Kết quả thực hiện đề án xây dựng quỹ vốn vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 58 - 68)

3.1.2.1. Tình hình huy động nguồn vốn của quỹ GQVL tại Sóc Sơn

Như một số nơi trên thành phố Hà Nội, Quỹ GQVL tại huyện Sóc Sơn cũng được hình thành chủ yếu từ nguồn cấp kinh phí của thành phố và trích từ ngân sách hàng năm của huyện. Quỹ hoạt động theo nguyên tắc bảo toàn vốn và ngày càng tăng lên. Để xem xét tình hình huy động vốn của quỹ trong 3 năm gần nhất, ta theo

dõi bảng 3.1: Tình hình huy động nguồn vốn quỹ GQVL huyện Sóc Sơn :

Bảng 3.1: Tình hình huy động nguồn vốn của quỹ GQVL huyện Sóc Sơn Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ

PTBQ (%) Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ %

1 Nguồn vốn bổ sung từ thu hồi

các khoản cho vay cũ 8.745 46,45 10.512 42,42 15.215 54,52 131,90

2 Nguồn bổ sung từ Quỹ của

TP Hà Nội 8.000 42,49 12.000 48,42 10.050 36,02 112,08

3 Nguồn bổ sung từ quỹ cho vay

hộ nghèo TP 1.235 6,56 1.520 6,13 1.654 5,93 115,73

4 Nguồn bổ sung khác 846 4,49 750 3,03 986 3,53 107,96

Cộng nguồn vốn 18.826 100 24.782 100 27.905 100 121,75

Nguồn: tổng hợp từ báo cáo của huyện và tài liệu của ngân hàng CSXH huyện Sóc Sơn

Qua bảng trên ta có thể thấy, tổng nguồn vốn của quỹ GQVL tại huyện Sóc Sơn gia tăng theo từng năm với tốc độ phát triển trung bình quân là 121,75 %, đây là một tín hiệu đáng mừng, nó cho thấy sự phát triển của quỹ trong giai đoạn 2011 – 2013. Những thành phần chủ yếu trong cơ cấu nguồn vốn của quỹ là Nguồn vốn

bổ sung từ thu hồi các khoản cho vay cũ và nguồn bổ sung từ quỹ của TP Hà Nội với tốc độ phát triển bình quân lần lượt lên đến 132,90% và 112,08%. Tính riêng trong năm 2013, hai nguồn bổ sung trên đã đóng góp 25 tỷ 255 triệu đồng cho quỹ GQVL trong tổng số nguồn vốn của quỹ là 27 tỷ 905 triệu đồng.

Cũng không thể nhắc đến một đóng góp quan trọng khác cho quỹ GQVL tại Sóc Sơn đó là nguồn vốn bổ sung từ quỹ cho vay hộ nghèo thành phố. Với tốc độ phát triển bình quân là 115,73% , và đóng góp gần 2 tỷ đồng trong năm 2013, có thể nói, đây cũng là nguồn bổ sung cần thiết cho quỹ GQVL có thể duy trì và phát triển trong giai đoạn mà huyện vẫn còn nhiều hộ nghèo, cũng như hộ cận nghèo đang rất cần nguồn vốn để thoát khỏi cảnh nghèo như hiện tại.

Cũng không thể nhắc đền một số nguồn vốn bổ sung khác của huyện như ngân sách dành cho QGVL của huyện hàng năm, nguồn vốn cho vay ủy thác của Hội phụ nữ ,Hội cựu chiến binh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cũng như các hội hoạt động rất tích cực khác của huyện. Tuy đóng góp của những hội này là chưa nhiều nhưng nó thể hiện được sự quan tâm của các mọi người trong việc chung tay tạo việc làm cho thanh thiếu niên, những người trong độ tuổi lao động chưa có công ăn việc làm... Qua đó thể hiện sự phấn đấu phát triển xã hội, chung tay xây dựng một huyện Sóc Sơn vững mạnh và phát triển.

3.1.2.2. Tình hình cho vay từ quỹ GQVL huyện Sóc Sơn.

Với nguồn vốn được bổ sung hàng năm với tốc độ phát triển BQ là 121,75%, có thể nói đây là tín hiệu rất đáng mừng của quỹ GQVL tại huyện Sóc Sơn. Tuy nhiên, tính hiệu quả và độ bao phủ của quỹ cũng là một vấn đề cần được xem xét trong việc đánh giá quỹ GQVL trong 3 năm trở lại đây.

a. Tình hình cho vay theo địa phương, xã phường.

Có thể nói, huyện các xã của huyện Sóc Sơn được huyện phân bổ nguồn vốn vay từ quỹ GQVL khá đều, từ 2% đến 6% một huyện, tùy theo tình hình nhu cầu vốn của từng địa phương và khả năng cân đối của huyện. Để xem xét tình hình vay vốn tại các xã của huyện Sóc Sơn, ta xem xét bảng 3.2: Tình hình cho vay từ quỹ GQVL của huyện Sóc Sơn sau:

Bả ng 3.2: Tình hình cho vay từ quỹ GQVL của huyện Sóc Sơn

Đơn vị tính: triệu đồng

TT Xã/Thị trấn

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc độ

PTBQ (%) Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % 1 TTr Sóc Sơn 1.245 7,90 1.200 6,65 1.450 7,75 107,92 2 Xã Đông Xuân 450 2,85 578 3,21 645 3,45 119,72 3 Xã Đức Hòa 573 3,63 675 3,74 457 2,44 89,31 4 Xã Bắc Phú 860 5,46 920 5,10 1.120 5,98 114,12 5 Xã Bắc Sơn 425 2,70 570 3,16 645 3,45 123,19 6 Xã Hồng Kỳ 540 3,43 450 2,50 760 4,06 118,63 7 Xã Hiền Ninh 865 5,49 885 4,91 982 5,25 106,55 8 Xã Kim Lũ 870 5,52 760 4,21 950 5,08 104,50 9 Xã Mai Đình 546 3,46 754 4,18 845 4,52 124,40 10 Xã Minh Phú 764 4,85 628 3,48 745 3,98 98,75 11 Xã Minh Trí 540 3,43 750 4,16 620 3,31 107,15 12 Xã Nam Sơn 342 2,17 480 2,66 290 1,55 92,08 13 Xã Phù Lỗ 726 4,61 876 4,86 756 4,04 102,05 14 Xã Phù Linh 459 2,91 946 5,25 846 4,52 135,76 15 Xã Phú Cường 648 4,11 549 3,04 549 2,93 92,04 16 Xã Phú Minh 647 4,10 587 3,26 745 3,98 107,31 17 Xã Quang Tiến 670 4,25 769 4,26 845 4,52 112,30 18 Xã Tân Dân 350 2,22 540 2,99 453 2,42 113,77 19 Xã Tân Hưng 480 3,04 435 2,41 450 2,40 96,82 20 Xã Tân Minh 424 2,69 664 3,68 564 3,01 115,33 21 Xã Thanh Xuân 465 2,95 823 4,56 654 3,49 118,59 22 Xã Tiên Dược 479 3,04 570 3,16 497 2,66 101,86 23 Xã Trung Giã 350 2,22 450 2,50 760 4,06 147,36 24 Xã Việt Long 548 3,48 845 4,69 780 4,17 119,30 25 Xã Xuân Giang 950 6,03 772 4,28 850 4,54 94,59 26 Xã Xuân Thu 549 3,48 556 3,08 457 2,44 91,24 Cộng 15.765 100 18.032 100 18.715 100 108,96

Huyện Sóc Sơn có 1 thị trấn Sóc Sơn và 25 xã khác với dân số vào năm 2013 là gần 300.000 người. Với sự phân bổ trải rộng trên toàn huyện và cớ cấu nền kinh tế phát triển theo hướng Công nghiệp, thương mại dịch vụ là chủ yếu nên việc vay vốn chủ yếu từ nguồn vốn GQVL huyện thường tập trung nhưng nơi có nền kinh tế thương mại phát triển. Điển hình như thị trấn Sóc Sơn, với việc vay vốn trong 3 năm 2011, 2012, 2013, nguồn vốn cho vay từ quỹ GQVL của huyện lần lượt là 1 tỷ 245 triệu đồng năm 2011, 1 tỷ 200 triệu đồng năm 2012 và 1 tỷ 450 triệu đồng vào năm 2013, với tốc độ phát triẻn bình quân là 108,96 %. Đây là địa phương tập trung phát triển công nghiệp, tiểu thương nghiệp và dịch vụ chính của huyện.

Xét một cách tổng thể, huyện Sóc Sơn với 26 xã và thị trấn, thì việc phân bổ các nguồn vốn vay là rất khó khăn và phải tùy tình hình thực tế của từng xã, thị trấn. Một số xã được giải ngân rất ít như xã Nam Sơn, trung bình 1 năm được giải ngân khoảng 350 triệu đồng và với tốc độ phát triển bình quân của việc giải ngân là 92,08% trong 3 năm gần nhất. Hay Xã Tân Hưng, trung bình 1 năm được giả ngân là 450 triệu đồng với tốc độ phát triển BQ là 96,82%. Không thể nói là Huyện không tạo điều kiện để 2 xã này tiếp xúc với nguồn vốn vay từ quỹ GQVL quốc gia, nhưng có thể thấy đây là 2 xã có nền kinh tế yếu trong tổng thể 26 xã và thị trấn của toàn huyện.

Bên cạnh đó, cũng có nhiều xã được giải ngân khá nhiều với số tiền trung bình hàng năm vào khoảng trên 700 triệu đồng như xã Mai Đình, Xã Quang Tiến, Xã Xuân Giang, và một số xã khác. Hơn nữa những xã này xét về mặt bằng chung của nền kinh tế xã hội thì đây là những xã năng động trong việc phát triển nền kinh tế thương mại, dịch vụ cũng như sản xuất nông nghiệp. Có thể nói đó là những điểm sáng trong sự phát triển kinh tế của huyện trong những năm gần đây.

Mỗi xã có những đặc điểm, kinh tế và tình hình thực tế là khác nhau, nên nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn là khác nhau. Nhưng xét trên khía cạnh tốc độ phát triển BQ của việc cho vay từ quỹ GQVL thì trên toàn huyện Sóc Sơn, tốc độ phát triển bình quân là khá cao, đặc biệt một số xã có tốc độ phát triển BQ là trên 120%. Điều đó cho thấy việc tiếp cận nguồn vốn, sử dụng nguồn vốn và phát huy hiệu quả

chung của toàn huyện Sóc Sơn là tốt theo đánh giá từ phía Thành Phố Hà Nội. Việc giải quyết việc làm cho thanh niên, những người trong độ tuổi lao động của Huyện cũng được đánh giá tốt so vơi một số huyện lân cận.

b. Tình hình cho vay từ quỹ GQVL chia theo mục đích sử dụng.

Tùy vào tình hình sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn, thì số vốn vay sẽ được phân bổ theo mục đích sử dụng trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ là khác nhau. Nhưng để tìm hiểu rõ ràng hơn, ta xem xét bảng 3.3 : Tình hình cho vay chia từ quỹ GQVL chia theo mục đích sử dụng:

Bảng 3.3: Tình hình cho vay từ quỹ GQVL chia theo mục đich sử dụng Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Mục tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tốc

độ PTBQ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % Số tiền Tỉ lệ % 1 Phát triển sản xuất Nông nghiệp 1.734 0,11 1.262 0,07 1.684 0,09 98,55 a Trồng trọt 555 0,04 379 0,02 421 0,02 87,11 b Chăn nuôi 954 0,06 757 0,04 1.095 0,06 107,14 c SXNN khác 225 0,01 126 0,01 168 0,01 86,44

2 Phát triển sản xuất Công nghiệp 10.247 0,65 13.344 0,74 11.603 0,62 106,41

3 Phát triển KD TM

- DV 3.784 0,24 3.426 0,19 5.427 0,29 119,77

………

Cộng 15.765 18.032 18.715 108,96

(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của huyện và tài liệu của ngân hàng CSXH huyện Sóc Sơn)

Qua số liệu bảng trên, ta thấy được sự phân bổ nguồn vốn vay theo mục đích sư dụng tại huyện Sóc Sơn : Về tổng thể, nguồn vốn vay sử dụng cho phát triển sản xuất công nghiệp và KD TM – DV đều tăng. Tuy rằng mức tăng bình quân của từng ngành là khác nhau, cụ thể : nguồn vốn vay sử dụng để phát triển công nghiệp có tốc độ phát triển bình quân là 106,41%, ngành KD TM – DV có tốc độ phát triển bình quân 119,77%. Trong khi đó, vốn vay sử dụng cho sản xuất nông nghiệp lại có xu hướng giảm, tuy mức giảm không nhiều. Từ đó, có thể thấy được, mức độ chú

trọng, hay mức độ tập trung cho phát triển của người dân trong huyện đã có sự phân hóa rõ rệt. Đa phần đều dành cho phát triển Thương mại và dịch vụ. Đây cũng là xu hướng chung của tình hình phát triển kinh tế vùng và địa phương.

Đi sâu vào nghiên cứu chi tiết, ta càng thấy rõ hơn sự tập trung của vốn vay vào sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ. Cụ thể, năm 2011 trong tổng số vốn vay được giải ngân là 15 tỷ 765 triệu đồng thì nguồn vốn vay sử dụng cho phát triên sản xuất công nghiệp và thương mại – dịch vụ đã lên đến hơn 14 tỷ đồng, với tỷ trọng là khoảng 89% trong tổng số vốn vay. Và trong năm 2012, năm 2013, trong tổng số vốn vay là khoảng 18 tỷ đồng thì số vốn vay dành cho sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ lên đến 17 tỷ đồng tương đương 91% tổng số vốn vay. Qua đó, ta thấy mức độ và tầm quan trọng của phát triển sản xuất công nghiệp và thương mại dịch vụ trong nền kinh tế địa phương và trong việc giải quyết việc làm cho người lao động.

Nông nghiệp tuy không được tập trung và sử dụng nhiều vốn vay của quỹ GQVL tại Sóc Sơn, nhưng cũng là một thành phần chủ yếu trong nền kinh tế của huyện vì tính truyền thống và khả năng tạo công ăn việc làm cho một số đối tượng thuần nông của huyện. Mặc dù nguồn vốn vay sử dụng cho phát triển nông nghiệp giảm, nhưng không phải tất cả các thành phần của nền sản xuất nông nghiệp đều có số vốn vay giảm; duy nhất có vốn vay cho chăn nuôi là tăng với tốc độ phát triển BQ là 106,41%, chính điều đó cho đã kéo theo sự vay vốn sử dụng cho sản xuất nông nghiệp của huyện giảm nhẹ. Trồng trọt, với mức vốn vay giảm qua từng năm, với tốc độ phát triển BQ là 87,11%, điều đó cho thấy một thực trạng của nền sản xuất nông nghiệp của huyện hiện nay, đó là việc thiếu đất sản xuất do việc đô thị hóa nhanh chóng của các xã và thị trận ven khu vực nội thành Hà Nội. Khi các khu công nghiệp được xây dựng, quỹ đất cho sản xuất nông nghiệp bị thu hẹp khá nhiều, cùng với đó là nguồn nhân công được tập trung cho các khu công nghiệp nên việc sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên với chủ trương là tập trung cho phát triển công nghiệp và thương mại dịch vụ, việc sản xuất nông nghiệp, sự tạo công ăn việc làm của các đơn vị sản xuất nông nghiệp

bị giảm sút là điều đã được dự báo từ trước. Nhưng, trong một huyện có truyền thống về phát triển nông nghiệp, cùng với chủ trương xây dựng nông thôn kiểu mới của chính phủ và thành phố, Sóc Sơn sẽ tìm ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp của mình trong những năm tiếp theo.

3.1.2.3. Tình hình thu hồi các khoản vay của quỹ GQVL huyện Sóc Sơn.

Qua các phần phân tích phía trên, ta thây được cơ cấu của việc hình thành quỹ vốn vay GQVL tại huyện Sóc Sơn, cũng như sự phân bổ nguồn vốn vay theo địa phương và mục đích sử dụng. Trong phần này ta sẽ nghiên cứu tình hinh thu hồi các khoản vay của quỹ tại huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2011 – 2013 qua bảng 3.4:

Tình hình thu hồi các khoản vay của quỹ GQVL huyện Sóc Sơn như sau:

Bảng 3.4: Tình hình thu hồi các khoản vay của quỹ GQVL huyện Sóc Sơn Đơn vị tính: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 TĐPT BQ (%)

1 Số dư quỹ đầu năm 10.081 17.331 22.501 149,40

2 Số cho vay mới trong năm 15.765 18.032 18.715 108,96

3 Số tiền đến hạn trả trong

năm (cả gốc và lãi) 9.157 11.283 16.182 132,94

4 Số thu hồi được trong năm 8.745 10.512 15.215 131,90

5 Số tiền quá hạn cuối năm 412 381 125 55,08

6 Dư nợ cuối năm 42.368 49.897 54.114 113,01

(Nguồn: tổng hợp từ báo cáo của huyện và tài liệu của ngân hàng CSXH huyện Sóc Sơn)

Qua bảng tính trên, về tổng thể, tình hình thu hồi vốn vay của quỹ GQVL tại Sóc Sơn là khả quan với tốc độ phát triển bình quân là khá cao. Cụ thể phải nói đến là Số thu hồi được trong năm tăng từ 8 tỷ 745 triệu đồng vào năm 2011, lên đến 10 tỷ 512 triệu đồng vào năm 2012 và cuối cùng là tới 15 tỷ 215 triệu đồng vào năm 2013. Với tốc độ phát triển BQ là 132,94% thì có thể nói đây là nguồn bổ sung vốn vay chủ yếu trong việc hình thành quỹ, và cũng có thể thấy được cơ chế cho vay và thu hồi vốn vay của huyện là hợp lý.

Ấn tượng hơn, có lẽ là số dư của quỹ đầu năm tăng với tốc độ đáng kinh ngạc với tôc độ phát triển bình quân là 149,40%, từ năm 2011 là 10 tỷ 81 triệu đồng lên

đến 22 tỷ 501 triệu đồng vào năm 2013. Một con số ấn tượng cho thấy sự quan tâm đặc biệt của địa phương trong việc phát triển vốn vay sử dụng vốn vay.

Bên cạnh những con số ân tượng nêu trên, cũng không thể bỏ qua, một số chỉ tiêu như số vay mới trong năm cũng tăng từ 15 tỷ lên đến trên 18 tỷ trong 3 năm với tốc độ phát triển bình quân là 108,96%, điều đó thể hiện sự quan tâm của người dân trong việc vay vốn từ qũy GQVL để mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như tạo ra việc làm cho người lao động trong huyện. Chính điều đó đã góp phần nâng tổng số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 58 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)