Mục tiêu nghiên cứu của đề tài chỉ có thể đạt được khi địa điểm nghiên cứu được chọn đảm bảo tính khoa học, đại diện cho vùng nghiên cứu trên phương diện điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và đặc điểm nông thôn. Căn cứ vào những đặc điểm cụ thể được phân tích ở phần 2.1, tìm hiển vấn đề vay vốn, sử dụng vốn vay trong thực tế, tôi chọn 2 xã và một Thị trấn: Thị trấn Sóc Sơn, xã Quảng Tiến, xã Xuân Giang làm điểm nghiên cứu. Những xã này được chọn vì những tính chất kinh tế xã hội đặc trưng cho từng vùng kinh tế của huyện Sóc Sơn. Ba xã này có 31 887 nhân khẩu, phân bố địa lý theo hình tam giác của Huyện Sóc Sơn.
Quang Tiến là một trong 25 xã của huyện Sơn Sơn : Phía Đông và Nam giáp với xã Mai Đình, Phía Tây giáp với xã Hiền Ninh, phía bắc giáp đền Gióng. Xã Quang Tiến có 6 thôn bao gồm: Xuân Bách, Đông Lai, Bắc Thượng, Bắc Hạ, Điền Xá và Quảng Hội có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.113,19ha trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 293,23ha (chiếm 26,34%). Toàn xã có 1.624 hộ gia đình. Trong địa bàn xã Quang Tiến có khu công nghiệp Nội Bài rộng 100 ha. Trước khi khu công nghiệp vào đây (trước năm 1998), dân cư chủ yếu là làm ruộng. Kể từ sau năm 1998 Khu công nghiệp nội bài được xây dựng, nhiều thanh niên nam nữa trong độ tuổi lao động có công ăn việc làm. Hiện nay phát triển thêm một số ngành dịch vụ khác. Quang Tiến có con đường 131 chạy qua, là con đường nối giữa Cao tốc Thăng Long- Nội bài đến quốc lộ 3, Các tuyến xe hay chạy qua là xe Hà nội- Thái Nguyên, Thái Nguyên- Việt trì,.... Mặc dù nhận được nhiều sự quan tâm của các cấp nhưng Thạch Đồng là vẫn chưa thật sự thoát nghèo.
Xã Xuân Giang có 9 511 nhân khẩu, Phía đông xã giáp xã Việt Long, phía tây giáp hai xã Tân Minh và Đức Hòa, phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh, phía bắc giáp xã Bắc Phú. Nằm ven sông Cà Lồ là ranh giới của thành phố Hà Nội với tỉnh Bắc Ninh nằm cách xa nhất về phía Tây của huyện Sóc Sơn, có số hộ vay vốn Quỹ quốc gia giải Giải quyết việc làm lớn nhất với 500 hộ trong năm 2010. Xuân Giang từ năm 2005 trở về trước là một xã nghèo, nhưng mấy năm trở lại đây đã thoát nghèo, vươn lên là xã tiên phong nuôi nhím, trồng nấm, trồng hoa ly theo dự án của Trung tâm hỗ trợ nông dân của huyện. Xuân Giang là xã tiêu biểu có thu nhập thuần nông của huyện Sóc Sơn.
Thị trấn Sóc Sơn có diện tích 0,99 km2, dân số là 3.500 người, mật độ dân số đạt 3.058 người / km2 và số hộ vay vốn từ Quỹ quốc gia cho vay giải quết việc làm là 396 hộ. Năm 2005 các hộ ở Thị trấn được đền bù giải phóng mặt bằng, thời gian đầu còn loay hoay, lúng túng vì chưa biết sử dụng vốn hợp lý, nên tình trạng lãng phí vốn đã xảy ra mà chất lượng cuộc sống không được cải thiện; Thêm vào đó, diệc tích đất nông nghiệp bị thu hẹp nhanh nhất, nhiều nhất của Trung tâm, khó khăn thực sự đối với các hộ của Thị trấn. NHCSXH đã phối hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh huyện giúp các hộ nông dân tìm được hướng đi mới: chuyển dịch cơ cấu, dịch vụ nông nghiệp: máy móc, phân bón, thuốc trừ sâu…và xuất khẩu lao động.