cứu
3.3.1. Những thông tin chung của đối tượng điều tra.
Trong cuộc điều tra về tình hình sử dụng nguồn vốn từ quỹ QGVL tại huyện Sóc Sơn, tôi đã sử dụng 100 mẫu phiếu, bảng câu hỏi để điều tra số liệu thực tế, trong đó có 30 cuộc phỏng vấn trực tiếp với các Hộ gia đình và Cơ sở sản xuất để tìm hiểu tình hình thức tế tại thị trấn Sóc Sơn, cùng 2 xã Quang Tiến và Xuân Quang để làm cơ sở cho những lập luận trong bài luận văn của mình. Những thông tin của đối tượng điều tra được thể hiện qua bảng 3.7: Những thông tin chung của đối tượng điều tra như sau:
Bảng 3.7: Những thông tin chung của đối tượng điều tra
TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Tỷ trọng
%
Ghi chú
1 Tổng phiếu điều tra Phiếu 100 100 2 Phân theo loại hình SX Hộ 100 100 a Cơ sở SX Hộ 80 80 b Hộ gia đình Hộ 20 20 3 Phân theo giới tính Người 100 100 a Nam Người 80 80 b Nữ Người 20 20 4 Phân theo lĩnh vực SX Hộ 100 100 a SX Nông nghiệp Hộ 15 15 b CN - Tiểu thủ công nghiệp Hộ 25 25 c Thương mại - DV Hộ 60 60 5 Phân theo trình độ học vấn Người 100 100 a Tốt nghiệp TH Người 0 0 b Tốt nghiệp THCS Người 15 15 c Tốt nghiệp THPT Người 10 10 d Trung cấp CN Người 25 25 e Đại học, Cao đẳng Người 50 50
Dựa theo tình hình thực tế chung của huyện là các cơ sở sản xuất kinh doanh là nguồn sử dụng vốn chính từ quỹ GQVL tại huyện và tạo ra được nhiều nhất số Lao động mới trong các dự án kinh doanh của mình, nên đối tượng điều tra của tôi chủ yếu là tập trung vao các cơ sở sản xuất kinh doanh. Trong 100 phiêu điều tra thì có tới 80 phiếu được gửi đén các CSSX và chỉ có 20 phiếu được gửi đến các hộ gia đình.
Một thực tế cho thấy, số người đứng tên trong các cơ sở sản xuất và hộ gia đình đa phần là đàn ông chiếm tới 80% và chỉ có 20% là phụ nữ. Có lẽ đây cũng là điều dễ hiểu trong xã hội mà vai trò của người phụ nữ chưa được đánh giá công bằng.
Bên cạnh đó, cơ cấu hay tỷ trọng các HGĐ/CSSX hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ là cao nhất với 60%, 25% là CN và tiểu thủ công nghiệp. Nếu xét theo thực trạng nền kinh tế, với đóng góp của ngành CN và thương mại dịch vụ trong năm 2013 là 62% và 29% thi đây là điều bất hợp lý. Nhưng với đặc điểm của quỹ cho vay giải quyết việc làm, với khoản tiền vay tối đa cho một CSSX là 500 triệu đồng, một nguồn vốn không lớn trong sản xuất kinh doanh thì đa phần các cơ sở thương mại và dịch vụ, những cơ sở không cần nhiều vốn để kinh doanh, tìm đến vay vốn quỹ GQVL là một giải thích hợp lý cho các con số nói trên.
Với đa phần các cơ sơ sản xuất là các cơ sở CN và tiểu thủ công nghiệp, cũng như cơ sở kinh doanh thương mại và dịch vụ, thì một lẽ tất nhiên, trình độ học vấn của các ông chủ này là cao nếu xét trên mặt bằng chung của huyện. Với trình độ đại học và cao đẳng trở lên chiếm 50%, thi đây là nguồn sử dụng vốn vay nhiều và hiệu quả nhất, cũng như việc tạo ra công ăn việc làm cho người lao động là nhiều nhất trong số các cơ sở sản xuất kinh doanh.
Một bộ phận khác tuy có trình độ văn hóa thấp hơn khi mới tốt nghiệp Trung cấp và THPT, chiếm 35%, nhưng cũng có đóng góp không nhỏ trong việc tạo công việc cho người lao động từ các cơ sở kinh doanh của mình. Kinh doanh không quan trọng đến trình độ, bằng cấp, mà phải có cái nhìn kinh doanh, sự nhạy cảm với thị trường cũng như một cái tâm thiện để tạo ra nhiều của cải cho xã hội, nhiều công việc cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo cho địa phương và quốc gia.
Một bộ phận khác cũng không thể không nhắc đến là các chủ hộ gia đình, với đa phần là làm nghề nông như chăn nuôi, trồng trọt... Thành phần chính mới chỉ tốt nghiệp THCS nhưng với nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp thì đây cũng là một lực lượng đáng kể tạo ra công việc cho người lao động tại thị trấn Sóc Sơn và xã Quang Tiến và xã Xuân Quang của huyện Sóc Sơn.