Điểm mạnh (Strengths)

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 55 - 56)

Sự ổn định chính trị và an toàn xã hội: Trước khi quyết định đầu tư vào một thị trường các nhà kinh doanh đều rất quan tâm đến mức độ ổn định về kinh tế chính trị của

thị trường đó. Việt Nam là một trong những điểm đến lý tưởng cho các nhà kinh doanh nước ngoài bởi mức độ an toàn và tính ổn định kinh tế, xã hội. Bên cạnh đó, nhà nước ta

luôn tạo mọi điều kiện cho các nhà đầu tư khi cải cách đơn giản hóa thủ tục hành chính, gỡ bỏ rào cản kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư. Với những thuận lợi này có thể giúp các nhà kinh doanh yên tâm hợp tác vs các DN Việt Nam.

Biện pháp ưu tiên, chính sách hỗ trợ của chính phủ: Để khuyến khích các thương nhân và nhà đầu tư nước ngoài bỏ tiền đầu tư vào lĩnh vực dệt may, chính phủ Việt Nam đã xây dựng rất nhiều chính sách ưu đãi như giảm thuế nhập khẩu với mặt hàng nguyên liệu thô dùng trong sản xuất tái xuất khẩu trong 3 - 4 tháng, miễn giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp. Chính phủ tạo mọi điều kiện về tài chính, giảm thuế, cũng như giúp đỡ để các DN dệt may Việt Nam tiếp cận thị trường Hoa Kỳ. Chính phủ phát huy vai trò là “nút giao” trong hoạt động xúc tiến thương mại khi nỗ lực phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. DN tham gia các hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế sẽ được Chính phủ hỗ trợ toàn bộ kinh phí như chi phí gian hàng, trang trí khu vực hội chợ, tổ chức hội thảo, chi phí gặp gỡ và khảo sát thị trường nước ngoài hay chi phí vé máy bay.

Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ: Xét về nhân khẩu học, tháp dân số Việt Nam hiện nay đang là tháp dân số trẻ khi phần lớn người dân đang ở trong độ tuổi lao động trong khi đó ngành dệt may lại là ngành thâm dụng lao động. Hơn thế nữa, mức lương trả cho lao động dệt may Việt Nam thuộc hàng thấp nhất thế giới khi chỉ bằng 2/3 hơn mức lương trả cho lao động Ản Độ và bằng ½ lương của lao động dệt may Trung Quốc. Mức lương của lao động Trung Quốc có xu hướng tăng dần lên trong những năm gần đây làm cho các nhà đầu tư Hoa Kỳ chuyển hướng sang các nước có chi phí lao động thấp hơn như Việt Nam, Bangladesh, Indonesia, ... Đây chính là điểm mạnh lớn nhất tạo lợi thế cạnh tranh cho dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

44

lượng và đang thu hút sự quan tâm của nhiều quốc gia nhập khẩu lớn, đặc biệt là Hoa Kỳ. Với hai đối tác lớn Hoa Kỳ và EU thì Việt Nam hiện đang là nhà sản xuất xuất khẩu dệt may quan trọng thứ hai chỉ sau Trung Quốc. So với các quốc gia có ngành dệt may phát triển, Việt Nam có thể coi là nước “sinh sau đẻ muộn” khi gia nhập thị trường Hoa Kỳ khá muộn, tuy nhiên đến giờ phút này những thành quả mà ngành dệt may Việt Nam đạt được tại thị trường này hoàn toàn đáng tự hào. Chúng ta đã có những bước nhảy vọt khi vượt qua những tên tuổi lớn của ngành dệt may Thế giới như Ản Độ, Mexico, Canada để chiếm lĩnh thị trường và chinh phục được những người tiêu dùng khó tính Hoa Kỳ.

Thời gian sản xuất tương đối ngắn: So với các quốc gia khác thì thời gian sản xuất trung bình sản phẩm dệt may của Việt Nam tương đối ngắn chỉ từ 60 đến 90 ngày, trong khi Bangladesh và Campuchia là 80 - 120 ngày. Thời gian sản xuất này hiện chỉ thấp hơn Trung Quốc và Ản Độ một chút, trong thời gian tới khả năng rút ngắn khoảng cách này là rất cao. Do đó, Việt Nam là lựa chọn tốt nhất để đặt hàng cho công đoạn sản xuất hàng dệt may của các hãng thời trang, các nhà bán lẻ trên thế giới.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w