Định hướng phát triển ngành vận tải biển Việt Nam

Một phần của tài liệu Vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 61)

6. Kết cấu của khóa luận

3.1.3. Định hướng phát triển ngành vận tải biển Việt Nam

Việt Nam sở hữu vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á, nằm trong khu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sôi động vào bậc nhất trên thế giới.

Năm 2017 Năm 2018 10 tháng đầu năm 2019

4 tháng đầu năm 2020 45

Với hơn 3.260 km đường bờ biển, Việt Nam cực kỳ có tiềm năng trong việc phát triển VTB và những dịch vụ khác liên quan đến biển. Tầm nhìn đến 2030 thì các định hướng phát triển hàng hải và cảng biển Việt Nam tập trung:

-Về VTB, nâng cao chất lượng dịch vụ VTB, đáp ứng nhu cầu VTB nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa XNK đạt 27-30%, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải quốc tế.

-Khối lượng do đội tàu Việt Nam đảm nhận khoảng 215-260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng gấp 1,50-2 lần so với năm 2020; số lượng hành khách đạt 9-10 triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,50 lần so với năm 2020.

-Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu...) và tàu trọng tải lớn. Năm 2015 có tổng trọng tải 8,50-9,50 triệu DWT đến năm 2020 đạt 11,50-13,50 triệu DWT. Từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm.

-Về công nghiệp tàu thủy, đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu hàng trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dầu khí, tàu cứu hộ cứu nạn, bảo đảm hàng hải, công trình.

-Về định hướng phát triển hệ thống cảng biển trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại.

Thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã và đang có những sự phát triển nhất định, đây là một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành VTB Việt Nam. Trong quá trình phát triển đó, yêu cầu về việc phát triển dịch vụ VTB theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an toàn, thân thiện với môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của VTB là cực kì quan trọng để ngành VTB Việt Nam có thể chủ động hội nhập và mở rộng thị trường trong khu vực và trên thế giới.

-Theo số liệu của Cục Hàng hải Việt Nam, bảng sau thể hiện khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển (không bao gồm hàng quá cảnh không xếp dỡ tại cảng), trong đó

46

khối lượng hàng hóa container là bao nhiêu; so với cùng kỳ năm trước, tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng, tổng khối lượng hàng hóa container đạt bao nhiêu %.

Bảng 3.1-Bảng số liệu về khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 4 năm trở lại đây tại Việt Nam

Khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển (Triệu tấn) 536 530 544 218 Khối lượng hàng hóa container (Triệu TEUs) 14,73 18 16 6,70 Tổng sản lượng hàng hóa thông qua cảng so với cùng kỳ 117% 120% 112% 106% Tổng khối lượng hàng hóa container so với cùng kỳ 115% 124% 113% 107%

47

Bảng 3.2-Biểu đồ mức độ tăng trưởng về khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 4 năm trở lại đây tại Việt Nam

Biểu đồ mức độ tăng trưởng về khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 4 năm trở lại đây tại Việt Nam

30%

2019 2020

■ Tăng trưởng về khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển so với cùng kỳ năm trước

■ Tăng trưởng về khối lượng hàng hóa container so với cùng kỳ năm trước

(Nguồn số liệu thống kê: Cục Hàng hải Việt Nam)

Từ bảng số liệu và biểu đồ thống kê trên, ta thấy mức độ tăng trưởng về khối lượng hàng hóa thông qua cảng biển 4 năm trở lại đây của Việt Nam đang có xu hướng chững lại. Đây là hệ quả của sự chậm lại trong mức độ tăng trưởng kinh tế thương mại toàn cầu những năm gần đây và những năm tới đây.

Một phần của tài liệu Vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w