Từ bảng kết quả sử dụng vốn vay quỹ GQVL tại huyện Sóc Sơn, ta thấy được phần nào hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay từ quỹ. Nhưng để nghiên cứu chi tiết và cụ thể hơn, ta xem xét bảng 3.6: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay GQVL tại huyện Sóc Sơn như sau:
Bảng 3.6: Hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay GQVL tại huyện Sóc Sơn
TT Chỉ tiêu ĐV tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
TĐPT BQ (%)
I Các chỉ tiêu tổng hợp
1 Số dư nợ quỹ Tr đồng 15.765 18.032 18.715 108,96
2 Số phải thu trong năm Tr đồng 9.157 11.283 16.182 132,94
3 Số đã thu hồi trong năm Tr đồng 8.745 10.512 15.215 131,90
4 Số nợ quá hạn chưa được
thu hồi Tr đồng 412 771 967 153,20
5 Số hộ GĐ/CSSX được vay
từ quỹ Hộ 950 1.015 720 87,06
6 Số lao động làm tại CSSX Người 3.562 4.206 2.560 84,78
7 Số lao động được tạo chỗ
làm mới Người 850 900 890 96,41
II Các chỉ tiêu tính toán
1 Số tiền được vay BQ cho 1
CSSX Đ/CS 16.594.736 17.765.517 25.993.055 125,15
2 Số tiền được vay BQ cho 1
LĐ Đ/người 4.425.884 4.287.208 7.310.546 128,52
3 Số tiền vay BQ cho LĐ mới được LV Đ/người 18.547.059 20.035.555 21.028.089 106,48
4 Hệ số thu hồi vốn 0,55 0,58 0,81 121,06
5 Hệ số nợ quá hạn 0,02 0,04 0,05 140,61
Các chỉ tiêu trong việc tính toán hiệu quả của việc sử dụng nguồn vốn vay quỹ GQVL huyện Sóc Sơn đa phần đã được tính toán và nhận xét khá chi tiết trong phần 3.1.2.4. Kết quả giải quyết việc làm của quỹ tại huyện Sóc Sơn. Trong phần này, để thấy được một cách đầy đủ nhất của hiệu quả sử dụng vốn vay quỹ GQVL huyện Sóc Sơn, trong chỉ tiêu nợ quá hạn chưa được thu hồi, đây là một chỉ tiêu tổng hợp từ nợ quá hạn và nợ khoanh của quỹ GQVL theo báo cáo tín dụng của ngân hàng CSXH huyện Sóc Sơn. Theo cách tính chỉ tiêu nợ quá hạn chưa được thu hồi như trên thì số nợ quá hạn theo từng năm sẽ lần lượt là 412 triệu, 771 triệu và 967 triệu, tương ứng với tốc độ phát triển bình quân là 153,20%. Đây quả lả một con số đáng báo động vì tình hình nợ xấu đang có khả năng tăng lên nhanh chóng. Điều đó cho thấy sự thẩm định các dự án cho vay chưa được tính toán chặt chẽ và trách nhiệm của cán bộ thẩm định tín dụng cần được xem xét và kiểm tra lại.
Hai chỉ tiêu quan trọng nhất của việc tính toán hiệu quả sử dụng nguồn vốn từ quỹ GQVL là hệ số thu hồi vốn và hệ số nợ quá hạn, chúng cho thấy vòng quay vốn tín dụng là nhanh hay chậm, nguồn vốn bổ sung vào quỹ cho năm kế tiếp cũng như các khoản nợ khó đòi trong hoạt động cho vay từ quỹ GQVL.
Năm 2011, hệ số thu hồi vốn của quỹ là 0,55 và lần lượt trong 2 năm kế tiếp là 0,58 và 0,81; với tốc độ phát triển bình quân là 121,06%. Đây là con số khá tốt thể hiện vòng quay vốn của quỹ GQVL tại huyện Sóc Sơn là nhanh, và nguồn vốn cho vay năm kế tiếp sẽ được bổ sung một khoản khá lớn từ việc thu hồi các khoản vay vốn trong năm liền trước. Điều đó cũng thể hiện việc sử dụng vốn vay của người vay vốn là hiệu quả vì có thể trả nợ trong đúng khoảng thời gian quy định trong khế ước vay vốn từ ngân hàng CSXH.
Bên cạnh đó, Hệ số nợ quá hạn, được tổng hợp từ nợ quá hạn và nợ khoanh, cũng tăng lên tương ứng với tốc độ phát triển bình quân lên tới 140,61%. Đây là con số đáng báo động cho công tác thẩm định lại tính hiệu quả của các dự án vay vốn cũng như tính rủi ro của việc cho vay. Mặc dù con số tuyệt đối là không lớn chỉ có 412 triệu năm 2011, 771 trong năm 2012 và 967 trong năm 2013, nhưng cũng cho thấy nhiều điều đáng phải xem xét trong quy trình cho vay vốn từ quỹ GQVL và trách nhiệm thu hồi vốn vay của một bộ phận quản lý quỹ GQVL tại huyện Sóc Sơn.