Kinh nghiê ̣m của một số nước trong khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 32 - 34)

1.2.1.1. Ở ngoài nước

Tại các nước đang phát triển, một hoạt động quan trọng của chiến lược phát triển là hoạt động xoá đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Trong đó, tạo nguồn vốn vay là công cụ hiệu quả kích thích các hoạt động tạo thu nhập, giúp người nghèo kiểm soát tài nguyên, đề cao vị thế trong các giao dịch kinh tế cũng như quan hệ xã hội để giúp người nghèo thoát khỏi đói nghèo.

* Nhật Bản

Nhật Bản được coi là một trong những nước thành công trong hoạt động tín dụng nông nghiệp và nông thôn. Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ hai, chính phủ Nhật Bản đã khuyến khích mạnh phát triển nông nghiệp bằng việc thành lập

ngân hàng cầm đồ, thế nợ bất động sản và những ngân hàng nông - công nghiệp địa phương. Sau đó các tổ chức này được thay thế bằng các tổ chức tài chính nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (AFFFC), cung cấp tiền cho nông nghiệp với số lượng lớn, lãi suất thấp và dài hạn để đầu tư cho việc hình thành vốn cố định trong hộ nông dân và các trang trại nông nghiệp chủ yếu thông qua các hợp tác xã nông nghiệp.

Từ đầu những năm 1960 Chính Phủ Nhật Bản đã có chương trình cho vay vốn nông nghiệp (GPALs) để tăng cường đầu tư cho nông nghiệp. Nguồn vốn của chương trình này là từ Chính Phủ và tư nhân thông qua hợp tác xã nông nghiệp. Năm 1965 số lượng tiền vay là 156tỷ Yên, năm 1984 có 19 loại quỹ Chính phủ cho GPALs và 21 loại quỹ tư nhân với lượng tiền 693 tỷ Yên. Số lượng tiền vay ngày một tăng cao nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh của người dân nông nghiệp, nông thôn Nhật Bản. Trong đó hơn 80% tổng số tiền vay dùng cho hiện đại hoá trang trại và cơ giới hoá nông nghiệp. Chương trình cho vay nông nghiệp của Chính Phủ Nhật Bản hiện nay được cho là khá hoàn hảo với lãi suất và thời gian vay là dài hạn. Sự xuất hiện của chương trình này, sự thống trị của những người cho vay không có tổ chức với lãi suất cao đã bị hạn chế.

HTX nông nghiệp ở Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp của đất nước và tài chính của các trang trại nông nghiệp. Đây là một tổ chức trực tiếp quan hệ tín dụng với nông dân và các trang trại.

Hàng năm HTX nông nghiệp cung cấp tới 70% số tiền cho vay nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Như vậy ở Nhật Bản toàn bộ tín dụng cho nông nghiệp nông thôn được đáp ứng bởi HTX nông nghiệp và AFFFC và GPALs [8].

* Thái Lan

Hầu hết các tổ chức tín dụng ở Thái Lan cung cẫp tín dụng ngắn, trung hạn và chỉ có một số tổ chức tín dụng đã đăng ký với nhà nước mới cung cấp tín dụng dài hạn.Tổ chức tín dụng lớn nhất trực tiếp và chuyên cung cấp tín dụng cho nông nghiệp và nông dân Thái Lan là Ngân hàng nông nghiệp và HTX nông nghiệp (BBAC). Tổ chức này được nhà nước thành lập từ năm 1996 thuộc bộ tài chính. đến

nay đã xó 657 chi nhánh và 850 văn phòng trải rộng khắp khu vực nông thôn.Ngân hàng này có nguồn vốn chủ yếu từ chính phủ và một phần từ các tổ chức nước ngoài. 99,7% nguồn vốn của BACC là do bộ tài chính cung cấp. Ngân hàng thực hiện lãi suất 13%/ năm và thông qua HTX tín dụng nông nghiệp và trực tiếp cho những hộ nông dân cá thể khôg phải là thành viên của HTX tín dụng nông nghiệp vay vốn. Đối tượng vay của BBAC là các HTX, các hiệp hội nông dân, trực tiếp từ hộ nông dân và các nhóm hộ.

Tổ chức tín dụng thứ hai cung cấp một phần tín dụng cho nông nghiệp là hệ thống các ngân hàng thương mại như : Ngân hàng Băng Cốc, ngân hàng Ayudhya, ngân hàng nông dân Thái Lan. Hình thức cho vay thế chấp đối với nông dân, cá thể và không thế chấp đối với nhóm nông dân. Ngân hàng nhà nước Thái Lan có vai trò quan trọng trong việc cung cấp tín dụng cho khu vực nông nghiệp nông thôn với lãi suất thấp. Nông dân Thái Lan vay vốn từ các tổ chức tín dụng bằng nhiều cách, hộ giàu có tài sản thế chấp thì vay trực tiếp tại các tổ chức tín dụng còn hộ nghèo vay gián tiếp bằng cách tham gia vào HTX hay các hiệp hội nhóm hộ nông dân [9].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)