Lư uý khi sử dụng vận đơn tàu chuyến

Một phần của tài liệu Vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 55)

6. Kết cấu của khóa luận

2.3.2. Lư uý khi sử dụng vận đơn tàu chuyến

-Trong thương mại bằng đường biển quốc tế, thông thường lưu hành phổ biến hai loại B/L: B/L tàu chợ và B/L tàu chuyến. Điểm khác nhau cơ bản của hai loại B/L này là: B/L tàu chợ chứa đủ mọi quy định để điều chỉnh mối quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở, như: phạm vi trách nhiệm, miễn trách, thời hạn tố tụng, nơi giải quyết tranh chấp và luật áp dụng, mức giới hạn bồi thường, các quy định về chuyển tải, giải quyết tổn thất chung, trường hợp bất khả kháng. B/L tàu chợ thông thường có đầy đủ 3 chức năng cơ bản của một B/L. Còn B/L tàu chuyến không có tính độc lập mà phụ thuộc vào một văn bản khác, đó là hợp đồng thuê tàu. Trong trường hợp xảy ra hư hỏng, tổn thất hoặc chậm giao hang... ở cảng dỡ hàng thì, đối với B/L tàu chợ: chỉ cần dùng B/L làm cơ sở để giải quyết tranh chấp; nhưng sẽ phải sử dụng cả B/L và hợp đồng thuê tàu làm cơ sở để giải quyết tranh chấp nếu là B/L tàu chuyến. Việc giải quyết tranh chấp đối với hàng hóa giữa người chuyên chở và người nhận hàng tại cảng đích ưu tiên dựa trên những quy định trong B/L trước, sau đó xét tới những quy định trong hợp đồng thuê tàu. Nếu như cả B/L và hợp đồng thuê tàu đều không quy định gì, thì áp dụng luật do B/L chỉ ra trước, luật do hợp đồng chỉ ra sau nhưng phải xét đến các mối quan hệ liên quan. Trong trường hợp DN Việt Nam NK hàng hóa theo cơ sở

41

giao hàng nhóm C, hợp đồng thuê tàu sẽ do nhà XK nước ngoài ký với chủ tàu, nhà NK (người nhận hàng) Việt nam khó nắm được thông tin. Để có giá bán ở mức cạnh tranh tốt (bằng cách hạ giá cước) nhà XK nước ngoài có thể sẵn sàng đồng ý những quy định khắt khe của chủ tàu, không có các quy định về luật áp dụng và trọng tài. Có trường hợp thậm chí họ còn thuê tàu già, cũ nát hay hỏng hóc. Neu xảy ra hư hỏng, tổn thất về hàng hoá thì việc khiếu nại chủ tàu là rất khó vì nhà NK Việt Nam không có hợp đồng thuê tàu trong tay hoặc có những hợp đồng hầu hết chỉ những quy định bất lợi cho nhà NK. Đôi khi lấy được hợp đồng thuê tàu từ nhà XK thì thời hiệu tố tụng đã hết hoặc hợp đồng quy định tranh chấp (nếu có) sẽ xét xử theo luật Anh và ở trọng tài hàng hải London... Những quy định này hết sức bất lợi cho nhà NK Việt nam.

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương này tập trung phân tích việc sử dụng B/L trong giao nhận hàng hóa bằng đường biển quốc tế; trong thanh toán quốc tế; trong giải quyết tranh chấp và khiếu nại. -B/L gốc sử dụng trong giao nhận hàng hóa bằng đường biển quốc tế thể hiện ra những vấn đề bất cập của nó. Phần 2.1 phân tích việc giải quyết vấn đề đó bằng 4 cách: Sử dụng bảo lãnh nhận hàng; sử dụng phương pháp ký hậu B/L; sử dụng Surrendered B/L; sử dụng Sea Waybill. Với mỗi phương pháp có chỉ rõ quy trình sử dụng và lưu ý. -Phần 2.2 xem xét sự luân chuyển B/L, cùng với đó cũng xem xét thời điểm thực hiện nghĩa vụ thanh toán đối với mỗi PTTT. Để từ đó phân tích và đưa ra yêu cầu đối với B/L trong mỗi PTTT.

-Phần 2.3 nêu ra quy trình yêu cầu bồi thường hàng hóa bị hư hỏng, tổn thất, mất mát tại cảng đích; nêu ra 03 biện pháp giải quyết tranh chấp trong đó chỉ ra phương pháp trọng tài là phương pháp giải quyết tranh chấp tối ưu nhất. Ngoài ra, DN NK Việt Nam sử dụng cơ sở giao hàng nhóm C cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng loại B/L tàu chuyến vì khi xảy ra tranh chấp đối với hàng hóa tại cảng đích có thể sẽ gặp nhiều bất lợi.

42

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ NGÀNH VẬN TẢI BIỂN QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w