Đánh giá của người vay vốn về hoạt động của quỹ GQVL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 80 - 86)

a. Đánh giá của người vay vốn về thông tin của quỹ GQVL

Thông qua các phần trước, ta đã thấy được tình hình kết quả sử dụng vốn vay từ quỹ GQVL của các đối tượng điều tra. Thông qua bảng 3.11: Nguồn thông tin về quỹ GQVL sau thì ta sẽ thấy thêm được cách thức, hay kênh thông tin nào mà các đối tượng điều tra sử dụng nhiều nhất để tiếp cận nguồn vốn vay như sau:

Bảng 3.11: Nguồn thông tin về quỹ GQVL

TT Nguồn (Kênh) thông tin Số phiếu

PV Số ý kiến đông ý Tỷ lệ % Ghi chú

1 Tổ chức Đoàn thanh niên 30 20 66,66

2 Ngân hàng chính sách 30 25 83,33

3 Thông qua các lớp tập huấn 30 28 93,33

4 Cán bộ triển khai công tác vốn vay

tại địa phương 30 20 66,66

5 Bạn bè, người quen 30 26 86,66

6 Người trong gia đình, họ hàng 30 24 80

7 Kênh khác 30 3 10

(Nguồn: Tổng hợp kết quả của bảng hỏi và phiếu điều tra)

Bảng kết quả nêu trên được tổng hợp từ việc phỏng vấn 30 người chủ CSSX và HGĐ trên địa bàn thị trấn Sóc Sơn, xã Quang Tiến và xã Xuân Quang.

Thông qua bảng tổng kết trên ta có thể đánh giá được tính hiệu quả của các nguồn truyền thông mà qua đó, thông tin về quỹ GQVL với chính sách, thủ tục cho vay, cơ chế cho vay... được thông báo cho người dân địa phương trên địa bàn 1 thị trấn và 2 xã của huyện Sóc Sơn.

Kênh hiệu quả nhất mà ta có thể kể đến là thông qua các lớp tập huấn của xã với 93,33% số người biết đến quỹ GQVL để vay vốn sản xuất kinh doanh và tạo công việc cho LĐ mới. Tiếp đến phải kể đến 1 kênh quan trọng và không mất chi

nói, tại thị trấn Sóc Sơn và xã Quang Tiến cùng xã Xuân Quang, các cán bộ địa phương đã làm rất tốt công việc truyền đạt thông tin của mình để thông báo, hướng dẫn người dân biết được những lợi ích của quỹ GQVL cũng như quyền lợi, trách nhiệm của người vay vốn.

Tuy nhiên, phải kể đến, vai trò của ngân hàng CSXH huyện Sóc Sơn, hay chính xác là chi nhánh ngân hàng CSXH tại các xã địa phương là chưa tốt, với chỉ có 83,33% người biết đến quỹ QGVL đầu tiên thông qua các thông báo của ngân hàng CSXH tại địa phương. Lẽ ra với vai trò quản lý và khai thác nguồn vốn của quỹ GQVL tại huyện Sóc Sơn, thì vai trò của ngân hàng CSXH phải cao hơn để xứng đáng là cơ quan có trách nhiệm chính trong việc cho vay và quản lý vốn vay.

Một vấn đề cần nói nữa là vai trò của Tổ chức Đoàn thanh niên, với chỉ có 66,66% người biết đến và vai trò của các cán bộ triển khai công tác vốn vay tại địa phương cũng chỉ có 66,66%. Với sự năng động của Đoàn thanh niên và các cán bộ triển khai công tác vốn vay, thì con số trên là thấp, cần đòi hỏi trong thời gian sắp tới các đơn vị phải xem xét lại lịch công tác và hiệu quả công tác của đơn vị mình trong việc truyền thông về quỹ GQVL, một quỹ rất có ích cho người dân trong công tác xóa đói giảm nghèo và giảm tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tại địa phương.

Không thể nói là số lượng phiếu điều tra và phỏng vấn có thể đại diện cho toàn bộ tình hình thực tế triển khai công tác truyền thông trên địa bàn nghiên cứu, nhưng có thể coi đây là con số nghiên cứu chọn mẫu để các đơn vị tại địa phương xem xét lại khối lượng công việc cũng như hiệu quả công việc của mình để có thể đạt kết quả tốt hơn trong thời gian sắp tới.

b. Lý do vay vốn từ quỹ GQVL

Với mỗi một đơn vị hay cá nhân vay vốn đều có một lý do và mục đích sử dụng khác nhau, tuy nhiên để có cái nhìn khách quan và khá toàn diện ta có thể xem

Bảng 3.12: Lý do vay vốn TT Lý do Số phiếu PV Số ý kiến đồng ý Tỷ lệ % Ghi chú 1 Thiếu đất sản xuất 100 3 3 2 Thiếu lao động 100 82 82 3 Thiếu vốn sản xuất 100 90 90 4 Thiếu phương tiện SX 100 87 87 5 Thiếu kinh nghiệm sản xuất 100 35 35 6 Mở rộng SXKD 100 10 10 7 Lý do khác 100 3 3

(Nguồn: tổng hợp kết quả của bảng hỏi và phiếu điều tra)

Theo kết quả bảng trên, ta thấy, nguyên nhân lớn nhất mà các CSSX và HGĐ tìm đến nguồn vốn từ quỹ GQVL là do thiếu vốn sản xuất với 90% số người được hỏi đồng ý với ý kiến này.

Lý do chủ yếu thứ hai là do thiếu phương tiện sản xuất, điều này cũng lý giải tại sao nguồn vốn vay thường được sử dụng một phần rất lớn vào mục đích Mua máy móc thiết bị ngay sau khi nguồn vốn được giải ngân. Có tới 87% số đối tượng được điều tra đồng ý với ý kiến là vay vốn do thiếu phương tiện sản xuất. Lý do quan trọng thứ ba là do thiếu hụt nguồn lao động với 82% số đối tượng điều tra đồng ý với ý kiến trên.

Có thể nói, đây cũng là lý do chủ yếu đối với các CSSX, trong khi mà chất lượng SX chưa có những cải tiến đáng kể về công nghệ, máy móc, thì nhân công là một phần tối quan trong trong SXKD đối với các CSSX nhỏ lẻ tại địa phương. Một lý do khác không kém phần quan trọng là do thiếu kinh nghiệm sản xuất với 35% số người được hỏi đồng ý.

Số tiền mà CSSX và HGĐ vay vốn thường được trích một tỷ lệ nhất định để nâng cao trình độ quản lý, học hỏi kinh nghiệm sản xuất của các địa phương khác và của các nước trên thế giới. Vì thế, không ít người tìm đến nguồn vốn vay để giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, một thực trạng khá đáng tiếc là chỉ có 10% số người

được hỏi dùng số vốn vay được để mở rộng sản xuất kinh doanh. Vẫn biết rằng nguồn vốn vay từ các chương trình tín dụng của nhà nước thường chỉ để hỗ trợ sản xuất, ổn định sản xuất, nhưng với chỉ 10% số người tìm đến vốn vay để Mở rộng sản xuất kinh doanh thì quả là đáng tiếc.

Hy vọng rằng trong thời gian tới, thì con số tìm đến nguồn vốn vay từ quỹ GQVL để Mở rộng SXKD sẽ nhiều hơn nữa, vì đây là thành phần chủ yếu sẽ tạo ra công việc mới cho người lao động trên địa bàn huyện Sóc Sơn. Lý do ít nhất là do thiếu đất sản xuất và lý do khác với chỉ 3% số người được hỏi đồng ý. Thật là lạ khi mà, một huyện trước kia cơ cấu nền kinh tế mà nông nghiệp chiếm đa số, mà bây giờ khi quỹ đất được sử dụng vào để xây dựng các khu công nghiệp, sân bay, khu đô thị... thì người dân lại rất nhanh thích nghi với điều đó. Đây không biết là điều vui mừng, hay đáng phải suy ngẫm.

Mỗi một cá nhân, CSSX tìm đến nguồn vốn vay từ quỹ GQVL đều có rất nhiều lý do và mục đích khác nhau. Một quyết định vay vốn là tổng hợp của rất nhiều yếu tố. Nhưng trên hết, và quan trọng nhất, có lẽ là khả năng tạo ra công việc mới cho người lao động, ổn định và phát triển sản xuất như phương châm của nhà nước đề ra. Hy vọng rằng dù lý do là gì thì các CSSX sẽ sử dụng nguồn vốn vay một cách hiệu quả nhất có thể để phát triển kinh tế cá nhân nói riêng và phát triển kinh tế địa phương nói chung.

c. Nhận xét về điều kiện vay vốn

Mỗi một đối tượng điều tra tìm đến với quỹ GQVL với một lý do khác nhau, tuy nhiên, để quyết định có vay vốn từ quỹ hay không lại phải xem điều kiện vay vốn có phù hợp hay không quyết định. Bảng 3.13: Nhận xét về điều kiện vay vốn sẽ cho ta thấy điều kiện vay vốn của quỹ GQVL thông qua ý kiển tổng hợp của các đối tượng điều tra.

Bảng 3.13: Nhận xét về điều kiện vay vốn

TT Điều kiện vay vốn Số phiếu

PV Số ý kiến đông ý Tỷ lệ % Ghi chú 1 Dễ dàng 30 2 6,66 2 Phù hợp 30 15 50 3 Không phù hợp 30 10 33,33 4 Quá khó khăn 30 3 10,00 5 Từ chối cho ý kiến 30 0 0

(Nguồn: tổng hợp kết quả của bảng hỏi và phiếu điều tra)

Qua bảng tổng kết trên, ta thấy được, phần lớn người đi vay vốn hiện nay đều cho rằng điều kiện vay vốn là phù hợp với mọi người với 50% số người được hỏi đều đồng ý với ý kiến trên. Nhưng cũng có đến 33,33% số người được hỏi cho rằng điều kiện đó là không phù hợp. Tuy rằng những người đó khi được hỏi sâu hơn là không phù hợp ở điểm nào thì chỉ nói là cảm nhận thấy như thế và mong muốn được xem xét lại điều kiện vay vốn để tạo điều kiện cho nhiều người, nhiều cơ sở kinh doanh được vay vốn hơn nữa.

Tuy đây chỉ là mang tích chất cảm tính là chủ yếu nhưng cũng là tâm tư nguyện vọng của nhiều người khác nên cũng có thể coi đây là một giá trị tham khảo trong các đề xuất trong thời gian tới.

Trong số những người được hỏi thì chỉ có rât ít người thấy điều kiện vay vốn của qũy GQVL là quá khó khăn hay quá dễ dàng, thấp hơn 10%. Tổng kết lại, điều kiện vay vốn từ quỹ GQVL hiện nay là hợp lý, tuy nhiên, cần xem xét lại điều kiện thực tế, điều kiện kinh tế xã hội hiện tại để có những điều chỉnh phù hợp hơn trong thời gian sắp tới.

d. Khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay

Điều kiện vay vốn nhiều khi phù hợp với người đi vay, nhưng để người cần vốn tìm đến được với nguồn vốn còn là cả một quá trình quản lý hành chính của nhà nước. Bảng 3.14 : Khó khăn tiếp cận nguồn vốn sẽ cho ta thấy ý kiến của đối tượng

điều tra về việc tiếp cận nguồn vốn là dễ dàng hay phức tạp và cơ chế quản lý hành chính có thật sự hiệu quả hay không. Ta xem xét bảng 3.14 như sau:

Bảng 3.14: Khó khăn tiếp cận nguồn vốn

TT Lý do Số phiếu PV Số ý kiến đông ý Tỷ lệ % Ghi chú 1 Rất dễ dàng tiếp cận và vay vốn 30 5 16,66

2 Dễ dàng tiếp cận và được tạo điều kiện 30 15 50

3 Chính sách còn nhiều trở ngại 30 5 16,66

4 Khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn 30 2 6,66

5 Từ chối cho ý kiến 30 3 10

(Nguồn: tổng hợp kết quả của bảng hỏi và phiếu điều tra)

Công tác truyền thông cho vay vốn cũng như cách quản lý vốn vay là hai trong những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân. 16,66% số ý kiến cho rằng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay từ quỹ GQVL là rất dễ dàng, tuy con số này là không nhiều nhưng điều đó đã thể hiện một sự cố gắng rât lớn của người làm công tác quản lý nguồn vốn GQVL. 50% ý kiến cho rằng dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay từ quỹ GQVL, điều đó cho thấy, mức độ hài lòng vào khả năng tiếp cận nguồn vốn là chưa cao.

Với một quỹ thuộc ngân sách và chương trình hỗ trợ quốc gia như quỹ GQVL thì tỷ lệ này nên đạt từ 80 % đến 90% là hợp lý nhất. Điều đó cho thấy còn nhiều bất cập trong công tác quản lý quỹ GQVL trên địa bàn điều tra. Có 16,66% số ý kiến cho rằng là chính sách còn nhiều trở ngại và 6,66% là khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay. Ta thấy được rằng, trong thời gian sắp tới nên có những biện pháp để kiểm soát lại quá trình quản lý vốn ở địa phương điều tra, và cần nghiêm khắc kiểm điểm và xử phạt nếu thấy có sai phạm.

e. Đánh giá chung

Qua công tác điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp, ta có thể thấy rằng hiệu quả sử dụng vốn vay từ quỹ GQVL trên địa bàn điều tra là khá hợp lý, hiệu quả, tuy rằng còn nhiều điểm cần khắc phục và cải thiện để có kết quả tốt hơn, nhưng với một huyện như Sóc Sơn, thì đây có lẽ là chấp nhận được.

Việc cải thiện trong thời gian sắp tới phải bằng những biện pháp quản lý, hỗ trợ của chính quyền địa phương và phải lắng nghe, kết hợp với nhiều ý kiến hơn nữa từ phía người dân là những người trực tiếp vay vốn và sử dụng nguồn vốn. Một lần nữa cần xem xét lại các chính sách và cách quản lý của ngân hàng CSXH huyện Sóc Sơn là đã chuẩn chưa và cần phải có những biện pháp như thế nào để cùng tháo gỡ những khó khăn hiện tại, bởi đây là cơ quan đại diện nhà nước quản lý và chịu trách nhiệm về các khoản vay vốn của quỹ GQVL.

Cần nâng cao vai trò của ngân hàng CSXH và tạo nhiều điều kiện khác trong việc tiếp cận nguồn vốn và sử dụng vốn của người dân để có thể đạt một kết quả tốt nhất trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)