3.2.2.1 Tăng cường nghiên cứu thị trường Hoa Kỳ
“Biết người biết ta trăm trận trăm thắng” điều này là hoàn toàn đúng khi bước chân vào một thị trường. Bởi vậy điều đầu tiên mà mỗi DN nên làm đó là nghiên cứu thật kỹ về thị trường đó thông qua các kênh thông tin. Mỗi quốc gia có đặc điểm kinh tế chính trị xã hội khác nhau nó tạo nên nét đặc trưng riêng của từng thị trường đòi hỏi các DN phải tìm hiểu thật kỹ trước khi xuất khẩu sang bất kỳ một quốc gia nào. Đối với một thị trường khó tính như Hoa Kỳ thì điều đó là hoàn toàn cần thiết. Hoa Kỳ luôn đặt ra những quy định nghiêm ngặt để kiểm soát dòng hàng hóa chảy vào quốc gia mình. Chính phủ Hoa Kỳ xây dựng cho mình một hệ thống các chính sách phức tạp để quản lý hàng hóa nhập khẩu, đặc biệt là với mặt hàng dệt may. Các chính sách này cũng không ngừng được đổi mới để phù hợp với điều kiện thị trường. Chính vì vậy yêu cầu đặt ra là các DN dệt may Việt Nam cần nắm bắt được những quy định liên quan đến kinh doanh xuất nhập khẩu cũng như văn hóa kinh doanh của các thương nhân Hoa Kỳ để hợp tác hiệu quả trong quá trình thực hiện giao thương buôn bán.
Để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào Hoa Kỳ các DN dệt may Việt Nam cần chủ động trong việc nghiên cứu hệ thống luật pháp và các chính sách nhập khẩu đầy phức tạp của Hoa Kỳ. Đối với các DN chỉ hiểu luật thôi là chưa đủ mà còn phải nắm được các điều kiện áp dụng sao cho phù hợp. Sự thiếu hiểu biết về các quy định sản
69
phẩm sợi dệt, luật bảo vệ người tiêu dùng và các tiêu chuẩn về lao động, về trách nhiệm xã hội, về quản lý môi trường cũng khiến DN dệt may dễ dàng gặp thất bại trong lần đầu ra nhập thị trường.
Pháp luật Hoa Kỳ luôn được xây dựng để bảo vệ tốt nhất mọi quyền lợi của người tiêu dùng trước những sản phẩm kém chất lượng. Bằng việc ban hành Luật bảo hành và bảo vệ người tiêu dùng, Chính phủ Hoa Kỳ đã tạo ra rào cản rất lớn cho các DN dệt may, nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn và những quy định của Luật các DN rất dễ dàng bị khởi kiện. Theo như những nhà xuất khẩu đã thành công trên thị trường này, các DN muốn đảm bảo được quyền lợi của mình trước người tiêu dùng có thể mua các bảo hiểm ngoại thương như một hình thức đề phòng rủi ro trong kinh doanh.
3.2.2.2 Đầu tư vào lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) để tạo ra các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng của thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đặt nền móng cho Hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến của thế giới, do vậy yêu cầu các sản phẩm dệt may luôn phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy muốn thâm nhập được vào thị trường nay, các DN dệt may Việt Nam phải tạo ra được những sản phẩm chất lượng tốt nhất bằng cách ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn quốc tế (ISO) cũng như là tuân thủ việc thực hiện các hệ thống tiêu chuẩn cần thiết. Hệ thống quản lý chất lượng ISO hoạt động theo phương châm “từng khâu của quá trình sản xuất tốt sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng có chất lượng tốt và hạn chế ở mức thấp nhất sản phẩm không đảm bảo chất lượng”.
Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần nâng cao công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm thông qua các chương trình đào tạo cán bộ giám sát chất lượng. Quá trình kiểm tra sẽ phát huy hiệu quả khi nó bắt đầu ngay từ khâu nhập khẩu nguyên liệu cho đến khi đưa sản phẩm đi xuất khẩu. Các DN cần chủ động xây dựng hệ thống tiêu chuẩn cho mình nhằm tự kiểm soát chất lượng trong các khâu sản xuất để khắc phục kịp thời những khâu còn yếu kém. Bên cạnh đó, các DN cũng cần tranh thủ sự giúp đỡ của nhà nước trong việc trang bị các thiết bị kiểm tra, đo lường chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Việc chủ động về mọi mặt giúp DN đánh giá được tốt nhất những gì đã làm được những gì còn hạn chế nhằm kiểm soát được chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu tránh tình trạng chỉ nhìn bằng cảm quan hay kinh nghiệm để đánh giá sản phẩm. Những sản phẩm được đánh giá theo hình thức đó khi xuất khẩu sang thị trường nước
70
ngoài thì khả năng bị trả về là rất cao. Điều này gây hậu quả rất lớn cả về mặt tài chính lẫn uy tín của DN.
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Với bất cứ một ngành nghề nào thì yếu tố con người là quan trọng nhất, nó đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngành Dệt may cũng không ngoại lệ, muốn phát triển trước hết phải đầu tư về con người trước. Ngày nay, máy móc hiện đại có thể thay thế con người làm được mọi việc nhưng vai trò của con người là không thể thay thế bởi con người là chủ thể điều khiển cho máy móc hoạt động hiệu quả, đúng quy trình. Một thực tế của ngành công nghiệp nước ta nói chung và ngành dệt may nói riêng là trình độ quản lý cũng như chất lượng lao động còn yếu kém. Vấn đề đặt ra cho các DN trong thời gian tới là đầu tư nguồn lực để đào tạo đội ngũ lao động tay nghề cao cũng như nâng cao trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ.
Trước hết, chính DN phải là những người cần “cởi mở” hơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực. Không chỉ đưa ra yêu cầu mà các DN còn phải là những người tạo điều kiện cho các trường đào tạo được đưa những học viên của họ tham gia vào hoạt động sản xuất thực tế. “Học phải đi đôi với hành” thì mới phát huy được tốt nhất những gì được học vào thực tế. Bên cạnh đó, DN cũng cần đầu tư vào các trường đào tạo để yêu cầu họ phát triển nguồn nhân lực theo định hướng phát triển của DN, tránh phụ thuộc vào nguồn lao động đào tạo sẵn.
Hiện nay phần lớn đội ngũ lao động quản lý của các DN dệt may không được đào tạo chính quy, họ tìm đến với ngành dệt may để tìm kiếm cơ hội sau khi không tìm được công việc phù hợp. Vì vậy một thực tế đặt ra là họ có nhiều kinh nghiệm trong quản lý nhưng lại thiếu kiến thức chuyên ngành. Việc bắt đầu làm một công việc mà phải tìm hiểu như một người mới hoàn toàn rất tốn thời gian và hiệu quả làm việc không cao. Do vậy, các DN cần quan tâm hơn vào việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngay từ khi họ là những sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường hay các DN dệt may có thể tìm kiếm nguồn nhân lực thông qua tổ chức các cuộc thi thiết kế, sáng tạo nhằm thu hút nhân tài.
Không chỉ tìm kiếm nguồn lao động mới mà ngay trong chính DN hiện tại, bộ máy lãnh đạo cũng cần quan tâm hơn đến đời sống người lao động, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người lao động, có chế độ đãi ngộ phù hợp. Đặc biệt với đặc điểm là
71
ngành sử dụng nhiều lao động là nữ giới thì đòi hỏi DN cần quan tâm hơn nữa đến chế độ nghỉ thai sản, sự bình đẳng trong lao động, tiền lương đảm bảo cho cuộc sống. Việc làm này giúp DN hạn chế tình trạng nghỉ việc, nhảy việc cũng như khuyến khích người lao động sáng tạo và cống hiến trong quá trình sản xuất.
Cuối cùng muốn thúc đẩy xuất khẩu dệt may thì việc đào tạo đội ngũ cán bộ xuất nhập khẩu lành nghề là rất cần thiết bởi họ là nhân tố kết nối giữa DN sản xuất trong nước và các nhà nhập khẩu ở nước ngoài. Họ cũng là một đầu mối giúp cung cấp các thông tin cũng như những quy định, thay đổi của các ngành và lĩnh vực liên quan đến hoạt động xuất khẩu dệt may.
3.2.2.4 Xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu hàng dệt may của các doanh nghiệp
Một yếu tố quyết định đến giá thành của một sản phẩm dệt may bên cạnh chất lượng sản phẩm chính là thương hiệu của sản phẩm. Với những thương hiệu lớn thì giá cả sản phẩm sẽ cao hơn so với những sản phẩm không có thương hiệu. Cạnh tranh trong ngành dệt may ngày càng gay gắt và để giành được chiến thắng các DN cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu đủ mạnh để đứng vững trên thị trường của những “ông lớn” trong ngành dệt may. Trong thời gian qua, các DN Việt Nam đã tích cực trong việc thực hiện quảng bá thương hiệu sản phẩm ra thị trường thế giới song điều này chưa thực sự hiệu quả. Để người tiêu dùng Hoa Kỳ biết nhiều đến thương hiệu Việt, các DN cần làm tốt những việc sau:
Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng quảng bá và xây dựng hình ảnh của DN trên các diễn đàn, trang thông tin điện tử. Bên cạnh đó, các DN dệt may cần có sự đầu tư trong quá trình giới thiệu sản phẩm của mình tới tay người tiêu dùng, nếu có thể là các chương trình giảm giá cho khách hàng dùng thử để cảm nhận chất lượng. Song song với đó, các DN có thể tạo ra các ấn phẩm, catalogue độc đáo, sáng tạo để gây ấn tượng với khách hàng khi quảng bá sản phẩm.
Tiếp đến là các DN cần tận dụng mọi cơ hội để tham dự các buổi triển lãm, hội chợ của Hiệp hội dệt may Hoa Kỳ. Đây không chỉ là cơ hội quảng bá thương hiệu sản phẩm của DN mà còn giúp DN khảo sát tình hình nhu cầu sản phẩm của người tiêu dùng Hoa Kỳ, từ đó có thể xây dựng những chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp đáp ứng những nhu cầu cả về mặt chất lượng và số lượng.
Muốn một sản phẩm được nhiều người biết đến thì cần có sự giúp sức rất lớn của đội ngũ Marketing. Chính vì vậy đầu tư phát triển một đội ngũ marketing chuyên
72
nguyên, có trình độ tay nghề cao giúp DN tiếp cận thị trường nhanh hơn, hiệu quả hơn. Các DN cũng cần xây dựng một kế hoạch rõ ràng cụ thể theo một lịch trình để các nhân viên Marketing dựa vào đó lên kế hoạch tiếp thị sản phẩm. Với một thị trường đầy thách thức như Hoa Kỳ các DN cũng cần hợp tác với nhau để tiến xa hơn, tận dụng sức mạnh tập thể.
Các DN cũng cần tận dụng các kênh phân phối của các nhà bán lẻ Hoa Kỳ để giới thiệu sản phẩm. Nếu có nguồn lực đủ mạnh thì các DN nên đầu tư hình thành nên các phòng giao dịch, đại lý bán buôn bán lẻ ở tại thị trường để đưa sản phẩm dệt may đến gần hơn với người tiêu dùng Hoa Kỳ. Ngoài ra, tận dụng được kênh phân phối thông qua những người Việt Kiều cũng là một cách hiệu quả để DN quảng bá thương hiệu của mình.
Doanh nghiệp có thể chủ động giải quyết các khó khăn khi hạn chế về tài chính và nhân lực trong khâu thiết kế và mẫu mã, phát triển sản phẩm mới thông qua việc trao đổi bản quyền giữa các DN, bên cạnh đó cần tổ chức tốt công tác quảng bá và đăng ký bản quyền thương hiệu cho các mặt hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ.