SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG GIAO NHẬN HÀNG HÓA

Một phần của tài liệu Vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37 - 38)

6. Kết cấu của khóa luận

2.1. SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG GIAO NHẬN HÀNG HÓA

2.1.1. Giao nhận hàng hóa bằng vận đơn đường biển gốc

2.1.1.1. Quy trình giao nhận hàng hóa bằng vận đơn đường biển gốc Sơ đồ 2.1- Giao nhận hàng hóa bằng B/L

(1) Nhà XK giao lô hàng cho người chuyên chở, người chuyên chở đưa lô hàng lên tàu, rời cảng và phát hành B/L (1’) cho nhà XK.

25

(2) Gửi chứng từ: Nhà XK chuẩn bị bộ chứng từ theo như thỏa thuận trong hợp đồng, trong đó có bao gồm B/L và gửi bộ chứng từ cho nhà NK. Đồng thời, nhà NK thực hiện thanh toán/chấp nhận thanh toán tiền hàng (2’) cho nhà XK hoặc ngân hàng phục vụ mình.

(3) Nhà NK cần xuất trình bộ chứng từ gốc (đã nhận được từ nhà xuất khẩu) và thanh toán những chi phí cho đại lý hãng tàu tại cảng đích để nhận hàng (3’).

2.1.1.2. Những lưu ý khi sử dụng vận đơn đường biển gốc

-Từ sơ đồ 2.1-Giao nhận hàng hóa bằng B/L, ta thấy quá trình luân chuyển B/L là khép kín. Người chuyên chở sau khi nhận hàng hóa từ người gửi hàng sẽ cấp cho người gửi hàng B/L, khi hoàn tất giao hàng cho người nhận hàng tại cảng đích thì thu hồi lại B/L từ người nhận hàng và hoàn thành nghĩa vụ giao hàng. B/L trong quá trình luân chuyển phải là B/L gốc. Như vậy trong thực tế, khi sử dụng B/L gốc ta cần lưu ý:

(1) Luân chuyển B/L gốc qua đường bưu điện sẽ có khả năng xảy ra mất hoặc thất lạc.

(2) Khi sử dụng phương thức thanh toán kèm chứng từ, chứng từ được xuất trình qua ngân hàng, thanh toán mất nhiều thời gian. Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển trên tuyến đường ngắn, sẽ có khả năng xảy ra việc hàng đã tới cảng đích nhưng bộ chứng từ (trong đó có B/L) chưa về đến tay người nhận hàng, hàng sẽ phải lưu kho bãi, đưa vào bảo quản... gây tăng chi phí, tốn kém cho hai bên, làm chậm quá trình luân chuyển vốn.

(3) Khi hai bên DN XNK đã xây dựng được mối quan hệ làm ăn uy tín lâu dài với nhau, có mối quan hệ công ty mẹ/con. thì lúc này B/L gốc lại thể hiện sự kém thuận lợi trong việc nhận hàng, cho tốc độ giải phóng hàng hóa chậm. Dù B/L gốc có chức năng sở hữu hàng hóa nhưng trong trường hợp này, hai bên đối tác có thể sẽ không cần đến chức năng này, mà mục đích nhắm tới là sử dụng loại chứng từ vận tải cho phép tốc độ giải phóng hàng hóa tại cảng đích một cách nhanh chóng, an toàn, chính xác.

-Để khắc phục vấn đề nêu trên, trong thực tế các DN XNK có thể sử dụng một trong các cách sau: sử dụng bảo lãnh nhận hàng; thực hiện ký hậu B/L; sử dụng B/L xuất trình ở cảng đi; sử dụng Giấy gửi hàng đường biển. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w