Kiến nghị với người chuyên chở

Một phần của tài liệu Vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 66 - 71)

6. Kết cấu của khóa luận

3.3.2. Kiến nghị với người chuyên chở

-Cảnh báo và hạn chế thực hiện ký lùi B/L (back date B/L) (tức là ngày ký B/L không đúng thực tế với ngày giao hàng). Về mặt nghiệp vụ, ký lùi B/L là hành vi sai trái không thể biện minh bằng bất cứ lý do nào. Nếu có tranh chấp xảy ra về ngày phát hành B/L mà các bên đưa ra được chứng cứ về việc B/L đã được ký lùi (hoặc ký tiến), thì người chuyên chở phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

53

-Nếu người giao nhận nhận hoặc người chuyên chở được yêu cầu ký lùi B/L từ chủ hàng, hãy tìm hiểu xem lý do là gì để có cách ứng xử phù hợp. Mục đích ký lùi B/L là đa dạng nhưng có thể phân làm 3 mục đích chính sau:

(1) Nhằm phù hợp với quy định nghiệp vụ chứng từ

Trường hợp phổ biến là ngày kết thúc xếp hàng thực tế muộn hơn một chút so với ngày giao hàng muộn nhất quy định trong L/C hoặc thời hạn của giấy phép XK. Khi đó B/L sẽ không phù hợp với quy định, do vi phạm thời hạn xếp hàng trong LC hoặc hết hạn giấy phép XK. Đây là trường hợp duy nhất có thể cân nhắc ký lùi B/L. Tuy nhiên, cần yêu cầu xuất trình các giấy tờ sau:

+Bằng chứng hợp lý, hợp lệ: bản sao hợp đồng mua bán, bản sao LC, giấy phép XK. +Thư cam kết (Letter of Indemnity) và chịu mọi trách nhiệm trong trường hợp xảy ra tranh chấp, khiếu kiện đối với người vận chuyển do việc phát hành B/L lùi ngày.

Rủi ro lúc này thuần tuý về dân sự, lỗi vi phạm hợp đồng mua bán. Nhà XK là đối tượng chịu rủi ro chính. Thiệt hại kinh tế trực tiếp của nhà NK từ việc ký lùi B/L là không lớn, khả năng nhà NK khiếu kiện công ty vận tải về lỗi này là ít xảy ra.

Tuy nhiên, chỉ nên thực hiện với các đối tác đáng tin cậy, hoặc người giao nhận và hãng tàu chắc chắn tình huống phát sinh sự việc là có thật. Và không nên ký lùi quá 03 ngày. Nếu nhiều hơn thì xem xét giải pháp xử lý khác (sửa đổi LC, gia hạn giấy phép XK) thay vì ký lùi B/L.

(2) Nhằm lách quy định để hưởng lợi ích nào đó về thuế quan, ưu đãi

Thường hay xảy ra với hàng XK. Trường hợp này khó phát hiện hơn (vì lý do thực bị ngụy trang bằng những luận điểm khác) nhưng không phải là bất khả thi. Dấu hiệu trước tiên là chủ hàng phải đàm phán trước để có được chấp thuận ký lùi B/L từ phía người vận chuyển (vì nếu đã xếp hàng rồi mà không được phép ký lùi B/L thì sẽ tốn chi phí và nguồn lực). Ngoài ra, chủ hàng dè dặt khi được yêu cầu cung cấp bằng chứng xác thực. Rủi ro lúc này nâng cấp thành quan hệ hình sự, tội tòng phạm giả mạo chứng từ để trốn thuế.

(3) Nhằm lừa đảo

Thường thì người gửi hàng yêu cầu ký lùi B/L khá xa so với ngày giao hàng, bốc hàng thực tế và yêu cầu lấy B/L trước thời điểm hàng được xếp lên tàu hoặc trước khi Công

54

ty giao nhận nhận đủ hàng. Mục đích là mang bộ chứng từ khống xuất trình cho ngân hàng, lấy được tiền hàng và bỏ trốn.

Rủi ro trường hợp này ở cấp độ cao nhất, lừa đảo gây hậu quả nghiêm trọng. Lỗi không còn đơn thuần là ký lùi B/L mà là phát hành khống B/L để lừa đảo.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Phần 3.1 phân tích về xu hướng phát triển ngành VTB quốc tế nói chung và định hướng phát triển ngành VTB Việt nam nói riêng. Xu hướng này nhìn chung là: phát triển dịch vụ VTB theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, an toàn, thân thiện bền vững với môi trường và tiết kiệm năng lượng; chi phí hợp lý; tăng sức cạnh tranh của VTB. Có thể nói, thế kỉ XXI là thế kỉ của kinh tế biển.

Phần 3.2 đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng B/L trong thương mại quốc tế trên góc độ đối với DN để giảm thiểu rủi ro liên quan tới chuyên chở hàng hóa đường biển quốc tế, thanh toán quốc tế, bảo hiểm quốc tế... xây dựng trên cơ sở từ những lưu ý chỉ ra tại chương 2. Từ những giải pháp đó đưa ra kiến nghị tại phần 3.3 nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng B/L trong thương mại quốc tế.

KẾT LUẬN

-Xu hướng tăng trưởng kinh tế thương mại quốc tế những năm gần đây và những năm tới đây đã và đang có dấu hiệu chững lại và bấp bênh. Tuy nhiên, trong nền tảng xã hội công nghệ hiện đại 4.0 ngày càng phát triển năng động và sáng tạo như hiện nay và trong tương lai, thì thương mại quốc tế toàn cầu luôn luôn là cơ hội đối với các DN, song cũng tồn tại nhiều thách thức. Kéo theo đó là nhu cầu ngày càng cao trong chuyên chở hàng hóa quốc tế, dẫn tới việc kết hợp các phương thức vận tải lại với nhau. Trong đó, phương thức vận tải đường biển là một mắt xích quan trọng nhất không thể thiếu.

-Việt nam nói riêng và đa số các quốc gia trên thế giới dù có hay không có thế mạnh về biển đều định hướng về việc phát triển dịch vụ vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao; chi phí hợp lý; an toàn, thân thiện bền vững với môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển. Có thể nói, thế kỉ XXI là thế kỉ của kinh tế biển.

-B/L không chỉ được dùng trong chuyên chở, liên quan tới chứng từ bảo hiểm, hối phiếu. mà còn quan trọng trong giao dịch thanh toán quốc tế, khiếu nại và giải quyết

55

tranh chấp... Chương 2 phân tích việc sử dụng B/L trong 3 phạm vi, đó là: trong giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển; trong thanh toán quốc tế; trong giải quyết tranh chấp và khiếu nại kèm theo đó là những lưu ý được đưa ra.

-Từ những lưu ý ở chương 2, tại phần 3.2 xây dựng những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng B/L trong thương mại quốc tế để giảm thiểu rủi ro liên quan đến giao nhận hàng hóa bằng đường biển quốc tế, thanh toán quốc tế nói riêng và trong hoạt động XNK nói chung, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của DN. Cụ thể: DN cần nắm vững và không ngừng nâng cao kĩ năng nghiệp vụ, học tập và trau dồi kinh nghiệm thực tế; tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng từ những nguồn thông tin chính xác; chọn hãng tàu và công ty giao nhận hàng hóa uy tín trên thị trường. Dựa trên những giải pháp nêu ra, phần 3.3 đề xuất một số kiến nghị tới Chính phủ và tới người chuyên chở và hãng tàu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng B/L trong thương mại quốc tế.

-Tóm lại, B/L là chứng từ hết sức quan trọng trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế. Nó có phạm vi sử dụng rất rộng, điều chỉnh rất nhiều mối quan hệ giữa các bên liên quan. Việc hiểu rõ về B/L, kĩ năng nghiệp vụ khi sử dụng nó và nắm được những điểm cần lưu ý khi sử dụng là hết sức cần thiết để có thể giảm thiểu rủi ro trong hoạt động XNK nói chung đối với DN trong thương mại quốc tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT

1. GS, TS. Nguyễn Văn Tiến (2016), Giáo trình Thanh toán quốc tế và tài trơ ngoai

thương, NXB Lao Động

2. TS. Trần Nguyễn Hơp Châu (2018), Vân tải và bảo hiểm trong ngoai thương, NXB

Hồng Đức

3. Như Mai (2018), Chiến tranh thương mại và những tác động đối với kinh tế toàn

cầu

4. Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015

5. Quy tắc thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ UCP 600

6. Tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo tín dụng thư ISBP 745

7. Công ước quốc tế để thống nhất một số thể lệ về Vận đơn đường biển (Công ước Brussels 1924)

8. Công ước Brussels-Visby 1968

9. Công ước của Liên Hợp Quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển (Công ước Hamburg 1978)

10. Công ước Rotterdam 2009

11. TS. Nguyễn Thị Cẩm Thủy (2014), Xử lý tình trạng hàng hóa đến trước chứng từ đến sau trong giao nhận hàng hóa, Tap chí khoa học đào tạo Ngân hàng ISSN 1859 - 011X, 142, [tr.30-33, 44, 62]

12. N.T. Vinh (2011), Pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Tap chíKhoa học ĐHQGHN, Luật học 27, [tr.178-189] B. WEBSITE 13. - http://vantaiduongbien.com.vn/phuong-thuc-van-chuyen-duong-bien-325-26.html 14.-tailieuxnk.com 15.Iittps://www.slideshare.net/saosastar/tieu-luan-quan-tri-xuat-nhap-khau-de-tai- 36071463 16.https://enternews.vn/nganh-cang-bien-va-logistics-canh-tranh-ngay-cang-gia-tang- 165122.html

17.http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tinh-hinh-thuong-mai-the-gioi-nam- 2020-va-tac-dong-doi-voi-viet-nam-322009.html 18. - https://www.morethanshipping.com/2020-ocean-shipping-trends-expectations- and-logistics-challenges/ 19.https://sites.google.com/site/cnqtdn/nhungruirotrongthanhtoanlc 20.https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/phan-tich-chuyen-sau-ve-sea-way-bill.html

21.-Cục hàng hải Việt Nam http://vinamarine.gov.vn/vi/thong-ke

22. -http://logistics.gov.vn/dich-vu-logistics/cang-bien/san-luong-hang-hoa-thong-qua- cang-bien-tiep-tuc-tang-manh

Một phần của tài liệu Vận đơn đường biển và những lưu ý khi sử dụng trong thương mại quốc tế,khoá luận tốt nghiệp (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(67 trang)
w