho 10 lao động mới, với thu nhập từ 700.000 - 800.000 đồng/người/ tháng.

Để nguồn vốn đến đúng đối tượng và sử dụng đúng mục đích, LĐLĐ tỉnh đã hướng dẫn qui trình và tạo mọi thuận lợi để CNVC, LĐ được giải quyết vốn vay sớm. Bên cạnh đó, công đoàn cấp trên cơ sở cũng chỉ đạo các công đoàn cơ sở quản lý vốn vay của đoàn viên mình. Qua đánh giá của Ngân hàng Chính sách - xã hội Hải Dương CNVC, LĐ đã sử dụng vốn đảm bảo, đúng mục đích, trả đúng hạn. Có thể thấy, Quỹ quốc gia giải quyết việc làm đã hỗ trợ kịp thời đối với nhiều gia đình người lao động trong tỉnh. Tuy nhiên, với số lượng CNVC, LĐ lớn như Hải Dương (118 nghìn) thì nguồn quỹ này còn quá nhỏ so với nhu cầu vay vốn của họ [10].

* Kinh nghiệm của tỉnh Phú Thọ

Nhờ biết tận dụng tối đa nguồn vốn giải quyết việc làm, giải ngân kịp thời đến đúng đối tượng thu hưởng nên trong hơn 11 năm qua, NHCSXH tỉnh Phú Thọ đã cho vay trên 23.000 lượt khách hàng là các tổ hợp sản xuất, hộ gia đình... vay số tiền 250 tỷ đồng, góp phần tạo thêm việc làm cho nhiều lao động nông thôn và nâng tổng dư nợ đến 31/10/2013 đạt 2.740 tỷ đồng với 10 chương trình tín dụng ưu đãi

Để đồng vốn đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên quê hương đất Tổ - Phú Thọ, trong những năm qua, NHCSXH tỉnh Phú Thọ đã bám sát chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, triển khai có hiệu quả các chính sách tín dụng ưu đãi. Thông qua các biện pháp đồng bộ như: Tổ chức xây dựng mạng lưới Điểm giao dịch lưu động tại các xã, phường, tăng cường nâng cao chất lượng hoạt động của các Tổ tiết

kiệm và vay vốn; song song đó, cán bộ tín dụng chính sách không quản ngại, khó khăn, vất vả, thường xuyên bám sát cơ sở, hướng dẫn hộ vay vốn cách thức sử dụng vốn vay đúng mục đích, đạt hiệu quả góp phần vào chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội trên địa bàn [11].

Với sự phối hợp, giúp đỡ của NHCSXH huyện, Ban thường vụ Huyện đoàn Hạ Hòa đã tập trung chỉ đạo Đoàn các xã, thị trấn củng cố chất lượng hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn. Hiện tại, Huyện đoàn đang quản lý 71 Tổ tiết kiệm và vay vốn, với tổng dư nợ đạt gần 50 tỷ đồng.

Hầu hết số Tổ trưởng và Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn được bầu chọn công khai, đúng quy định, đều là những cán bộ Đoàn có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc. Chính các Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn là những người vừa được tham gia tập huấn nghiệp vụ tín dụng chính sách, KHKT, vừa trực tiếp hiểu rõ nhu cầu vay vốn, sử dụng vốn vay ưu đãi của người dân, nên đã góp sức, chung tay cùng cán bộ ngân hàng giải ngân, nguồn vốn ưu đãi kịp thời, thuận lợi đến đúng đối tượng được thụ hưởng.

Chị Nguyễn Thị Huệ - Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn số 5A, xã Y Sơn là gương sáng trong phong trào Đoàn Thanh niên huyện Hạ Hòa thực hiện tốt nhiệm vụ uỷ thác vay vốn của NHCSXH. Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, nữ đoàn viên Nguyễn Thị Huệ được bà con thôn, xóm tín nhiệm “chọn mặt gửi vàng” bầu chọn làm Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn từ năm 2010. Hơn 3 năm qua, chị luôn gặp gỡ, gần gũi với người nghèo, giúp đỡ họ cách thức vay vốn, sử dụng vốn vay ưu đãi đúng mục đích, đạt kết quả trong sản xuất, kinh doanh. Là Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn, đồng thời còn là uỷ viên Ban chấp hành Đoàn xã, chị Huệ đã khéo léo lồng ghép tuyên truyền về công tác tín dụng chính sách của Nhà nước với vai trò nhiệm vụ của tổ chức Đoàn Thanh niên tại các cuộc họp ở chi đoàn với những buổi sinh hoạt nghiệp vụ của Tổ tiết kiệm và vay vốn, nhờ vậy mà mọi vấn đề liên quan đến tuổi trẻ, công tác uỷ thác vay vốn của NHCSXH đều được mọi thành viên trong tổ bàn bạc công khai, dân chủ, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo… được vay vốn

đến việc giúp đỡ nhau cách thức sử dụng vốn vay hợp lý, và đôn đốc động viên các hộ vay vốn trả nợ, lãi đúng hạn.

Cùng với đó, để làm tốt vai trò, chức năng của người Tổ trưởng, chị Huệ rất coi trọng công tác giao ban hằng tháng giữa NHCSXH với các hội, đoàn thể, Tổ tiết kiệm và vay vốn. Việc làm này giúp cho chị nắm bắt, tiếp thu kịp thời, rõ ràng những công việc liên quan đến công tác tín dụng chính sách cũng như học tập được kinh nghiệm, cách làm hay của các Tổ tiết kiệm và vay vốn khác, để từ đó ứng dụng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ mình.

Đến nay, nguồn vốn ưu đãi do Tổ tiết kiệm và vay vốn số 5A do đoàn viên Nguyễn Thị Hụê làm Tổ trưởng quản lý trên 560 triệu đồng với 33 hộ vay vốn. Một số thành viên trong tổ đã sử dụng vốn vay phát triển chăn nuôi thuỷ sản, lợn nái, mở mang ngành nghề, giúp cho thanh niên nông thôn lập thân, lập nghiệp, trong đó: đáng kể đến cơ sở cơ khí sửa chữa máy móc nông nghiệp của anh Hà Cao Chí ở xã Đồng Lâm, đã phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi, tạo việc làm ổn định cho 5 lao động với thu nhập mỗi người 4 triệu đồng/tháng; hay như mô hình chế biến gỗ của anh Quách Đức Hiền thuộc xã Ấm Hạ đã vay vốn giải quyết việc làm chủ động mua nguyên liệu, đảm bảo chất lượng xuất khẩu.

Cũng như Tổ tiết kiệm và vay vốn số 5A do đoàn viên Nguyễn Thị Huệ làm Tổ trưởng, hầu hết 71 Tổ tiết kiệm và vay vốn thuộc Huyện đoàn Hạ Hòa quản lý, được NHCSXH huyện biểu dương về làm tốt công tác cho vay và quản lý vốn vì đã thực sự làm cầu nối chuyển tải nguồn vốn ưu đãi của Đảng, Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách, giúp đỡ họ làm ăn hiệu quả, vươn lên giảm nghèo bền vững. Thời gian tới, Huyện đoàn Hạ Hoà tiếp tục xây dựng mối liên kết chặt chẽ và thường xuyên với NHCSXH, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác uỷ thác, đưa công tác uỷ thác là một tiêu chí thi đua, chấm điểm trong phong trào thi đua của Đoàn Thanh niên hằng năm, nhằm góp phần thiết thực vào công cuộc giảm nghèo, xây dựng Nông thôn mới ở vùng quê miền núi trung du phía Bắc, Nguồn thông tin tại Ban Thanh niên Nông thôn, công nhân và đô thị Tỉnh đoàn Phú thọ năm 2012 – 2013 các tâm gưng nêu trên để thấy được công tác nguồn vốn tại tỉnh

Phú Thọ đóng vai trò quan trọng, là tiền để để thực hiện tốt việc triển khai cho vay, đáp ứng nhu cầu của hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Phát triển nguồn vốn theo cơ cấu tăng dần tỷ trọng vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương và triệt để khai thác nguồn vốn có lãi xuất thấp, nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động thông qua các Tổ Tiết kiệm và vay vốn để triển khai cho vay tại địa bàn là hướng đi đúng đắn đối với sự phát triển bền vững và lâu dài của nguồn vốn đối với HGĐ và các CSSX [11].

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)