Cơ hội (Opportunities)

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 59)

Xu hướng chuyển dịch sản xuất dệt may từ Trung Quốc: Hiện nay, khi chiến tranh

thương mại Mỹ - Trung diễn ra khiến cho Hoa Kỳ chuyển dần các đơn hàng của mình sang các nước đang phát triển trong đó Việt Nam là điểm đến hấp dẫn nhất. Đây chính là

46

Sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và khu vực: Việt Nam hiện nay tích

cực tham gia vào các FTA và các tổ chức hiệp hội của khu vực và trên thế giới nhằm tạo

cơ hội cho DN dệt may tiếp cận gần hơn với thị trường. Đặc biệt với hai Hiệp định quan

trọng CPTPP và EVFTA mang đến những cơ hội về ưu đãi thuế quan và quy mô thị trường lớn giúp cho ngành phát triển mạnh mẽ. Chuỗi cung ứng dệt may ASEAN được kỳ vọng tăng năng lực cạnh tranh của các DN dệt may Việt Nam. Việc trở thành thành viên của chuỗi cung ứng này giúp các DN dệt may Việt Nam tháo gỡ vướng mắc trong các khâu sản xuất, góp phần ổn định nguồn cung đầu vào và xuất khẩu hàng hóa ra thế giới, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ. Rõ ràng, gia nhập Chuỗi cung ứng này sẽ mang lại nhiều cơ hội lớn cho DN dệt may Việt Nam, giúp xây dựng được thương hiệu dệt may Việt và tăng cường củng cố thị phần trên thị trường Hoa Kỳ.

Định hướng phát triển của Chính phủ: Việc cam kết của chính phủ Việt Nam trong định hướng phát triển ngành dệt may đã đem lại sức hút cho DN dệt may từ các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đưa ra các định hướng để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ và cải thiện các mắt xích chưa tốt trong chuỗi dệt may của nước ta hiện nay, giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu cũng như là phát triển công nghiệp dệt nhuộm vải. Như vậy, định hướng của Chính phủ tạo tiền đề cho DN dệt may có được môi trường kinh doanh lý tưởng cho sự phát triển của DN trong thời gian tới.

Thị trường dệt may đầy tiềm năng của Hoa Kỳ: Với những dự báo về nền kinh tế Hoa Kỳ trong thời gian tới sẽ khởi sắc làm tăng nhu cầu sản phẩm dệt may nói chung cũng như nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm cao cấp nói riêng tại thị trường này. Thêm vào đó đây là thị trường tiềm năng mà các DN dệt may Việt Nam cần khai thác bởi số lượng Việt Kiều sống tại Hoa Kỳ rất lớn. Nếu các DN Việt Nam biết tận dụng lợi thế này, khuyến khích việc “người Việt dùng hàng Việt” của Việt Kiều sống tại Hoa Kỳ sẽ đẩy mạnh được xuất khẩu sang thị trường này.

Tiềm năng về nâng cao khả năng cạnh tranh: Ngành dệt may Việt Nam đang có tiềm năng lớn để nâng cao khả năng cạnh tranh một cách toàn diện. Việc tăng cường khả năng cung ứng nguyên vật liệu trong nước, những sáng kiến trong lĩnh vực hải quan điện tử như điện tử hóa các thủ tục hải quan, thẻ ưu tiên về thủ tục hải quan, bên

47

trường sẽ góp phần tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào dệt may Việt Nam tăng liên tục: Thời gian gần đây cùng với những kỳ vọng về kết quả đạt được sau khi ký kết thành công các FTA, các DN dệt may Việt Nam cũng ngày càng được sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp FDI nước ngoài có trình độ công nghệ, kỹ thuật cao sẽ giúp cải thiện năng lực cạnh tranh của dệt may Việt Nam trên trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w