GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG

Một phần của tài liệu Vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 65)

6. Kết cấu của khóa luận

3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG

TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Trong hoạt động XNK, không ít DN Việt Nam đã có tranh chấp khi thực hiện thanh toán quốc tế với các đối tác nước ngoài, tranh chấp liên quan đến hàng hóa khi nhận hàng tại cảng đích với người chuyên chở. Tại Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) đã tiếp nhận và xử lý nhiều vụ kiện, trong đó khoảng 50% liên quan đến lĩnh vực hàng hóa, bao gồm 60% liên quan đến tranh chấp XNK hàng hóa.

Ta có thể thấy một thực tế rằng, nhiều DN Việt Nam tham gia vào thương mại quốc tế, chưa thẩm tra rõ ràng phía đối tác, bên cung cấp dịch vụ logistic; nhiều trường hợp còn quá chủ quan, thiếu kinh nghiệm dẫn đến gặp phải nhiều rủi ro trong hoạt động XNK nói chung và trong giao nhận hàng hóa quốc tế, thanh toán quốc tế nói riêng.

48

3.2.1.Nắm vững nguồn luật điều chỉnh

-Một thực tế là, hoạt động XNK nói chung và vận chuyển quốc tế, thanh toán quốc tế nói riêng vốn dĩ là phức tạp và nhiều rủi ro hơn so với trong phạm vi nội địa. Vì nó chịu sự điều chỉnh bởi luật lệ và tập quán quốc tế và đồng thời bởi luật lệ và tập quán địa phương. Vậy, các bên có liên quan khi tham gia vào thương mại, vận chuyển, thanh toán quốc tế cần hiểu kỹ lưỡng về quy trình nghiệp vụ, Công ước và Luật quốc tế, Luật quốc gia, Thông lệ và tập quán quốc tế, địa phương.

-Như đã trình bày về nguồn luật điều chỉnh B/L tại Chương 1, có thể thấy sự áp dụng phức hợp, không thống nhất giữa các nguồn khác nhau, giữa pháp luật quốc tế và quốc gia, giữa các Công ước quốc tế cùng điều chỉnh về một vấn đề. Hơn nữa, ngay giữa các Công ước quốc tế hiện đang được áp dụng cho hoạt động VTB quốc tế cũng tồn tại những khác biệt quan trọng. Một trong những lý do cơ bản là sự khác biệt trong chính sách quốc gia ẩn sau các quy định: hoặc nhấn mạnh đến bảo vệ quyền lợi của người chuyên chở, hoặc nhấn mạnh đến quyền lợi của chủ hàng.

-Trong thanh toán quốc tế, có hai PTTT có tập quán quốc tế điều chỉnh, đó là:

(1) PTTT Nhờ thu. Tập quán quốc tế điều chỉnh nhờ thu do ICC ban hành là “Quy tắc thống nhất về nhờ thu - Uniform Rules For Collections - URC”.

(2) PTTT Tín dụng chứng từ. Tập quán quốc tế điều chỉnh tín dụng chứng từ do ICC ban hành là “Tập quán và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ Uniform Customs and Practices For Documentary Credit - UCP”.

Do có văn bản pháp lý điều chỉnh, nên trong thực tế, PTTT nhờ thu và đặc biệt PTTT tín dụng chứng từ được dùng phổ biến ngay cả khi các bên chưa thật hiểu nhau.

-Trình tự ưu tiên về pháp lý theo thứ tự giảm dần là: Công ước và Luật quốc tế, Luật quốc gia, Thông lệ và tập quán quốc tế. Trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn giữa các nguồn luật thì: Luật quốc gia sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với thông lệ và tập quán quốc tế; Công ước và Luật quốc tế sẽ được ưu tiên vượt lên trên về tính chất pháp lý đối với luật quốc gia.

3.2.2.Nắm vững và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ

Nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng B/L, DN cần tham gia các khóa đào tạo, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, đảm bảo rằng DN có đủ kiến thức, kĩ năng vững chắc trong thương mại quốc tế.

49

Các hình thức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kỹ năng nghiệp vụ có thể thực hiện như: -Tham gia các khóa đào tạo trong và ngoài nước về nghiệp vụ XNK nói chung và giao nhận hàng hóa đường biển, thanh toán quốc tế nói riêng.

-Tham gia các buổi hội thảo, tập huấn nâng cao kĩ năng nghiệp vụ XNK; những buổi chia sẻ tình huống thực tiễn và trao đổi kinh nghiệm.

-Đào tạo nội bộ, vừa nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, vừa tiết kiệm chi phí cho DN.

-Phân nhóm tác nghiệp. Từ đó mỗi cá nhân có thể học hỏi lẫn nhau, củng cố kĩ năng nghiệp vụ và có thể kiểm soát rủi ro theo từng nhóm.

3.2.3.Học tập nâng cao kinh nghiệm

-Liên tục cập nhật những văn bản pháp lý mới, tài liệu, sách và tạp chí. Chủ động nâng cao hiểu biết, kinh nghiệm cá nhân.

-Thường xuyên tham gia vào các buổi tập huấn, hội thảo nhằm cập nhật, phổ biến các văn bản pháp luật mới liên quan tới VTB, các văn bản hướng dẫn; chia sẻ những tình huống thực tiễn và trao đổi kinh nghiệm trong việc giải quyết các tranh chấp hàng hải, XNK hàng hóa bằng đường biển. Những buổi tập huấn, hội thảo có thể do các tổ chức, bộ ngành liên quan hoặc chính DN kết hợp với công ty luật tổ chức. Ví dụ: lớp tập huấn “Cập nhật những văn bản mới nhất về pháp luật hàng hải; các tranh chấp trong hoạt động hàng hải” được tổ chức bởi tổng công ty Hàng hải Việt Nam phối hợp với Công ty Luật TNHH Tư vấn Độc Lập vào tháng 9/2017.

-DN rất cần học hỏi, rút ra bài học kinh nghiệm từ những án lệ, những phán quyết tiêu biểu của trọng tài trong tranh chấp thương mại quốc tế, cụ thể liên quan tới: tranh chấp trong vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển; tranh chấp trong thanh toán quốc tế; khiếu nại khiếu kiện đối với hàng hóa xảy ra tổn thất, hư hỏng tại cảng đến... Những website có thể kể đến như: viac.vn; caselaw.vn; hocvientuphap.edu.vn.

3.2.4.Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng, nắm thông tin từ nguồn tin chính xác

Việc tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng về mức độ uy tín, năng lực tài chính, quá trình kinh doanh là cực kỳ cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng B/L và giảm thiểu rủi ro trong hoạt động XNK nói chung và trong quá trình thanh toán quốc tế nói riêng.

-Các kênh tìm kiếm thông tin của đối tác nên là: Trao đổi, tiếp xúc trực tiếp, các cuộc giao thương trực tiếp; chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ, triển lãm quốc tế; các diễn đàn DN; qua giới thiệu từ các cơ quan xúc tiến thương mại và bạn hàng quen

50

thuộc; các website của Bộ Công Thương như Vietnamexport.com.vn, Moit.gov.vn. Đặc biệt, lưu ý những danh sách DN lừa đảo mà các Thương vụ, Sứ quán đăng tải để tránh giao dịch. Cần chú ý hơn với thương nhân giao dịch lần đầu.

-Đối với PTTT kèm chứng từ, mặc dù đã có ngân hàng đứng ra làm trung gian thanh toán và đảm bảo an toàn trong thanh toán, tuy nhiên căn cứ đòi tiền của nhà XK với nhà NK là chứng từ nhận hàng. Do vậy, nếu gặp phải đối tác không uy tín, có chủ đích gian lận, lừa đảo thì nhà NK vẫn có thể gặp phải rủi ro liên quan đến chứng từ giả, sai lệch giữa hàng hóa và chứng từ, thậm chí nhà XK không cung cấp hàng hóa. Những việc nhà NK cần làm để giảm thiểu rủi ro, như: Làm việc với đối tác uy tín đàm phán chặt chẽ về các điều kiện đóng gói giao hàng (phải có ảnh chụp, video gửi cho nhà NK); Tham vấn ngân hàng về lịch sử kinh doanh của đối tác; Quy định rõ ràng điều khoản phạt trong hợp đồng ngoại thương nếu không thực hiện hợp đồng; Cử nhân viên qua trực tiếp giám sát quá trình đóng gói và vận chuyển. Nhà XK có thể gặp phải rủi ro là nhà NK từ chối nhận hàng (chấp nhận chịu phạt do vi phạm hợp đồng, chấp nhận mất khoản tiền ký quỹ với NHPH LC...).

-Đối với PTTT không kèm chứng từ, ngân hàng chỉ đóng vai trò làm trung gian thanh toán, căn cứ đòi tiền của nhà XK với nhà NK là hàng hóa. Rủi ro phần lớn thuộc về nhà XK, vậy DN nên nhất thiết chỉ sử dụng khi hai bên đối tác có mối quan hệ làm ăn uy tín lâu dài, quan hệ công ty mẹ/con, hiểu cực kì kỹ lưỡng về tiềm lực tài chính, mức độ uy tín, tin cậy của đối tác trên thị trường.

3.2.5.Chọn hãng tàu tin cậy

Đối với nhà NK, có thể giảm rủi ro liên quan đến: lựa chọn hãng tàu thiếu tin cậy; tổn thất hàng hóa vì xếp hàng sai quy định; khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại về hư hỏng, tổn thất, mất mát... đối với hàng hóa tại cảng đích.

Biện pháp:

-Chủ động giành quyền thuê tàu (NK theo điều kiện nhóm F).

-Chọn hãng tàu có uy tín trên thị trường, đặc biệt nên thuê tàu của các hãng có văn phòng giao dịch tại nước nhà NK.

-Khảo sát tuyến đường vận tải ngay sau khi ký kết hợp đồng. -Cân nhắc lựa chọn thuê tàu chuyến nếu lượng hàng lớn. -Mua bảo hiểm đối với hàng hoá.

51

-Nên ràng buộc rõ ràng trách nhiệm của nhà XK trong hợp đồng về vấn đề xếp hàng lên tàu, như mua hàng theo điều kiện FOB stowed, CFR stowed, CIF stowed...

Một phần của tài liệu Vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w