Những mặt hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 55)

Ve quy mô: Ngành dệt may Việt Nam hiện nay được đánh giá là phát triển chưa tương xứng với tiềm năng thực sự của nó. Quy mô của các DN dệt may hiện nay chỉ ở mức vừa và nhỏ, hoạt động hoạt động manh mún, dàn trải, còn thiếu sự liên kết với nhà sản xuất cung cấp nguyên vật liệu và hệ thống kênh phân phối chưa hoạt động hiệu quả. Bên cạnh đó nguồn vốn để các DN phát triển còn thiếu vì vậy các DN không có đủ tiềm lực để phát triển một cách toàn diện và đồng bộ máy móc phục vụ sản xuất xuất khẩu mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao.

về cơ cấu sản phẩm: một thực tế là ngành dệt và ngành may của nước ta đang có sự phát triển không đồng đều khi kim ngạch xuất khẩu của các sản phẩm may luôn cao hơn các sản phẩm dệt. Lý do có thể kể đến là do các DN thường tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển các sản phẩm ngành may trong khi đó ngành dệt nhuộm còn yếu kém do sự thiếu thốn trong công nghệ và máy móc sản xuất. Một thực tế là ngành dệt nhuộm

của Việt Nam hiện đang là “nút thắt” kìm hãm sự phát triển của toàn ngành. Việc chúng ta không theo kịp các nước trong khu vực một phần là do xuất phát chậm hơn nhưng cũng do hệ thống máy móc công nghệ đa số đã lạc hậu thiếu sự đồng bộ khi có trên 30%

máy móc đã được sử dụng hơn 20 năm.

về kênh phân phối: Hệ thống kênh phân phối các mặt hàng dệt may của Việt Nam ở Hoa Kỳ còn yếu kém khi phân phối chủ yếu qua các văn phòng đại diện hay thương nhân đại diện tại Hoa Kỳ. DN Việt Nam vẫn chưa tận dụng được hệ thống kênh phân phối thông qua các nhà bán lẻ, hệ thống siêu thị bán lẻ phân phối toàn Hoa Kỳ như Walmart, Target, J.C Penney, ... Trong khi đó hệ thống bán lẻ, siêu thị của Hoa Kỳ là kênh phân phối hiệu quả bởi quy mô và bề dày lịch sử, là người đến sau điều quan trọng bây giờ là các DN Việt Nam cần tranh thủ sức mạnh của các Tập đoàn bán lẻ để đến gần hơn với người tiêu dùng Hoa Kỳ.

về thương hiệu: Dù có quy mô hơn 6000 DN dệt may nhưng số lượng thương hiệu Việt Nam thực tế được mọi người nhớ đến chỉ có một vài thương hiệu mạnh như

42

của một sản phẩm, là thước đo niềm tin của người tiêu dùng với một sản phẩm, và cũng là một khía cạnh để đánh giá chất lượng sản phẩm. Cùng một sản phẩm nhưng được xuất khẩu dưới tên một thương hiệu mạnh giá trị của nó sẽ tăng gấp nhiều lần. Tuy nhiên đây chính là hạn chế lớn của các DN dệt may Việt Nam, mặc dù xuất khẩu với sản lượng lớn vào Hoa Kỳ nhưng các sản phẩm luôn được đóng mác những thương hiệu lớn trên thế giới. Hầu như người dân Hoa Kỳ không biết đến các thương hiệu Việt Nam mà chỉ biết đến các sản phẩm dệt may do Việt Nam sản xuất mang thương hiệu nước ngoài.

về thiết kế mẫu mã sản phẩm: Đối với sản phẩm của ngành thời trang may mặc, điều người tiêu dùng quan tâm nhất không chỉ là giá tiền, chất lượng mà là mẫu mã thiết kế của nó. Bởi cảm quan ban đầu về thiết kế một sản phẩm thời trang có tác động rất lớn đến việc người tiêu dùng có sẵn sàng chi trả một số tiền để mua sản phẩm hay không. Đặc biệt là với thị trường có “gu ăn mặc” như Hoa Kỳ thì việc các DN còn yếu kém trong khâu thiết kế sẽ gặp rất nhiều bất lợi. Hầu hết các sản phẩm của Việt Nam hiện nay còn đơn giản về mẫu mã, hạn chế về chủng loại, kém hấp dẫn về kiểu dáng do công đoạn thiết kế tạo mẫu thời trang chưa được các DN dệt may quan tâm một cách đúng mức.

về nguyên vật liệu đầu vào: Việt Nam hiện vẫn chưa tự sản xuất được đủ nguồn nguyên liệu đầu vào khi phần lớn vẫn còn nhập khẩu từ các quốc gia khác. Nguyên nhân khiến Việt Nam phải nhập khẩu phần lớn nguyên liệu là do thiếu quy hoạch cho các vùng trồng nguyên liệu. Một số nguyên phụ liệu có khả năng sản xuất thì chất lượng không ổn định, giá thành lại cao hơn nhập khẩu. Việc này khiến cho DN không chủ động được trong quá trình sản xuất, tốn kém nhiều chi phí hơn do chi phí nhập khẩu tăng cao, mất nhiều thời gian khi chờ đợi nguồn nguyên liệu để sản xuất.

về chất lượng lao động: Mặc dù có lợi thế về nguồn nhân công giá rẻ nhưng chất lượng lao động của Việt Nam còn chưa cao khi thiếu những công nhân kỹ thuật trình độ cao. Phần đông lao động trong ngành dệt may hiện nay là lao động chưa qua đào tạo, văn hóa thấp, tay nghề yếu kém, thiếu năng động, sáng tạo cũng như tác phong công nghiệp. Muốn tạo được sức bật trên thị trường Hoa Kỳ đòi hỏi các DN dệt may Việt Nam phải tổ chức những khóa đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động hiện tại.

43

2.4 PHÂN TÍCH MÔ HÌNH SWOT XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY CỦA VIỆT NAM SANG HOA KỲ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w