Tình hình sử dụng vốn vay từ quỹ QGVL của các đối tượng điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 74 - 77)

Khi khoản vay được giải ngân, các CSSX và HGĐ phải sử dụng nguồn vốn đó vào sản xuất kinh doanh, nhưng làm sao để sử dụng vốn vay từ quỹ GQVL được hiệu quả nhất, ta xem xét bảng 3.9: Tình hình sử dụng vốn vay từ quỹ GQVLsau để thấy được cơ cấu sử dụng vốn vay từ quỹ GQVL tại thị trân Sóc Sơn và xã Xuân Quang và xã Quang Tiến :

Bảng 3.9: Tình hình sử dụng vốn vay từ quỹ GQVL của các đối tượng điều tra Đơn vị tính : Triệu đồng TT Chỉ tiêu Nhóm CSSX Nhóm HGĐ Tổng số Ghi chú Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %

1 Xây dựng sửa chữa

nhà xưởng, kho tàng 214 9,51 145 16,18 359 11,41 2 Mua sắm MMTB 687 30,55 178 19,87 865 27,50 3 Mua nguyên vật liệu 324 14,41 188 20,98 512 16,28 4 Mua giống 129 5,73 192 21,43 321 10,21 5 Trả lương nhân công 705 31,35 129 14,40 834 26,52 6 Chi việc khác 190 8,45 64 7,14 254 8,08

Cộng 2.249 100 896 100 3.145 100

(Nguồn: Báo cáo của huyện Sóc Sơn, ngân hàng CSXH và thông tin điều tra cá nhân)

Trong tổng số 3 tỷ 145 triệu đồng được giải ngân ở thị trân Sóc Sơn, xă Quang Tiến và xã Xuân Quang, phần lớn nguồn vốn được sử dụng cho nhóm các CSSX với số tiền trên 2 tỷ đồng , còn lại là dành cho các HGĐ với số tiền tương ứng là 896 triệu đồng.

Nhìn chung, một cách tổng quát nhất ở các CSSX và HGĐ, nguồn vốn vay từ quỹ GQVL được phân bổ chủ yếu cho mua sắm Máy móc thiết bị với số tiền là 865 triệu đồng tương đương 28,49% tổng nguồn vốn vay. Và thứ 2 là khoản trả lương nhân công với số tiền 834 triệu ứng với 26,52% tồng nguồn vốn vay. Đây là 2 khoản quan trọng nhất trong việc sư dụng nguồn vốn vay từ quỹ GQVL, đó cũng là thực trạng chung của các khoản vay khác vì tầm quan trọng của chi phí cơ sở vật chất và chi phí nhân công trong sản xuất kinh doanh là rất lớn đặc biệt đối với ngành kinh doanh thương mại và dịch vụ, một ngành kinh doanh chính trong các đối tượng điều tra.

Các khoản chi phí khác được phân bổ khá là đồng đều, cụ thể như khoản mua giống, mua nguyên vật liệu và xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, kho tàng với tỷ trọng

lần lượt chiếm 9,51%, 16,18% và 11,41% trong tổng số nguồn vốn vay từ quỹ GQVL.

Nếu xét riêng đối với các CSSX, thì chi phí được phân bổ nhiều nhất sau khi được giải ngân từ quỹ GQVL là chi phí trả lương nhân công lao động với số tiền lên đến 705 triệu đồng chiếm 31,35% trong tổng số 2 tỷ 249 triệu đồng được giải ngân trong năm 2013.

Đứng thứ nhì về nguồn vốn vay được sử dụng là chi phí mua sắm Máy móc thiết bị. Với tỷ trọng là 30,55%, ứng với số tiền 687 triệu đồng đây là một khoản tiền chi phí chủ yếu trong các CSSX công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Các khoản còn lại trong chi phí sản xuất kinh doanh được phân bổ khá là đồng đều với các mức 9,51%, 30,55%, 14,41% và 5,73% tương ứng với các chi phí như Xây dựng, sửa chữa nhà xưởng, kho tàng, chi phí mua nguyên vật liệu, mua giống và các chi phí sản xuất kinh doanh khác.

Có thể thấy được tầm quan trọng của chi phí trả lương nhân công trong lao động sản xuất là rất lớn, điều đó thể hiện tầm quan trọng của lực lượng lao động trong nền sản xuất hiện nay, và có lẽ đây cũng là tín hiệu tốt cho việc phát triển việc làm tại thị trấn Sóc Sơn, xã Quang Tiến, xã Xuân Quang nói riêng và địa bàn huyện Sóc Sơn nói chung. Từ đây ta thấy được phần nào hiệu quả tạo các việc làm mới từ quỹ GQVL trên địa bàn nghiên cứu.

Nếu xét về các Hộ gia đình kinh doanh, ta thấy tỷ trọng của việc sử dụng vốn vay từ quỹ GQVL là khác khá nhiều so với các CSSX. Cụ thể, trong khi các CSSX dùng tỷ trọng lớn nhất của nguồn vốn vay sử dụng cho mục đích trả lương nhân công, thì HGĐ lại dành ưu tiên cho việc Mua nguyên vật liệu và Mua giống với con số lên đến 20,98% của tổng nguồn vốn vay từ quỹ GQVL. Ưu tiên thứ 3 đối với các hộ gia đình kinh doanh là việc Mua sắm Máy móc thiết bị với tỷ trọng chiếm 19,87% tổng vốn vay và số tiền tương ứng là 178 triệu đồng trong năm 2013. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi lẽ các Hộ gia đình thường là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi là chủ yếu, một số ít kinh doanh tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh thương mại – dịch vụ, cho nên phần lớn vốn vay của bà con nông dân đều dành cho mua sắm nguyên vật liệu và mua giống mới để đầu tư vào vụ tiếp theo.

Cuối cùng, chỉ có một số ít tiền vốn vay, các Hộ gia đình sử dụng vào việc trả công lao động với tỷ trọng 14,40% của tổng số vốn vay và 7,14% còn lại dùng để chi cho các chi phí cần thiết khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tổng thể chung, nhìn lại vào chức năng hoạt động, lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau của CSSX và HGĐ, ta thấy giữa 2 đối tượng tuy có sự khác nhau về ưu tiên sử dụng vốn vay từ quỹ GQVL, nhưng đó là sự hợp lý nhất định tùy thuộc vào tình hình sản xuất kinh doanh của mỗi cá thể CSSX và HGĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)