Từ tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của các đối tượng điều tra, ta có thể hình dung ra được phân nào kết quả của việc sử dụng vốn vay. Nhưng để tìm hiểu kỹ hơn, ta xem xét bảng 3.10: Kết quả sử dụng vốn vay như sau:
Bảng 3.10: Kết quả sử dụng vốn vay của quỹ GQVL của các đối tượng điều tra Đơn vị tính: Đồng
TT Chỉ tiêu BQ một CSSX BQ 1 HGĐ BQ chung Ghi chú
1 Doanh thu trước khi vay
vốn từ quỹ GQVL 120.650.400 80.450.000 100.550.200
2 Doanh thu sau khi vay
vốn từ quỹ GQVL 134.560.000 88.900.000 111.730.000
3 Số lao động trước khi
vay vốn từ quỹ GQVL 6,88 3,25 5,06
4 Số lao động sau khi vay
vốn từ quỹ GQVL 8,25 4,50 6,38
5 Số lao động tăng lên khi
được vay 1,38 1,21 1,31
6 Doanh thu tăng thêm sau
khi vay 13.909.600 8.450.000 11.179.800
7 Doanh thu tăng thêm
trên 1 đồng vốn vay 2,02 3,33 2,67
8 Số vay BQ cho 1 lao
động tăng thêm 20.445.455 22.490.000 21.467.727
Theo thông tin của bảng kết quả trên ta thấy: tình hình chung của các CSSX và HGĐ là khá tốt. Cụ thể: Doanh thu bình quân chung trước khi vay vốn của CSSX và HGĐ là 100 triệu 550 ngàn đồng và sau khi vay vốn là 111 triệu 730 ngàn đồng, với mức tăng bình quân là 11,180 đồng/1 CS và doanh thu tăng thêm trên 1 đồng vốn vay BQ là 2,67 đồng.
Như vậy, nhìn chung, các CSSX và HGĐ đã sử dụng khá hiệu quả nguồn vốn vay từ quỹ GQVL vào công việc sản xuất kinh doanh của mình, tạo nên một sự tăng trưởng nhẹ về doanh thu. Tuy mức tăng là không nhiều, nhưng đây là nỗ lực rất lớn của các CSSX và HGĐ trong tình hình kinh tế hết sức khó khăn hiện nay. Tiếp đến, hiệu quả của việc sử dụng vốn vay từ quỹ GQVL được thể hiện ở chỉ tiêu LĐ tăng lên BQ chung cho các CSSX và HGĐ là 2,02. Trước khi vay vốn, số lao động BQ của CS là 5,06 người và sau khi vay là 6,38 người/ 1 CS.
Điều đó cho thấy, mặt tích cực của việc sử dụng vốn vay từ quỹ GQVL và các CS này đã sử dụng vốn vay đúng với mục đích và cam kết ban đầu khi vay vốn từ quỹ GQVL. Cuối cùng, số vay BQ cho 1 lao động tăng thêm trên địa bàn khảo sát là 21 triệu 447 ngàn đồng. Tuy con số đó cao hơn so với mức bình quân của huyện 21 triệu 28 ngàn đồng, nhưng mức chênh lệnh này là không đáng kể, và cũng phải kể đến tình hình kinh doanh thực tế tại các địa phương khảo sát khá khác biệt so với mặt bằng chung của huyện Sóc Sơn.
Nếu xét riêng về các CSSX, ta thấy các CSSX tại địa phương khảo sát nhìn chung là các CSSX nhỏ với doanh thu BQ chỉ là 120 triệu 650 ngàn đồng/ năm trước khi vay vốn và 134 triệu 560 ngàn đồng/ năm sau khi vay vốn với mức tăng tương đương là 13 triệu 910 ngàn đồng. Có thể nói các CSSX tại thị trấn Sóc Sơn, xã Quang Tiến, và xã Xuân Quang phần lớn là các đơn vị sản xuất kinh doanh nhỏ lẽ, quy mô nhỏ với lượng lao động không nhiều. Bình quân chung 1 CSSX chỉ co khoảng 6.88 lao động trước khi vay vốn từ quỹ GQVL. Con số này tăng lên 8,25 LĐ, với mức tăng BQ là 1,38 LĐ/ CSSX, tuy rằng nó là ít so mới mặt bằng chung của thành phố Hà Nội, nhưng nếu xét riêng trên địa bàn huyện Sóc Sơn thì đó là con số khá là đáng kể vì tình hình kinh tế của huyện Sóc Sơn là tương đối khó khăn so
với mặt bằng chung của Thành Phố. Một con số đáng khích lệ của các CSSX trên địa bàn điêu tra.
Qua đây, ta cũng thấy được rằng, các CSSX trên địa bàn điều tra đã sử dụng nguồn vốn vay khá là hiệu quả từ việc tăng được doanh thu của CS mình cũng như việc tăng thêm số lao động mới đúng như cam kết khi vay vốn. Tuy nhiên, để tăng 1 LĐ thì các CSSX phải sử dụng đến 20 triệu 445 ngàn đồng. Đây là con số cao hơn so với 20 triệu đồng, cho thấy việc sử dụng nguồn vào tạo công ăn việc làm mới ở các địa bàn điều tra vẫn còn nhiều điểm chưa thật sự hợp lý, gây lãng phí nguồn vốn vay.
Xét riêng cho các Hộ gia đình được điều tra trên địa bàn thị trấn Sóc Sơn, xã Quang Tiến và xã Xuân Quang. Ta thấy tuy doanh số BQ có tăng lên từ 80 triệu 450 ngàn lên 88 triệu 900 ngàn với mức tăng BQ là 8 triệu 450 ngàn, nhưng có thể thấy, các hộ gia đình là khá khó khăn khi mức thu nhập bình quân chưa đến 100 triệu đồng/năm. Nhưng cũng phải nhắc đến sự cố gắng trong sản xuất kinh doanh và quản lý hiệu quả nguồn vốn vay để có một sự tăng trưởng về doanh thu sau khi vay vốn từ quỹ GQVL, đây là cơ sở để các Hộ gia đình có niềm tin vào việc vay vốn và trả nợ cả gốc lẫn lãi của các khoản vay từ quỹ GQVL.
Đặc biệt, sau khi vay vốn từ quỹ GQVL, tỷ lệ bình quân tạo ra công việc cho lao động mới trong các Hộ gia đình kinh doanh là 1,21, thấp hơn so với các CSSX trên địa bàn điều tra, điều đó cho thấy, các Hộ gia đình đã quản lý, và sử dụng nguồn vốn vay kém hiệu quả hơn các CSSX, đây là điều đáng nói nếu xét trên mức vốn vay và quy mô của các HGĐ là nhỏ hơn so với CSSX là khá nhiều. Một điều khác là Số vay BQ cho một lao động tăng thêm trên địa bàn điều tra khảo sát là 22 triệu 490 ngàn đồng. Nó cao hơn mức bình quân của huyện là 21 triệu 28 ngàn đồng. Qua đó, ta thấy rằng, trên địa bàn khảo sát, các HGĐ còn lãng phí và sử dụng nguồn vốn vay ở một số chỗ chưa thật sự tối ưu.
Tổng kết lại, Tuy còn một số nơi sử dụng nguồn vốn vay từ quỹ GQVL còn lãng phí và chưa thật sự tối ưu, nhưng trên địa bàn khảo sát và nghiên cứu, các CSSX và HGĐ đã có nhiều cố gắng và hoàn thành đúng những gì cam kết khi ký
khế ước vay vốn từ quỹ GQVL trong việc tạo ra được công việc cho Lao Động mới trên địa bàn của mình.