Trong năm 2018, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu tiếp tục đảm bảo định hướng được đề ra tại Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2018 đạt mức tăng trưởng trên hai con số 30,49 tỷ USD, tăng 16,7% so với năm 2017. Với sự tăng trưởng mạnh như thế phải kể đến sự đóng góp rất lớn của các nhà nhập khẩu dệt may lớn của nước ta như:
16
Biểu đồ 1.3 Cơ cấu thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam năm 2018
10.82 % 44.9 % ■Nhật Bản ■Hàn Quốc _____ V ■ Trung Quốc 12.5 % ■ Các thị trường khác 13.44 %
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Quan sát biểu đồ, ta nhận thấy năm thị trường lớn Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm đến hơn 75% giá trị xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam. Các thị trường lớn này đều có sự tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam so với năm 2017. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường Hoa Kỳ đạt khoảng 13,7 tỷ USD, tăng 11,6% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 44,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của cả nước. Xuất khẩu sang thị trường EU trong năm 2018 đạt 4,098 tỷ USD, tăng 9,9% so với năm 2017, chiếm tỷ trọng 13,44% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của cả nước. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đạt 3,81 tỷ USD, tăng 22,6%, chiếm 12,50% tỷ trọng. Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc đạt 3,3 tỷ USD, tăng 24,9% và chiếm 10,82% tỷ trọng. Xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đạt 1,54 tỷ USD, tăng 39,6% và chiếm 5,05% tỷ trọng. Tuy nhiên trong số các đối tác thương mại lớn trên thì Hoa Kỳ vẫn là thị trường lớn nhất mà bất kỳ DN dệt may Việt Nam nào cũng muốn hướng đến khi nó chiếm tới gần một nửa tổng kim ngạch dệt may xuất khẩu.
2014 2015 2016 2017 2018
Lạm phát (%) 17 13 13 21 19
GDP (tỷ USD) 17.393 18.120 18.670 18.950 19.360
GDP bình quân (USD) 54.599 56.469 57.638 59.407 59.531
Kim ngạch XNK hàng hóa (tỷ USD) 4.033 3.818 3.706 3.955 4.278
17
TÓM TẮT CHƯƠNG I
Chương 1 được xây dựng dựa trên cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu cũng như là vai trò của hoạt động xuất khẩu với nền kinh tế mỗi quốc gia, nền kinh tế thế giới và đặc biệt là với sự phát triển của các doanh nghiệp. Từ cơ sở lý thuyết đó, chúng ta nhận thấy được tầm quan trọng của ngành dệt may cũng như là thúc đẩy xuất khẩu dệt may nước ta trong giai đoạn hiện nay. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng như vậy, ngành công nghiệp dệt may được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đã định hướng phát triển để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn của cả nước.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng đi phân tích và đánh giá được tình hình xuất khẩu hàng dệt may của nước ta trong giai đoạn 2010 - 2019 để thấy được sự tiến bộ vượt bậc qua từng năm. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều những thách thức, ngành dệt may đã phát huy được năng lực của mình khi liên tục tăng trưởng cả về lượng và chất. Bên cạnh đó, ngành dệt may cũng có sự cải tiến mạnh mẽ để đa dạng hóa cả về sản phẩm và thị trường tiêu thụ. Sản phẩm dệt may ngày càng cải thiện về mẫu mã, chất lượng ngày càng cao đáp ứng được nhu cầu của các thị trường lớn và khó tính trên thế giới như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, ... Nói tóm lại, ngành dệt may Việt Nam đã và đang chứng tỏ được năng lực của mình và xứng đáng được coi là một trong những đối thủ lớn của các ngành dệt may lâu đời trên thế giới.
18
CHƯƠNG 2:
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ
2.1 TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG DỆT MAY CỦA HOA KỲ2.1.1 Đặc điểm thị trường dệt may của Hoa Kỳ