Phương pháp thu thập tài liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 51 - 56)

Thu thập tài liệu là việc sưu tầm những tài liệu, số liệu có liên quan tới vấn đề nghiên cứu đã được công bố; số liệu, tài liệu trong vùng nghiên cứu.

Thu thập tài liệu đã công bố

Đây là những tài liệu, số liệu về giá trị sản xuất, tình hình đất đai, thu nhập quốc dân, những quan điểm, khái niệm…có liên quan tới vấn đề vay vốn Ngân hàng, và sử dụng vốn vay của hộ nông dân. Tài liệu này được thu thập thông qua các thông tin được công bố chính thức trên sách, đài, báo tạp chí, các văn bản của Nhà nước…Số liệu từ sổ sách của Ngân hành chính sách xã hội huyện Sóc Sơn, Ban Thanh niên nông thông Thành đoàn Hà Nội và các Phòng ban của HĐND và UBND huyện Sóc Sơn.

Thu thập tài liệu chưa có sẵn

Việc thu thập tài liệu mới, không có sẵn là một khâu quan trọng khi thực hiện đề tài, số liệu mới thu thập được làm nên sự thành công và tính khoa học riêng có của đề tài nghiên cứu. Việc thu thập tài liệu mới cho đề tài này được tiến hành bằng phương pháp điều tra hộ nông dân bằng câu hỏi được chuẩn hóa. Nội dung của phương pháp này như sau:

* Chọn mẫu điều tra

Để thực hiện phương pháp này cần xác định được số hộ điều tra và chọn, cơ sở SXKD, hộ điều tra. Tổng số hộ trong điểm điều tra 7769 hộ trong đó có 2792 hộ nông nghiệp, có 1146 hộ vay vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm. Có thể coi hai xã và Thị trấn được chọn là một tổng thể đại diện cho toàn huyện, số mẫu điều tra được chọn từ tổng thể hai xã và Thị trấn đã chọn. Trong điều kiện về thời gian, kinh phí, phạm vi đề tài này, tôi lựa chọn 02 mẫu trong đó mẫu số 01 là 30 phiếu phỏng vấn về các cơ sở sản xuất, hộ gia đình về công tác tiếp cận, sử dụng quỹ vốn vay giả quyết việc làm; mẫu 02 là 100 bảng hỏi về kết quả công tác sử dụng quỹ vốn vay GQVL.

Điều kiện để hộ nông dân rơi vào mẫu điều tra là phải có quan hệ vay vốn với Quỹ Quốc gia về việc làm. Vì thế coi tổng thể 1146 cơ sở SXKD, hộ đã có quan hệ vay vốn với Quỹ Quốc gia về việc làm là một tổng thể, mang đầy đủ các đặc điểm của tổng thể chính về cơ sở SXKD và hộ nông dân toàn huyền Sóc Sơn. Như thế việc chọn mẫu rơi hoàn toàn vào các cơ sở và hộ có vay vốn Quỹ Quốc gia về việc làm không làm mất tính đại diện cho toàn huyện.

Việc chọn 02 mẫu phiếu điều tra sẽ được rút ra từ 1146 hộ có vay vốn Quỹ Quốc gia về việc làm, không mất tính đại diện, chọn 25 hộ nghèo. Số hộ điều tra ở từng xã được thể hiện trên bảng 3

* Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra được xây dựng trên nguyên tắc: thu thập thông tin một cách chính xác, đầy đủ, các câu hỏi phù hợp với đối tượng là, cơ sở sản xuât, hộ nông dân... Nội dung của phiếu bao gồm: i)Thông tin cơ bản của hộ điều tra như tuổi của

chủ hộ, giới tính, trình độ văn hoá của chủ hộ… (xem thêm phần phụ lục). ii) Tình hình vay vốn, sử dụng vốn vay, hoàn trả vốn vay của hộ. Tình hình vay vốn của hộ bao gồm các thông tin, lượng vốn vay, lãi suất, phương pháp mà hộ đã vay vốn… Tình hình sử dụng vốn vay bao gồm các thông tin về lĩnh vực hộ đã sử dụng vốn vay, mục đích vay trên đơn có đúng với thực tế sử dụng…

Để nghiên cứu tổng số hộ nông dân nằm trong địa bàn điều tra, ta xem xét

bảng 2.5:

Bảng 2.5: Số hộ nông dân nằm trong mẫu điều tra ở từng xã

Tổng số hộ Tổng số vay vốn Tổng số hộ trong

mẫu điều tra

TT Sóc Sơn 5 751 500 34 Xã Xuân Giang 2 394 396 33 Xã Quang Tiến 1 624 250 33

Tổng 7 769 1 146 100

* Phương pháp điều tra

Phiếu điều tra được lập hoàn toàn dựa trên ý chủ quan của tác giả nên có thể sẽ có chỗ chưa phù hợp với đối tượng điều tra và người trả lời phỏng vấn, vì vậy tác giả đã tiến hành điều tra phỏng vấn thử ở một số cơ sở sản xuất và hộ nông dân, sau đó tác giả đã chỉnh sửa cho phù hợp hơn với thực tế, cuối cùng mới điều tra toàn bộ mẫu đã chọn.

Cách thức thu thập tài liệu và thời gian thu tập tài liệu cho nghiên cứu đề tài này của tác giả được thể hiện thông qua bảng 2.6.

Bảng 2.6: Cách thức thu thập tài liệu cho đề tài

Nội dung thu thập Nơi thu thập Cách thu thập Thời gian thu

thập

Tài liệu cho phần tổng quan và phương pháp nghiên cứu

Ban nông thôn Trung ương đoàn,Thanh đoàn, sở LĐTB&XH Hà Nội

Tìm tài liệu liên quan

Tháng 11/2012 đến tháng 8/2013

Internet Trang web chứa thông tin về đề tài

Tháng 12/2012 Các phòng ban

UBND huyện Sóc Sơn

Lấy thông tin từ phòng thống kê, phòng LĐTB&XH

Tài liệu cho phần địa bàn nghiên cứu

Ngân hành CSXH huyện, các xã trong phần chọn điểm nghiên cứu. Phòng ban UBND huyện Sóc Sơn

Số liệu thống kê của Ngân hàng. Hội nông dân, huyện Đoàn, Hội phụ nữ, phòng LĐTB&XH

Tháng 12/2012

Tài liệu cho phần kết quả nghiên cứu

Các hộ nông dân trong mẫu điều tra.

Dùng phiếu phỏng vấn và bảng câu hỏi

Tháng 1/2014

Tài liệu từ hộ

Hai xã Xuân Giang, Quang Tiến và TT huyện Sóc Sơn

Phỏng vấn Tháng 1/2014

2.2.3. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu số liệu

+ Phương pháp thống kê mô tả:

Thống kê mô tả là việc sử dụng số bình quân, số tối đa số tối thiểu để miêu tả hiện tượng, lột tả bản chất của hiện tượng, tìm ra ưu điểm và hạn chế từ đó có sự tác

động hợp lí làm cho sự vật, hiện tượng biến đổi. Đề tài sử dụng phương pháp này để khái quát tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay của hộ nông dân tại NHCSXH huyện

+ Phương pháp thống kê phân tích

Sử dụng phương pháp này trong đề tài tức là đặt vấn đề vay vốn, sử dụng vốn vay quỹ Quốc gia giải quyết việc làm của hộ nông dân trong một mối quan hệ tổng hợp kinh tế - xã hội – môi trường. Đánh giá vấn đề vay vốn và sử dụng vốn vay của kinh tế hộ nông dân trong một hệ thống tác động qua lại với các yếu tố khác, có như vậy mới thấy được đối tượng nghiên cứu có vị trí vai trò như thế nào trong hệ thống

2.2.4.Phương pháp chuyên gia:

Đề tài tiến hành xin ý kiến các chuyên gia (trực tiếp và thông qua phiếu xin ý kiến) về các vấn đề nổi bật, cần quan tâm trong việc quản lý và sử dụng vốn vốn vay giải quyết việc làm; những vấn đề thanh niên, hộ nông dân quan tâm hiện nay về làm kinh tế; đánh giá kết quả, đạt được và chưa được.

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng quỹ vốn vay giải quyết việc làm cho thanh niên trên địa bàn huyện sóc sơn thành phố hà nội​ (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)