Thị phần hàng dệt may Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 46 - 49)

Hoa Kỳ được đánh giá là một thị trường tiêu thụ khổng lồ của các sản phẩm dệt may. Nó thu hút rất nhiều các DN đến từ các quốc gia có ngành dệt may hàng đầu thế

36

Biểu đồ 2.2 Thị phần xuất khẩu hàng dệt may của các quốc gia sang Hoa Kỳ giai đoạn 2014 -2018

♦ - Vietn am • India • China Mexico •Bangladesh

Nguồn: OTEXA

Theo OTEXA, Việt Nam hiện chiếm giữ vị trí lớn thứ hai trong số những nhà xuất khẩu dệt may lớn vào thị trường Hoa Kỳ khi chiếm tới 13.2% tổng giá trị nhập khẩu của Hoa Kỳ năm 2018. Thị phần dệt may mà Việt Nam đang nắm giữ tại thị trường Hoa Kỳ chỉ đứng sau mức 36% của Trung Quốc. Từ năm 2014 đến năm 2018, thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường Hoa Kỳ có dấu hiệu sụt giảm nhẹ, trong khi đó thị phần hàng dệt may Việt Nam đã tăng từ 9% lên 13% (2014 - 2018). Không chỉ vậy, Việt Nam còn duy trì tốc độ tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu sang thị trường này ở mức cao và ổn định. Điều này cũng một phần chứng tỏ rằng hàng dệt may của Việt Nam đang làm rất tốt trong việc đáp ứng được nhu cầu và nhận được sự phản hồi tích cực từ của phần lớn người tiêu dùng Hoa Kỳ. Kết quả vượt bậc này là cả sự cố gắng hết mình và sự ghi nhận những nỗ lực của không chỉ các DN dệt may mà cả nhà nước và các tổ chức xúc tiến thương mại.

Thực tế hiện nay, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra có tác động không nhỏ đến thị phần dệt may của Trung Quốc sang thị trường Hoa Kỳ, mặc dù vẫn nắm giữ phần lớn thị phần dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ nhưng thị phần đó đang có xu hướng sụt giảm dần. Điều này được kỳ vọng sẽ tạo cơ hội tốt cho các thị trường khác như Việt Nam, Bangladesh, Mexico tiếp tục gia tăng thị phần tại Hoa Kỳ nhờ có sự dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang các nước đang phát triển như Việt Nam.

37

So với các thị trường khác thì Việt Nam và Bangladesh đang được dự đoán là có lợi thế hơn cả nhờ chi phí nhân công giá rẻ và năng lực sản xuất mạnh. Tuy nhiên, vấn đề của Bangladesh nằm ở kỹ thuật do đơn hàng của Bangladesh phần lớn là các đơn hàng có khối lượng lớn và yêu cầu kỹ thuật đơn giản. Đồng thời, điều kiện lao động tại Bangladesh ở mức thấp cũng là yếu tố để nhà nhập khẩu cân nhắc. Nói tóm lại, cơ hội của dệt may Việt Nam trên thị trường là rất lớn, nếu biết nắm bắt thì các DN rất dễ tạo ra những cú hích nhảy vọt về giá trị kim ngạch xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w