Căn cứ vào phương thức thuê tàu

Một phần của tài liệu Vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 32)

6. Kết cấu của khóa luận

1.2.5. Căn cứ vào phương thức thuê tàu

1.2.5.1. Vận đơn tàu chợ (Liner Bill of Lading)

-Tàu chợ (Liner) là tàu chở hàng chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé vào các cảng quy định và theo một lịch trình đã định trước. Như vậy, khi hàng hóa được gửi theo tàu chợ, người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một B/L tàu chợ.

-Đặc điểm: Mặt sau của B/L tàu chợ in sẵn các điều khoản và điều kiện chuyên chở, còn ở mặt trước tờ B/L có chữ ký của người chuyên chở. Khi có tranh chấp xảy ra, người ta dùng B/L (các điều khoản ghi ở mặt sau) hoặc Công ước quốc tế để giải quyết. Như vậy, B/L tàu chợ có giá trị không những là chứng từ sở hữu hàng hóa, mà còn có giá trị pháp lý đầy đủ như một hợp đồng chuyên chở.

1.2.5.2. Vận đơn tàu chuyến (Charter Bill of Lading)

-Tàu chuyến (Voyage Charter) là tàu được thuê theo chuyến để chuyên chở hàng hóa giữa các cảng theo yêu cầu của chủ hàng mà không tuân theo một tuyến đường cố định. Khi hàng hóa được vận chuyển theo hợp đồng thuê tàu chuyến, thì chủ tàu hay thuyền trưởng sẽ phát hành một B/L tàu chuyến.

-Đặc điểm: Trên B/L tàu chuyến có ghi câu “sử dụng cùng với hợp đồng thuê tàu” hoặc câu “phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu”, nghĩa là B/L tàu chuyến không có tính độc lập mà phụ thuộc vào một văn bản khác, đó là hợp đồng thuê tàu.

Vận đơn chặng 1 Vận đơn chặng 2

1.Chủ hàng Nhà sản xuất 1.Chủ hàng Đại lý (B)

2. Người nhận hàng Đại lý (B) 2. Người nhận hàng Người mua (C)

16

1.2.6. Căn cứ vào hành trình chuyên chở

1.2.6.1. Vận đơn đi thẳng (Direct Bill of Lading)

-Là B/L được cấp trong trường hợp hàng hóa được chuyên chở thẳng từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng mà không có chuyển tải dọc đường. Chuyển tải là việc dỡ hàng xuống rồi lại xếp hàng lên từ một phương tiện vận tải này sang một phương tiện vận tải khác (cùng hoặc khác phương thức vận tải) trong hành trình chuyên chở từ cảng bốc tới cảng đích.

1.2.6.2. Vận đơn chở suốt (Through Bill of Lading)

-Là B/L được cấp trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng bằng nhiều con tàu, bởi một hoặc nhiều người chuyên chở, nghĩa là có thể xảy ra chuyển tải dọc đường.

-Đặc điểm: Vì được phép chuyển tải, nên trên B/L chở suốt phải thể hiện là được phép chuyển tải “transhipment allowed” và phải thể hiện rõ cảng bốc, cảng dỡ, cảng chuyển tải và tên con tàu chuyển tải. Vì có nhiều người chuyên chở tham gia, nên thường sẽ có một người đứng ra tổ chức và chịu trách nhiệm về toàn bộ hành trình chuyên chở; người này được quyền cấp B/L chở suốt. Khi có tổn thất về hàng hóa, người chủ hàng kiện người cấp B/L chở suốt.

1.2.6.3. Vận đơn vận tải đa phương thức (Multimodal Bill of Lading)

-Điều 19 UCP 600 chỉ ra rằng B/L vận tải đa phương thức là “một chứng từ vận tải mà trong đó ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau được sử dụng”

-Đặc điểm: Loại B/L này bao gồm vận tải đường biển và những phương thức vận tải khác chuyên chở công ten nơ từ kho đến kho sâu trong đất liền, mỗi chặng được chuyên chở bởi một người chuyên chở khác nhau. B/L này được phát hành bởi Người kinh doanh vận tải đa phương thức (MTO) hoặc người chuyên chở được ủy quyền, người này nhận toàn bộ trách nhiệm về việc giao hàng hóa đúng như theo hợp đồng chuyên chở trong suốt quá trình chuyên chở.

1.2.7. Những loại vận đơn đặc biệt

1.2.7.1. Vận đơn xuất trình tại cảng đi (Surrendered B/L)

-Surrendered B/L được phát hành bởi hãng tàu (thường là văn phòng của hãng tàu tại cảng đi) để xác nhận người gửi hàng đã xuất trình bộ B/L gốc cho họ (và thanh toán

17

mọi chi phí liên quan) và cho phép hãng tàu trả hàng tại cảng đến mà không cần xuất trình bộ B/L gốc. Surrendered B/L sẽ được phân tích cụ thể tại Chương 2 phần 2.1.4

1.2.7.2. Giấy gửi hàng đường biển (Sea Waybill)

-Sea Waybill là một chứng từ vận tải không thể chuyển nhượng, cho phép người nhận hàng có thể nhận hàng hóa khi họ chứng minh được danh tính bằng giấy giới thiệu mà không phải xuất trình B/L gốc tại cảng đích (B/L gốc không được phát hành cho người gửi hàng). Sea Waybill sẽ được phân tích cụ thể tại Chương 2 phần 2.1.5

1.2.7.3. Switch B/L

-Switch B/L như là một “bản B/L thứ hai” được phát hành bởi người chuyên chở hoặc đại lý hãng tàu để thay thế cho bản B/L đầu tiên được phát hành tại thời điểm thực hiện chuyên chở và không còn phù hợp nữa. Switch B/L cho phép thay đổi thông tin bên ngoài trên B/L như là: tên con tàu chuyên chở, ngày phát hành (nếu không giống với ngày phát hành thực tế như trên bản đầu tiên), cảng bốc hàng, cảng dỡ hàng, người gửi hàng, người nhận hàng, người được nhận thông báo...

-Lý do sử dụng:

(1) Switch B/L thường được sử dụng trong mua bán hàng hóa thông qua trung gian. Ví dụ, người bán A ở Việt Nam, đại lý B ở Nhật Bản, người mua C ở Hàn Quốc. Nếu đại lý B (người trung gian) không muốn người bán A và người mua C có thông tin của nhau nhằm bảo đảm lợi ích của đại lý B, thì Switch B/L sẽ được sử dụng.

Lưu ý: xuất xứ hàng hóa phải được nêu rõ là Việt Nam, không phải là Nhật Bản.

3. Bên được thông báo Đại lý (B) 3. Bên được thông báo Người mua (C)

4. Cảng bốc hàng Việt Nam 4. Cảng bốc hàng Nhật Bản

5. Cảng dỡ hàng Nhật Bản 5. Cảng dỡ hàng Hàn Quốc

6. Điểm đến cuối Nhật Bản 6. Điểm đến cuối Hàn Quốc

HOUSE B/L MASTER B/L Người gửi hàng - SHIPPER Người gửi hàng/nhà XK thực sự NVOCC/Forwarder Người nhận hàng - CONSIGNEE Người mua hàng/nhà NK thực sự Destination NVOCC/Forwarder (Forwarder agent)

Được phát hành bởi NVOCC/Forwarder Hãng tàu hoặc người chuyên chở

Việc sửa chữa B/L HBL dễ sửa hơn MBL, ví Forwarder thường là công ty nhỏ, làm dịch vụ, chăm sóc khách hàng tốt hơn.

Vì hãng tàu thường quy định chặt chẽ nhưng cồng kềnh, do vậy việc sửa chữa MBL thường khó khăn và tốn kém hơn. Luật điều chỉnh Không chịu điều chỉnh

bởi các Công ước quốc tế bên.

Điều chỉnh bởi các Công ước quốc tế Brussels, Brussels- Visby, Hamburg.

Rủi ro Mức độ đảm bảo thấp

hơn MBL.

Mức độ đảm bảo cao hơn HBL vì hãng tàu thường có quy mô và uy tín tốt hơn Forwarder.

(2) Khi bản B/L đầu tiên không còn phù hợp với điều khoản trong hợp đồng hoặc điều khoản về chuyên chở được dẫn chiếu tới, bản B/L đầu tiên có thể được chỉnh sửa giữa

18

hai bên miễn là thông tin mới là chính xác và gần như không ảnh hưởng tới việc chuyên chở.

(3) Khi lô hàng trong B/L đầu tiên là lô hàng mua buôn, chứa rất nhiều công ten nơ phân chia những đơn vị hàng hóa. Sau đó, từ B/L ban đầu có thể được chia thành nhiều B/L tùy thuộc vào nhu cầu của nhà NK.

1.2.7.4. Vận đơn nhà (House B/L) và Vận đơn chủ (MasterB/L)

-Vận đơn chủ (Master B/L or MBL) được phát hành bởi hãng tàu hoặc người chuyên chở cho Công ty kinh doanh trong lĩnh vực vận tải biển (NVOCC - Non Vessel Operating Companies) hoặc Công ty giao nhận vận tải (Freight Forwarders).

-Vận đơn nhà (House B/L or HBL) được phát hành bởi Công ty giao nhận vận tải hoặc NVOCC cho khách hàng của họ (người mua hoặc người bán thực tế).

19

Một phần của tài liệu Vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w