Hiện nay, hai phương thức xuất khẩu chủ yếu được các nhà xuất khẩu dệt may Việt Nam lựa chọn để đưa hàng hóa sang Hoa Kỳ là:
2.2.4.1 Phương thức gia công xuất khẩu (CMT - Cut Make Trim)
Phương thức CMT là phương thức xuất khẩu đơn giản và hiệu quả nhất trong ngành dệt may vì vậy nó được các DN dệt may Việt Nam lựa chọn khi xuất khẩu sản phẩm vào Hoa Kỳ. Phương thức CMT chiếm đến 70% hoạt động xuất khẩu của toàn ngành dệt may. Với phương thức này, các DN Hoa Kỳ sẽ cung cấp toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào, mẫu thiết kế, máy móc và thiết bị. Các DN gia công Việt Nam sử dụng nguồn lao động của mình để tiến hành sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công. Sau khi hoàn thành theo đơn đặt hàng, DN gia công Việt Nam sẽ phải trả lại toàn bộ số lượng sản phẩm đã sản xuất ra cho bên phía DN Hoa Kỳ và nhận lại một số tiền theo đơn giá đã thỏa thuận.
Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu theo CMT không cần đòi hỏi phải có nhiều kỹ thuật mà chỉ cần tận dụng năng lực sẵn có để sản xuất các sản phẩm theo mẫu do bên gia công đặt. Ưu điểm của phương thức này là các DN có thể tận dụng được công
39
nghệ và nguồn nguyên liệu từ phía đối tác để sản xuất theo yêu cầu của bên đặt hàng mà không phải tốn thời gian nghiên cứu tạo mẫu sản phẩm. Tuy nhiên đây chính là phương thức gia công mà giá trị thặng dư tạo ra cho DN sản xuất là ít nhất. Điều này lý giải cho việc Việt Nam phát triển ngành công nghiệp dệt may nhưng tạo ra giá trị gia tăng không cao.
Nhược điểm của phương thức này là DN gia công Việt Nam trở nên thụ động hơn trong quá trình sản xuất do nguyên liệu đầu vào được đối tác nước ngoài cung cấp. Vì vậy các DN sản xuất ít có cơ hội để lựa chọn các nhà cung cấp nguyên liệu nội địa. Điều này khiến cho sự hợp tác phát triển giữa các DN cung cấp đầu vào và DN sản xuất trong nước chưa thực sự hiệu quả, các DN dệt may không hỗ trợ cho DN sản xuất nguyên phụ liệu tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên một thực tế là DN phụ trợ ngành dệt may vẫn chưa đáp ứng được về cả số lượng lẫn chất lượng nguồn cung cho toàn ngành. Hiện nay, các sản phẩm gia công xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài lên đến 60 - 70% nhu cầu toàn ngành.
2.2.4.2 Phương thức xuất khẩu FOB (Free on board)
Phương thức này đòi hỏi kỹ thuật sử dụng phức tạp hơn so với phương thức CMT. Theo hình thức xuất khẩu này DN sẽ làm mọi việc từ việc mua nguyên vật liệu và bán ra các thành phẩm của mình sản xuất. Thay vì nhà nhập khẩu nước ngoài là những người cung ứng nguyên vật liệu cho sản xuất thì DN Việt Nam sẽ chủ động hơn trong khâu lựa chọn nhà cung cấp. Điều này chính là ưu điểm phương thức FOB so với CMT vì DN dệt may Việt Nam có quyền lựa chọn nhà cung cấp sẽ góp phần làm tăng năng lực sản xuất của các DN trong ngành công nghiệp phụ trợ dệt may.
Hiện nay, năng lực sản xuất của hầu hết các DN dệt may Việt Nam chưa đủ mạnh vì vậy đòi hỏi các DN cần có sự hợp tác tạo thành chuỗi quy trình sản xuất sợi - dệt - nhuộm - may khép kín. Hơn thế nữa, thay vì gia công xuất khẩu như ban đầu, các DN cần nâng cao năng lực sản xuất chuyển dần sang phương thức tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn như: ODM - Original Design Manufacturing (tự thiết kế, sản xuất và bán sản phẩm) hay OBM - Own Brand Manufacturing (sản xuất nhãn hiệu gốc) .... Sự chủ động về mọi mặt giúp DN Việt Nam có khả năng tự quyết định giá cả sản phẩm của mình, không bị phụ thuộc vào giá cả của một bên thứ ba. Nếu có thể chủ động về nguồn nguyên liệu kết hợp với lợi thế nguồn nhân công giá rẻ chắc chắn các DN dệt may Việt
40