Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 44 - 50)

2.1.2.1. Đặc điểm dân số, lao động

Chính quyền và nhân dân huyện Sóc Sơn đã có nhiều cố gắng khắc phục khó khăn phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng sẵn có của huyện nên đã tạo được tốc độ tăng trưởng tương đối khá, văn hóa - xã hội có tiến bộ, đặc biệt bước đầu đã có những chuyển dịch cơ cấu lao động, từng bước nâng cao chất lượng đội ngũ lao động, để thấy rõ được sự phát triển đó ta nhìn số liệu về dân số và lao động của huyện Sóc Sơn năm 2013 được nêu tại bảng 2.2.

Sóc Sơn là một huyện có tiềm năng lớn về đất đai và lao động. Dân số huyện có khoảng 300.000 người, với gần 75.000 hộ dân trong đó sản xuất nông nghiệp là 54.649 hộ - chiếm 78,46% năm 2013, lao động trong ngành sản xuất nông nghiệp vẫn cao chiếm 60,72%, trong khi đó, lao động trong ngành sản xuất phi nông nghiệp còn thấp chỉ chiếm 39,28 %. Cơ cấu lao động phân theo các ngành như sau:

Bảng 2.2: Tình hình dân số lao động huyện Sóc Sơn (2013) Số

TT Chỉ tiêu ĐVT 2013 Ghi chú

Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Dân số toàn huyện Người 298.125 100

1.1 Khẩu nông nghiệp Người 227.558 76,33 1.2 Khẩu phi nông nghiệp Người 70.567 23,67

2 Tổng số hộ Hộ 74.450 100

2.1 Hộ nông nghiệp Hộ 54.649 76,48 2.2 Hộ phi nông nghiệp Hộ 19.801 26,59

3 Tổng số lao động 172.251 100

3.1 Lao động nông nghiệp LĐ 104.590 60,72 3.2 Lao động phi nông nghiệp LĐ 67.661 39,28 3.3 Lao động có việc làm LĐ 120.352 69,87 3.4 Lao động không có việc làm LĐ 51.899 30,13

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Sóc Sơn 2013)

- Lao động trong khu vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 23.023 lao động chiếm 13,78%.

- Lao động khu vực xây dựng, vận tải là 12.950 lao động chiếm 7,75%. - Thương mại, dịch vụ là 19.420 lao động chiếm 11,63%.

- Lao động khu vực nông lâm ngư nghiệp 102.775 LĐ chiếm 61,52%. - Các ngành khác 8.891 lao động chiếm 5,32%.

Sóc sơn là một huyện khó khăn trong thành phố Hà Nội, chính vì vậy trình độ chuyên môn của thị trường lao động trên địa bàn huyện là khá thấp so với các địa phương khác trên địa bàn thành phố. Ta xem xét chất lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn qua bảng 2.3.

Bảng 2.3: Chất lượng lao động chia theo trình độ chuyên môn của huyện Sóc Sơn năm 2013

Số TT Diễn giải Năm 2013 Ghi chú Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số 172.251 100 1.1 Trên Đại học 344 0,21 1.2 Đại học, cao đẳng 8.750 5,08 1.3 Trung cấp 8.732 5,06 1.4 Công nhân kỹ thuật 5.167 3,05 1.5 Sơ cấp 3.961 2,35 1.6 Chưa qua đào tạo 145.297 84,36

(Nguồn: Chi cục thống kê huyện Sóc Sơn)

Theo biểu trên, chất lượng lao động của huyện còn quá thấp: Số lao động đã qua đào tạo là 24.185 lao động chỉ chiếm 14,29%. Trong đó, số lao động có trình độ trên đại học chỉ chiếm chưa đến 0,2%, trình độ đại học cao đẳng chiếm 5,08 %, hệ trung cấp chiếm 5,06 %... còn lại 84,36 % số lao động là lao động chưa qua đào tạo. Điều này đặt ra một nhu cầu bức thiết về đào tạo nghề cho số lao động này. Đồng thời đòi hỏi công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực đào tạo nghề và nâng cao trình độ chuyên môn tại huyện phải được chú trọng hàng đầu.

Tích cực mở các lớp tập huấn và đào tạo nghề chuyên sâu cho nông dân tạo sự hiểu biết về khoa học và kỹ thuật áp dụng vào sản xuất công, nông, lâm, ngư nghiệp đạt hiệu quả cao.

2.1.2.2. Đặc điểm văn hóa, y tế, giáo dục

Về văn hóa xã hội : Là vùng đất địa linh, nhân kiệt: có Đền thờ Phù Đổng Thiên Thiên Vương (một trong 4 tứ bất tử của dân tộc), đặc biệt là Lễ hội đền Gióng năm 2010 đã được Unessco công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại; có Học viện phật giáo, chùa Non, tượng đài Thánh Gióng, hơn 400 đình, đền chùa và các di tích thờ tự khác

Y tế: Sự nghiệp y tế có nhiều tiến bộ, đáp ứng cơ bản các nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân. Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn và hệ thống trạm y tế tuyến xã đã được nâng cấp, xây mới, 26/26 xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở.

Công tác xóa đói giảm nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 16,98% năm 2006 xuống còn 5.4% năm 2012 và còn 4,28% tháng 6/2013. Đời sống, việc làm, thu nhập của nhân dân được cải thiện, thu nhập bình quân 23 triệu đồng/người.

Trường học: Toàn huyện có 103 trường học (trong đó có 29 trường Mẫu giáo, 33 trường Tiểu học, 01 trường nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em khuyết tật, 27 trường Trung học sơ sở, 13 trường trung học phổ thông). Có 9 trường Đại học, Cao đẳng, THCN. Huyện đã hoàn thành chương trình phổ cập giáo dục Trung học cơ sở ở 100% các xã, thị trấn, có 40 trường được công nhận đạt chuẩn Quốc gia.

2.1.2.3. về cơ sở hạ tầng

Để Sóc Sơn bật lên phát triển, trong Kế hoạch 61 của UBND thành phố đã chỉ rõ hướng đi của huyện Sóc Sơn là phải tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng và hoàn thiện các quy hoạch. Điều chỉnh bổ sung quy hoạch rừng Sóc Sơn gắn quy hoạch với các loại rừng phòng hộ, đặc dụng, kinh tế với phát triển dịch vụ du lịch. Hoàn chỉnh quy hoạch giao thông, thủy lợi, sử dụng đất. Điểu chình bổ sung quy hoạch cấp nước đô thị, công nghiệp và du lịch dịch vụ. Cần tập trung và coi là số 1 về phát triển giao thông ở Sóc Sơn để phát triển kinh tế, Thực hiện cải tạo nâng cấp nhựa hoá cơ bản các đường trục liên xã vào năm 2012 theo quy hoạch được duyệt đặc biện chú trọng kêu gọi các chủ đầu tư trong và ngoài nước lập các dự án khu công nghiệp Nội Bài. Xây dựng cụm công nghiệp Mai Đình (50ha), Phú Cường (50ha). Triển khai thực hiện dự án khu du lịch văn hoá - sinh thái Sóc Sơn 274 ha theo quy hoạch và dự án tiền khả thi với 4 khu vực gồm: khu vui chơi giải trí (72,7ha); khu du lịch sinh thái (82ha); khu công trình công cộng và làng du lịch (55ha); khu bảo tồn văn hoá (65ha). Đầu tư dự án phục vụ hạ tầng du lịch, như: dự án đường từ quốc lộ 3 vào khu du lịch văn hoá - sinh thái, dự án đường 35 vào khu du lịch. Ngoài ra, đầu tư dự án sân Golf Minh Trí (120ha); làng du lịch sinh thái Đình Phú 500ha....

Về giao thông: ngoài hệ thống đường quốc lộ, đường sắt và cảng hàng không sân bay quốc tế Nội Bài do nhà nước trực tiếp quản lý, các tuyến đường quốc lộ 3 và khu công nghiệp, các tuyến đường liên xã quốc lộ 2 - Minh Trí - Xuân Hoà, quốc

lộ 3 Bắc Phú - Tân Hưng, quốc lộ 3 Thá - Ga Đa Phúc, đường 131, đường Xuân Giang - Đức Hoà, quốc lộ 3 Đông Xuân - Đường 16 với chiều dài 40km và các tuyến đường trục giao thông cấp xã với chiều dài khoảng 200km đã đổ bê tông.

Về thuỷ lợi: hệ thống thuỷ lợi cũng được quan tâm xây dựng và củng cố, phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và chống úng ngập vào mùa mưa. Hàng năm, huyện huy động hàng chục vạn ngày công làm thuỷ lợi, gia cố đê điều, đào đắp kênh mương. Nhiều công trình thuỷ lợi lớn cũng được triển khai xây dựng như công trình trạm bơm Tân Hưng với công suất thiết kế tưới 700ha và tiêu 300ha. Các trạm bơm điện Thạch Lỗi, Tân Dân, Thá, Tăng Long với công suất 13.000m3 được nâng cấp lắp đặt. Hàng chục công trình thuỷ lợi khác cũng đã được xây dựng song do đặc điểm vùng trung du bán sơn địa với địa hình phức tạp nên hệ thống thuỷ lợi mới chỉ phục vụ tưới tiêu cho khoảng 50% diện tích, số còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào thời tiết dẫn đến tình trạng “chiêm khô, mùa thối”, sản xuất bấp bênh, năng suất và sản lượng cây trồng thấp.

Về hệ thống điện: hiện nay mạng lưới điện đã có ở tất cả các xã trong địa bàn huyện, phục vụ đủ nhu cầu điện sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.

Ngay thời gian tới, huyện Sóc Sơn xác định sẽ đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tập trung thực hiện các giải pháp về xây dựng quy hoạch, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn; xây dựng phát triển nghề truyền thống và các nghề mới, tạo thêm việc làm, thu nhập cho lao động nông nghiệp...

2.1.2.4. Về phát triển kinh tế:

Huyện Sóc Sơn có 25 xã và 01 Thị trấn, có 71.450 hộ dân với 298.125 nhân khẩu, mật độ dân số 957 người/km2. Với vị trí chiến lược Sóc Sơn có nhiều tiềm năng để phát triển, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tích cực. Để thấy rõ hơn điều đó, ta xem xét giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Sóc Sơn

Bảng 2.4: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế huyện Sóc sơn

Đơn vị tính: Tỷ đồng

TT Ngành kinh tế Đơn vi ̣

tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ phá t triển BQ (%)

I GTSX (theo giá hiê ̣n hành) tỷ đồng 2.092,02 2.238,40 2.391,01 107

1 Sản xuất nông lâm - thủy sản tỷ đồng 402,30 408,51 405,75 0 2 Công nghiệp - xây dựng cơ bản tỷ đồng 1.219,02 1.296,03 1.392,04 107 3 Thương mại - dịch vụ tỷ đồng 470,29 533,63 597,99 113

III Cơ cấu GTSX %

1 Sản xuất nông lâm - thủy sản % 0,19 0,18 0,17 94 2 Công nghiệp - xây dựng cơ bản % 0,58 0,58 0,58 0 3 Thương mại - dịch vụ % 0,22 0,24 0,25 105

(Nguồn: UBND huyện Sóc Sơn)

Trong những năm vừa qua, mặc dù gặp những khó khăn, ảnh hưởng của lạm phát và suy thoái kinh tế, tình hình thiên tai, dịch bệnh nhưng kinh tế của huyện Sóc Sơn vẫn tăng trưởng cao, các ngành sản xuất nhìn chung đều phát triển. Kinh tế trên địa bàn huyện tăng trưởng bình quân 23%/năm, cao hơn 3,5% so với bình quân 5 năm 2001 - 2005. Cơ cấu kinh tế trên địa bàn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp (tính đến hết năm 2012, tỷ trọng công nghiệp 57.9%, dịch vụ 23.84%, nông nghiệp 18.25%).

Công nghiệp - xây dựng trên địa bàn tăng trưởng bình quân 24,8%/năm, công nghiệp - xây dựng do huyện quản lý tăng 16%/năm. Các loại hình doanh nghiệp phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô, hiện có 650 doanh nghiệp đang hoạt động (tăng 410 DN so với 2005). Dịch vụ được ưu tiên phát triển đa dạng, nhiều loại dịch vụ với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Hệ thống thương mại có bước phát triển, một số dự án du lịch, nghỉ dưỡng đang được triển khai, mạng

lưới tín dụng - ngân hàng, bưu chính viễn thông được mở rộng. các ngành dịch vụ tăng 13,47%/năm.

Trong nông nghiệp đã chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với nông nghiệp sinh thái. Sản lượng lương thực từ 75.400 tấn năm 2005 lên 96.960 tấn/năm 2012, giá trị trên ha canh tác đạt 86 triệu đồng (2010) lên 101 triệu đồng /ha (2012). nông nghiệp tăng 2,64%/năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)