Định hướng và mục tiêu trong việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 70 - 76)

Hoa Kỳ

3.1.2.1 Quan điểm phát triển ngành dệt may của Đảng và Nhà nước

sở phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam được chỉ ra trong Quyết định số 3218/QĐ-BTC năm 2014 “Quyết định Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030“ do Bộ Công Thương ban hành. Trong văn bản này đã đưa ra quan điểm chỉ đạo rõ ràng của Nhà nước ta cũng như tham vọng đưa ngành công nghiệp dệt may vươn lên tầm cao mới trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu tổng quát đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam được cụ thể hóa như sau:

“Phát triển ngành dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững; chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu;

Lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành;

Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các khu, cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các DN dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang dệt may tại các đô thị và thành phố lớn;

Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu;

Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà các DN trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.”

58

3.1.2.2 Định hướng phát triển

Sản phẩm, lĩnh vực quan trọng:

Thứ nhất: tập trung nguồn lực và tận dụng cơ hội thị trường hiện có để tăng cường hoạt động xuất khẩu may mặc

- Sản xuất đa dạng các chủng loại sản phẩm, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là những mặt hàng có giá trị gia tăng cao;

- Nỗ lực cải thiện năng lực sản xuất của DN dệt may, khuyến khích DN đầu tư vào phát triển công nghệ máy móc để chuyển dần từ hình thức gia công xuất khẩu sang

các hình thức tạo giá trị gia tăng cao hơn như gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu - bán thành phẩm (FOB), thiết kế - sản xuất - cung ứng sản phẩm và dịch vụ liên quan (ODM), phát triển dần lên trình độ cao nhất tự sản xuất được thương hiệu riêng (OBM);

- Cải thiện chất lượng lao động của ngành nhằm nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là chất lượng quản lý của đội ngũ cán bộ ngành dệt may và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quản lý doanh nghiệp, thiết kế mẫu, quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại;

- Tận dụng lợi thế của các vùng nguyên liệu, nguồn lao động và giao thông thuận lợi để chuyển dịch dần các khu sản xuất hàng may mặc từ thành phố về các khu vực lân

cận.

Thứ hai: Phát triển các chương trình sản xuất nguyên liệu vải may mặc phục vụ nhu cầu xuất khẩu cùng với các kỹ thuật dệt cho các sản phẩm phục vụ các ngành nghề khác nhưy tế, dệt kỹ thuật cao, ...

- Nhằm phát huy lợi thế từ các FTA, DN cần tập trung nguồn lực cho phát triển sản phẩm dệt kim, dệt thoi vì nó gắn liền với khâu sản xuất sợi và may mặc, đặc biệt chú trọng vào các sản phẩm dệt kỹ thuật, sản phẩm dệt phục vụ y tế;

- Nâng cao chất lượng sản phẩm và niềm tin của khách hàng thông qua phát triển những khâu quan trọng nhất như dệt nhuộm, hoàn tất sản phẩm;

- Hướng tới nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn phải quan tâm đến bảo vệ môi trường bằng cách xây dựng các dự án sản xuất sợi, dệt, nhuộm bằng những hệ

59

- Đầu tư vào khâu sản xuất và xử lý nước thải của các nhà máy dệt nhuộm, tìm kiếm các địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất xa khu dân cư để không làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Hướng đầu tư vào phát triển chuỗi giá trị dệt may: sản xuất nguyên liệu, phụ liệu và may sản phẩm ở trình độ cao FOB, ODM.

Thứ ba: Lên kế hoạch chi tiết để phát triển nguồn cung đầu vào phục vụ sản xuất xuất khẩu (bông, xơ sợi, xơ nhân tạo, phụ liệu, ...)

- Lên chương trình phát triển vùng trồng cây bông có tưới để tạo ra nguồn cung đạt tiêu chuẩn chất lượng và năng suất cung cấp cho ngành dệt;

- Để tăng tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm của ngành dệt may, cần có sự đầu tư hơn nữa vào các nhà máy sản xuất xơ sợi nhân tạo nhằm từng bước cải thiện chất lượng sản phẩm cuối cùng.

Bố trí quy hoạch dệt may theo vùng, lãnh thổ:

Hiện nay quy hoạch vùng dệt may của nước ta chưa thực sự rõ ràng nên không phát huy được hết những tiềm lực hiện có của các địa phương. Để có được những sản phẩm chất lượng tốt thì trước hết phải có kế hoạch phát triển rõ ràng cụ thể cho từng khu vực lãnh thổ phát huy được lợi thế của khu vực đó. Nắm bắt được tinh thần đó, Nhà nước ta đã đưa ra định hướng phát triển cả nước thành 7 cụm công nghiệp dệt may tương ứng với 7 vùng địa lý của nước ta. Mỗi khu vực này sẽ phát triển dựa trên lợi thế của địa phương về nguồn cung lao động, nguồn nguyên phụ liệu và điều kiện giao thông. Trong 7 vùng đó thì Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được chú trọng đầu tư để phát triển thành trung tâm đầu não về thiết kế sản phẩm thời trang, thiết kế mẫu mã, cung cấp các dịch vụ, nguyên phụ liệu, khoa học kỹ thuật dệt may để hướng đến sản xuất các sản phẩm tạo giá trị gia tăng lớn cũng như là chất lượng cao hơn đáp ứng nhu cầu xuất khẩu. 7 khu vực dệt may gồm là: Vùng Đồng bằng sông Hồng, Vùng Trung du và miền núi phía Bắc, Vùng Bắc Trung Bộ, Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, Vùng Đông Nam Bộ, Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Vùng Tây Nguyên.

Mỗi vùng lãnh thổ này sẽ có đặc điểm sản xuất cũng như nguồn lực khác nhau vì vậy chính quyền các địa phương cần tự xây dựng cho mình những chiến lược phát triển riêng dựa trên định hướng chung của nhà nước, đặc biệt chú trọng tạo điều kiện phát triển vùng nguyên liệu của địa phương để chủ động hơn trong sản xuất. Bên cạnh vùng

Giai đoạn Tốc độ tăng trường về giá trị sản xuất toàn ngành dệt may Tốc độ tăng trường ngành dệt Tốc độ tăng trường ngành may Tốc độ tăng trường xuất khẩu Tốc độ tăng trường trên thị

trường nội địa

2016 - 2020 12 - 13% 13 - 14% 12 - 13% 9 - 10% 10 -12% 2021 - 2030 9 - 10% 10 - 11% 9 - 10% 6 - 7% 8 - 9%

60

nguyên liệu, các cụm dệt may cần tận dụng các khu công nghiệp của khu vực để xây dựng các nhà máy sản xuất thiết bị phụ tùng cho ngành dệt may.

3.1.2.3 Mục tiêu phát triển

Dựa theo tình hình phát triển kinh tế, bối cảnh của ngành dệt may, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra các mục tiêu cần đạt được trong các thời kỳ như sau:

Mục tiêu tổng quát

- Hướng ngành dệt may trở thành ngành công nghiệp trọng điểm theo hướng xuất khẩu nhằm cải thiện sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế bền vững;

- Thúc đẩy phát triển ngành bền vững dựa trên công nghệ máy móc tiên tiến, sử dụng các hệ thống quản lý đạt tiêu chuẩn quốc tế;

- Quy hoạch khu vực dệt may phát huy được lợi thế của vùng lãnh thổ; - Phát triển thương hiệu dệt may nổi tiếng của quốc gia.

Mục tiêu cụ thể

Để đạt được những mục tiêu đã nêu ở trên, chúng ta cần dựa trên những mục tiêu cụ thể của từng giai đoạn một cách hợp lý và có căn cứ theo tình hình thực tế trên thị trường. Trước hết là xác định mục tiêu cụ thể cho tốc độ tăng trưởng của ngành theo bảng dưới đây:

Bảng 3.1 Tổng hợp mục tiêu cụ thể từng giai đoạn của ngành dệt may

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2020 Năm 2030 1. Kim ngạch XK (tỷ USD) 23-24 36-38 64-67 Tỷ lệ XK so cả nước (%) 15-16 13-14 9-10 2. Sử dụng lao động (người) 2.500.000 3.300.000 4.400.000 3. Sản phẩm chủ yếu Bông xơ (tấn) 8.000 15.000 30.000 Xơ, sợi tổng hợp (tấn) 400.000 700.000 1.500.000 Sợi (kéo từ xơ cắt ngắn) (tấn) 900.000 1.300.000 2.200.000

Vải các loại (triệu m2) 1.500 2.000 4.500

Sản phẩm may (triệu sản

phẩm) 4.000 6.000 9.000

4. Tỷ lệ nội địa hóa (%) 55 65 70

Nguồn: Tổng hợp dựa trên Quyết định số 3218/QĐ-BCTnăm 2014 của Bộ Công Thương

Không chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng nhà nước còn quan tâm đến phát triển cơ cấu ngành để tránh tình trạng phát triển không đều khi đề ra kế hoạch phát triển cơ cấu sản phẩm của ngành dệt và ngành may như sau:

61

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu ngành dệt may qua các giai đoạn

Nguồn: Số liệu của Bộ công thương về mục tiêu cơ cấu ngành dệt may

thể thấy nhà nước ta đang cố gắng quy hoạch để phát triển đồng đều giữa ngành dệt và ngành may khi đưa ra quy hoạch mục tiêu cơ cấu ngành đến năm 2030 về mức xấp xỉ bằng nhau 51/49.

Nguồn: Quyết định 3218/QĐ-BCT của Bộ Công Thương

Theo đánh giá của nhiều nhà kinh tế, xuất khẩu dệt may Việt Nam có một triển vọng rất lớn để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là khi Việt Nam đã và

62

đang trong tiến trình ký kết các FTA. Đây có thể coi là một cơ hội và cũng là một thách thức lớn đối với các DN xuất khẩu dệt may của Việt Nam.

Dựa trên những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước ta đề ra cho ngành dệt may, chúng ta có thể đặt ra các mục tiêu cụ thể hướng đến thị trường Hoa Kỳ. Với một thị trường đầy tiềm năng như vậy, trước mắt chúng ta cần duy trì và củng cố vị trí thứ 3 của mình sau Trung Quốc và Ản Độ. Tuy cùng nằm trong top các quốc gia có kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may lớn vào thị trường Hoa Kỳ, song khoảng cách về thị phần giữa nước ta và Trung Quốc là vô cùng lớn. Trung Quốc nắm giữ đến hơn 40% thị phần dệt may của Hoa Kỳ, trong khi đó Việt Nam chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong số đó. Rõ ràng có thể nhận thấy rằng, việc đánh bật vị thế của Trung Quốc trên thị trường này là điều khó có thể thực hiện được trong một thời gian ngắn, do vậy việc duy trì vị trí trong top dẫn đầu cũng là điều chúng ta phải cố gắng và nỗ lực để giữ vững. Không chỉ có Trung Quốc mà hiện nay Hoa Kỳ còn là mục tiêu hướng đến của rất nhiều các quốc gia có lợi thế so sánh về mặt hàng dệt may như Ản Độ, Bangladesh. Vì vậy, chỉ cần một chút sơ sẩy là hàng dệt may của Việt Nam có thể bị đánh bật ra khỏi thị trường.

Bên cạnh đó, việc nâng cao tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang thị trường này cũng là mục tiêu cần đạt được, phấn đấu trong năm 2019 chúng ta không chỉ giữ vững tốc độ tăng trưởng mà còn vươn lên chiếm lĩnh thị trường vượt qua con số hiện tại, đẩy lùi sự chiếm lĩnh của các sản phẩm dệt may của Trung Quốc ra khỏi thị trường tiềm năng này.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 70 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w