Giải pháp với Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS)

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 86 - 93)

3.2.3.1 Thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành

Muốn tiến xa hơn trên thị trường quốc tế thì các DN phải “nắm tay nhau bước đi” cùng hợp tác cùng phát triển. Bởi hầu hết hiện nay các DN dệt may Việt Nam ở quy mô vừa và nhỏ, sức cạnh tranh không cao, nếu bước đi một mình trên một thị trường đầy “cạm bẫy” như Hoa Kỳ thì các DN chắc chắn sẽ thất bại. Trong cuộc hợp tác này, Hiệp hội dệt may đóng vai trò là cầu nối kết nối các DN để đối phó với rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, Hiệp hội cũng cần xây dựng các diễn đàn để các DN trao đổi thông tin, chia sẻ những khó khăn vướng mắc khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Hoa Kỳ. Những diễn đàn DN dệt may hoạt động dưới sẽ kiểm soát của Hiệp hội dệt may nhằm quản lý tình hình hoạt động của các DN, từ đó Hiệp hội tổng hợp lên những báo cáo của ngành dệt may cũng như dự báo để đề ra những kiến nghị lên Chính phủ giải quyết, tháo gỡ khó khăn giúp DN trong ngành.

Hiệp hội cần phát huy vai trò của mình trong thời đại công nghệ 4.0 khi nâng cao chất lượng cổng thông tin thương mại điện tử của Hiệp hội để các DN có cơ hội tiếp cận với những thay đổi trong chính sách, quy định rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ.

73

Hơn nữa, cần bổ sung thông tin của DN dệt may trong Hiệp hội để mọi đối tượng quan tâm đều có thể tìm kiếm, theo dõi hoạt động của DN. Cổng thông tin này cũng cần liên kết với các đối tác thương mại nước ngoài, đặc biệt là các đối tác đến từ thị trường Hoa Kỳ để DN dệt may Việt Nam xây dựng được mối quan hệ đối tác với họ.

3.2.3.2 Định hướng cho doanh nghiệp trong sản xuất

Hiện nay các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn yếu về mặt kỹ thuật sản xuất cũng như thiếu nguồn cung nguyên liệu cho sản xuất. Để giải quyết được vấn đề này trước tiên Hiệp hội dệt may Việt Nam phải cùng với Nhà nước xây dựng chính sách phát triển liên quan tới ngành dệt may. Về mặt kỹ thuật, VITAS cần hỗ trợ DN đổi mới phương thức sản xuất, khuyến khích DN chuyển từ hình thức gia công CMT sang hình thức sản xuất tự chủ nguyên liệu FOB và sản xuất trọn gói kèm thiết kế (ODM) nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Về nguồn nguyên liệu, đặc biệt là bông sợi dựa vào định hướng phát triển vùng nguyên liệu của nhà nước, VITAS cần phối hợp với Hiệp hội bông sợi Việt Nam (VCOSA) để hướng dẫn cách người dân trồng và thu hoạch bông sao cho đạt hiệu quả về sản lượng và đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng quốc tế. Với vai trò định hướng, VITAS cần kết nối người trồng bông với DN sản xuất để tạo ra chuỗi cung - cầu ổn định, đảm bảo chất lượng, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật do Hoa Kỳ đặt ra.

3.2.3.3 Kiểm định chất lượng sản phẩm

Hiện nay các sản phẩm dệt may Việt Nam chưa được đánh giá cao do hệ thống kiểm định chất lượng của nước ta còn yếu và kém về nhiều mặt, các DN không thực sự quan trọng khâu cuối cùng này trong quá trình sản xuất. Hậu quả của quá trình kiểm định chất lượng kém là rất lớn, các đơn đặt hàng nếu không đạt được tiêu chuẩn chất lượng của Hoa Kỳ khả năng cao là sẽ bị trả về gây tổn thất lớn cho doanh nghiệp. Để đối phó với tình hình này, như đã trình bày ở trên nhà nước cần có trách nhiệm xây dựng các trung tâm kiểm định chất lượng đạt chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó VITAS cũng sẽ đóng vai trò là những nhà tư vấn hiệu quả về công nghệ, cũng như là giám sát quản lý quá trình thực hiện kiểm định.

Nhà nước giao cho Hiệp hội dệt may Việt Nam quản lý trung tâm kiểm định chất lượng vì vậy VITAS cần đảm bảo được tính hiệu quả và chuyên nghiệp của hệ thống kiểm định. Hơn nữa, VITAS cần nghiên cứu để có khả năng cấp giấy chứng nhận cho các sản phẩm dệt may đạt chuẩn theo các tiêu chuẩn của ngành dệt may thế

74

giới, đặc biệt là Hoa Kỳ. Nếu VITAS làm được điều này sẽ tạo điều kiện rất lớn cho các DN dệt may vừa và nhỏ tiết kiệm chi phí trong quá trình kiểm định sản phẩm cũng như là thực hiện thủ tục nhanh chóng cho việc cấp chứng chỉ kiểm định chất lượng.

3.2.3.4 Trợ giúp thông tin cho doanh nghiệp

Bên cạnh nhà nước, VITAS cũng cần là đầu mối thu thập và cập nhật các thông tin về thị trường Hoa Kỳ một cách nhanh nhất để DN dễ dàng tiếp cận và đối mặt với các rào cản của thị trường. Ngoài ra Hiệp hội cũng cần thường xuyên tổ chức các buổi gặp mặt, tọa đàm giữa các thành viên của Hiệp hội nhằm phổ biến kiến thức về công nghệ mới, rào cản gia nhập thị trường, cũng như là các vướng mắc hay bài học kinh nghiệm khi gia nhập thị trường mới. Không chỉ vậy, các thông tin này cần được phổ biến rộng rãi trên trang Web chính thức của Hiệp hội để tạo ra nguồn tin đáng tin cậy cho các DN dệt may tham khảo.

75

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trước hết, đưa ra bối cảnh của chuỗi cung ứng ngành dệt may cũng như tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung để thấy đuợc triển vọng phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thương mại toàn cầu. Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa Việt nam và Hoa Kỳ cũng phần nào ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành dệt may trong thời gian tới.

Thứ hai, đưa ra định hướng tăng cường xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ của DN dệt may Việt Nam dựa trên những định hướng mà chính phủ Việt Nam đã đề ra cho toàn ngành trong giai đoạn 2020 - 2030.

Thứ ba, đề xuất các giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ đối với từng đối tượng cụ thể:

- Đối với chính phủ và Hiệp hội Dệt may Việt Nam là những giải pháp mang tầm vĩ mô cần có kế hoạch thực hiện trong thời gian dài mới phát huy được hiệu quả. - Đối với DN dệt may là những giải pháp mang tầm vi mô mà DN có thể thực

76

KẾT LUẬN CHUNG

Hoa Kỳ là một thị trường tiềm năng mà các DN Việt Nam tập trung hướng đến, đặc biệt là ngành dệt may. Để có được chỗ đứng và định vị thương hiệu của mình trên thị trường này thì các DN Việt Nam không chỉ cạnh tranh với các đối thủ mà còn phải đối mặt với hàng loạt các rào cản mà chính phủ Hoa Kỳ đặt ra để ngăn chặn thâm hụt cán cân thương mại và bảo hộ ngành sản xuất trong nước. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bùng nổ và chưa có hồi kết, nó có tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Đó vừa là cơ hội cũng vừa là thách thức đối với DN Việt Nam. Nói đó là cơ hội bởi trong cuộc chiến này Hoa Kỳ đưa ra các biện pháp nhằm ngăn chặn dòng hàng hóa từ Trung Quốc vào thị trường thông qua việc áp đặt mức thuế suất cao hay mức hạn ngạch khiến cho hàng hóa Trung Quốc phải từ bỏ thị trường từng là đối tác rất lớn nhất trong hoạt động xuất khẩu. Nắm bắt cơ hội này, Việt Nam có thể trở thành thị trường nhập khẩu mới thay thế cho Trung Quốc giúp tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong những năm tới. Nhưng đây cũng là thách thức bởi nếu DN Việt Nam không “tỉnh đòn” thì có thể trở thành thị trường thứ ba để hàng hóa Trung Quốc thay đổi nguồn gốc xuất xứ tìm cách quay trở lại vào thị trường Hoa Kỳ. Khi đó nếu chính phủ Hoa Kỳ phát hiện ra thì khả năng rất cao là hàng hóa từ Việt Nam sẽ phải gánh chịu mức thuế trừng phạt rất cao, thậm chí là cấm nhập khẩu.

Thực tế là ngành dệt may Việt Nam còn tồn tại rất nhiều hạn chế từ nguồn nhân lực, nguồn nguyên liệu cho đến định hướng phát triển. Vấn đề đặt ra trước mắt cho các DN đó là giải quyết những gì còn tồn đọng trong nhiều năm qua, nỗ lực hơn nữa là để cải thiện nội sinh ngành. Bên cạnh đó các DN cần đầu tư để nâng cao trình độ, nâng cao năng lực sản xuất. Thay vì xuất khẩu theo hình thức gia công CMT, các DN cần cải thiện hơn nữa chất lượng sản phẩm, chuyển sang các hình thức xuất khẩu tạo giá trị gia tăng lớn hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu. Song song với đó, các DN cũng cần xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với định hướng phát triển của toàn ngành cũng như cải thiện thương hiệu dệt may mang tầm khu vực và thế giới.

Để phát triển hơn nữa, ngành dệt may không thể bước một mình mà nhà nước và Hiệp hội dệt may là những nhân tố không hề nhỏ trong việc hỗ trợ cho các DN phát triển và tăng trưởng bền vững. Bởi họ đóng vai trò là những nhà định hướng và phát triển các chính sách hỗ trợ DN dệt may trong quá trình tham gia vào chuỗi cung ứng

77

giá trị dệt may toàn cầu. Với sự nỗ lực lớn cùng với tiềm lực sẵn có của ngành chắc chắn ngành dệt may nước ta sẽ còn tiến xa hơn nữa. Chặng đường phía trước của ngành Dệt may còn dài, nếu muốn thành công thì không thể tăng trưởng “nóng”. Vì vậy cần định hướng cho ngành Dệt may phát triển theo phương châm: “Xanh - Bền vững” phù hợp bối cảnh thực tế của thế giới hiện nay.

78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tiếng việt

1. Bộ Công Thương (2019), Báo cáo xuất nhập khẩu Việt Nam năm 2018

2. Bùi Thị Hiền (2016) “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ” 3. Đặng Tuyết Nhung, Đinh Công Khải (2014) “Tóm tắt nghiên cứu chính sách:

Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam, Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright” 4. Đinh Hương Trà Ly (2011) “Áp dụng mô hình của Micheal Porter để đánh giá

năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam”

5. Lê Hồng Thuận (2017), Báo cáo ngành Dệt may, NXB Công ty cổ phần chứng khoản FPT

6. Nguyễn Thanh Bình (2017) “Tác động của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đối với xuất khẩu dệt may của Việt Nam đến năm 2020”

7. Nguyễn Thị Hồng Vân (2015) “Năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế”

8. Quyết định số 3218/QĐ-BTC năm 2014 “Quyết định Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” do Bộ Công Thương ban hành

9. T.S Nguyễn Tiến Hoàng, Lê Thị Kiều Trinh (2016), “Cạnh tranh hàng dệt may: Kinh nghiệm một số nước và những cải tiến cần có ở Việt Nam”, Tạp chí Việt Nam Logistics, số 109-2016, tr68-69.

B. Tiếng Anh

10. Khalid Nadvi & John T. Thoburn (2004) “Vietnam in the global garment and textile value chain: impacts on firms and worker”.

11. Kenta Goto, Kaoru Natsuda, John Thoburn (2011) “Meeting the challenge of China: The Vietnamese garment industry in the post MFA era”.

12. L. Buisman & G.J Weilenga (2008) “Textile & Garment Industry in Vietnam”.

C. Website

13. Công cụ Trademap.

www.trademap.org Truy cập ngày 27/4

14. Diệu Thùy (Infonet-2018) “Hiệp hội Dệt may đề nghị không tăng lương tối thiểu hằng năm”.

79

http://cafef.vn/hiep-hoi-det-may-de-nghi-khong-tang-luong-toi-thieu-hang-nam- 2018042314271687.chn. Truy cập ngày 24/3

15. Kim Liên & Tuấn Vũ (2018) “HanoiTex 2018- Cơ hội giúp doanh nghiệp dệt may tiếp cận công nghệ 4.0”.

https://congthuong.vn/hanoitex-2018-co-hoi-giup-doanh-nghiep-det-may-tiep-can- cong-nghe-40-109004.html. Truy cập ngày 22/4

16. Nguyên Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam (2016), “Ba khả năng cho dệt may Việt Nam dưới thời Tổng thống Donald Trump”.

http://cafef.vn/ba-kha-nang-cho-det-may-viet-nam-duoi-thoi-tong-thong-donald- trump-20161220163120029.chn. Truy cập ngày 17/4

17. Phan Vũ - Nhịp sống số (2018), “Vì sao doanh thu bán hàng dệt may Việt Nam cao nhưng lợi nhuận vẫn thấp?”

https://vietnambiz.vn/vi-sao-doanh-thu-ban-hang-det-may-viet-nam-cao-nhung-loi- nhuan-van-thap- 111121.htm. Truy cập ngày 27/4

18. Quyên Lưu (2018) - “2018 - năm “đột biến” của Ngành Dệt may Việt Nam”.

http://moit. gov. vn/tin-chi-tiet/-/chi-tiet/2018 -nam-%C4%91ot-bien-cua-nganh-det- may-viet-nam-13523-16.html. Truy cập ngày 25/3

19. T.S Phan Minh Ngọc (2018) “Tác động của tỷ giá lên doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhìn từ ngành dệt may”

http://cafef.vn/tac-dong-cua-ty-gia-len-doanh-nghiep-xuat-khau-nhin-tu-nganh-det- may-20180810084543924.chn. Truy cập ngày 15/04

20. Thái Phương - Người lao động (2019) “Thương chiến Mỹ - Trung leo thang: Doanh nghiệp Việt lo bị vạ lây”.

https://bnews.vn/hoa-ky-tiep-tuc-la-doi-tac-thuong-mai-hang-dau-cua-viet- nam/114090.html Truy cập ngày 15/5

21. Thu Hường (2019), “Xanh hóa ngành Dệt may”

https://congthuong.vn/xanh-hoa-nganh-det-may-118489.html . Truy cập ngày 25/4 22. Tình hình xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam tháng 2 năm 2018

https://www.customs.gov.vn/Lists/ThongKeHaiQuan/ViewDetails.aspx?ID=1313 &Category=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20k %E1%BB%B3&Group=Ph%C3%A2n%20t%C3%ADch. Truy cập ngày 11/4 23. Trang web của Hiệp hội Dệt may Việt Nam

80 www.vietnamtextile.org.vn. Truy cập ngày 15/4 24. Trang web của Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ

www.vietnam-ustrade.org. Truy cập ngày 20/4 25. Trang web của Hiệp hội dệt may Hoa Kỳ

www.otexa.ita.doc.gov. Truy cập ngày 26/4 26. Trang tin dệt may.

www.textileandgarment.com Truy cập ngày 18/3

27. Uyên Hương - Bnews/ TTXVN (2019) “Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam”.

https://bnews.vn/hoa-ky-tiep-tuc-la-doi-tac-thuong-mai-hang-dau-cua-viet- nam/114090.html Truy cập ngày 3/3

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 86 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w