ĐỊNH HƯỚNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65)

3.1.1 Dự báo bối cảnh thương mại mới của quốc tế và quan hệ Việt Nam - Hoa

Kỳ ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam

3.1.1.1 Bối cảnh thương mại quốc tế

Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu

Hiện nay quá trình toàn cầu hóa ngày càng được đẩy mạnh hình thành nên các khu vực liên kết kinh tế mới thông qua việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương giữa các quốc gia. Hiện tại trong số các nền kinh tế hàng đầu thế giới, Trung Quốc ngày càng chứng tỏ được khả năng của mình khi vươn lên vượt qua các cường quốc kinh tế để chiếm lĩnh giao dịch thương mại toàn cầu, gây thâm hụt cán cân thương mại cho nhiều quốc gia. Để ngăn chặn nguy cơ này, các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, EU, hay Nhật Bản cũng đang tìm cách giảm sự phụ thuộc vào sản phẩm đến từ Trung Quốc bằng cách tập trung vào sản xuất những khâu được cho là thế mạnh của quốc gia đó. Quá trình chuyên môn hóa này giúp các quốc gia không phải đầu tư dàn trải vào toàn bộ các khâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu mà chỉ lựa chọn những khâu tạo ra nhiều giá trị cũng như phù hợp với năng lực của mình để đạt hiệu quả cao nhất.

Sự phát triển của ngành dệt may thế giới cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Trong những năm gần đây, các quốc gia chiếm ưu thế trong ngành dệt may như Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc... đã dần hình thành nên một chuỗi cung ứng ổn định và hoạt động nhịp nhàng. Hiện nay, chuỗi giá trị gia tăng của dệt may toàn cầu gồm có 5 công đoạn:

- Sản xuất nguyên phụ liệu: đóng góp đến 60 - 70% chất lượng sản phẩm và là mắt xích quan trọng hỗ trợ cho ngành may mặc phát triển nhưng lại thâm dụng nhiều đất

đai và vốn. Hiện nay khâu này do Trung Quốc, Brazil, Indonesia và Pakistan nắm giữ.

- Thiết kế và may Thiết kế: tạo ra nhiều lợi nhuận nhưng lại thâm dụng tri thức. Hiện nay các quốc gia phát triển trong ngành như Hoa Kỳ, EU, Canada là những quốc gia thu được nhiều lợi nhuận nhất từ khâu này.

53

- May: tạo ra lợi nhuận thấp nhất nhưng thâm dụng nhiều lao động nhất. Hiện nay nó đang dần dịch chuyển sang các quốc gia đang phát triển như Bangladesh, Việt Nam, Pakistan thông qua các hợp đồng gia công nhằm tận dụng nguồn lao động giá rẻ.

- Xuất khẩu: “Ba ông lớn” Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc là những nhà buôn không hề sở hữu một nhà máy sản xuất nào nhưng lại là những nhân tố then chốt nắm giữ phần lớn giá trị của chuỗi dệt may toàn cầu thông qua việc kết nối nhà sản xuất và nhà bán lẻ toàn cầu.

- Marketing và phân phối: là mắt xích có tác động và định hướng chuỗi giá trị dệt may toàn cầu được các tập đoàn lớn trên thế giới nắm giữ bởi nó thu được nhiều lợi nhuận nhất nhưng cũng không dễ dàng để gia nhập.

Hình 3.1 Vị trí của các quốc gia trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu

Việt Nam Srilanka Bangladesh

____ " ______________________________ ... »

Thiẽtké—> Sx nguyên phụ—>May —> Xuat kháu—> MKT & phán phối liêu/MMTB Hoa Kỳ EU Canada HanQuoc Thổ Nhỉ Ký An Oo Pakistan I I Trinh độ phat trién HoaKy EU Hàn Quóc Trung Quoc Braxin Indonesia NhatBan Oài Loan ThaiLan Nguồn: VITAS

Nhìn sơ đồ hình 3.1 có thể thấy rất rõ các quốc gia hiện đang nắm giữ những khâu quan trọng nhất tạo ra giá trị gia tăng lớn là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản. Và một điều đáng buồn là Việt Nam chỉ nắm giữ khâu mà tạo ra được giá trị lợi nhuận thấp nhất. Điều này cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu khi Việt Nam vẫn chủ yếu thực hiện giai đoạn gia công nhỏ lẻ, tạo ra giá trị gia tăng thấp nhất trong khâu sản phẩm.

Theo các chuyên gia kinh tế dự đoán, ngành dệt may toàn cầu được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới và là có dấu hiệu phát triển tích cực cho ngành dệt may Việt Nam. Theo như Báo cáo của ngành dệt may năm 2018 có đưa ra những con số đáng chú ý như sau:

54

- Tăng trưởng dệt may với CAGR 5%/năm và đạt giá trị 2.100 tỷ USD vào năm 2025.

- Tốc độ tăng trưởng của các quốc gia phát triển sẽ chậm lại và những nền kinh tế lớn mới nổi như Trung Quốc, Ản Độ sẽ là động lực chính của sự tăng trưởng.

- Hoạt động gia công xuất khẩu sẽ dịch chuyển một phần từ Trung Quốc sang các quốc gia khác và Bangladesh, Việt Nam là 2 điểm đến đầu tiên của sự dịch chuyển này.

- Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu thu hút đầu tư 350 tỷ USD trong giai đoạn 2012-2025.

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung:

Cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung gần đây leo thang cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam nói chung và ngành dệt may nói riêng. Hoa Kỳ đang bước đầu áp đặt mức thuế suất từ 10 - 25% lên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và có sự cảnh báo sẽ áp dụng thuế suất đó lên 300 tỷ USD những mặt hàng nhập khẩu còn lại của quốc gia này. Và không để chờ đợi lâu, Trung Quốc cũng nhanh chóng đáp trả động thái đó của Hoa Kỳ khi áp đặt thuế tăng cao với mặt hàng nhập khẩu từ quốc gia này.

Ở góc độ khách quan theo đánh giá của ông Ông Phạm Xuân Trình, Tổng Giám đốc Tổng Công ty CP Phong Phú cho rằng “Thương chiến Mỹ - Trung leo thang, Việt Nam sẽ được hưởng lợi lớn. Trước tiên là lợi ích xuất khẩu, xu hướng DN Hoa Kỳ và nhà đầu tư các nước dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các thị trường, trong đó có Việt Nam sẽ tạo thuận lợi cho nhiều ngành nghề, đặc biệt là ngành dệt may Việt Nam. Nhiều công ty may mặc Mỹ đang đa dạng hóa nhà cung cấp ra khỏi nhóm các nhà cung cấp Trung Quốc. Vấn đề là làm sao tận dụng, khai thác tốt những thuận lợi này, kết nối giữa DN trong nước và nhà đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, hàng xuất khẩu Việt Nam”.

Nhưng cuộc chiến tranh này không hẳn là một nguồn lợi nếu như các DN dệt may Việt Nam không có sự chuẩn bị ứng phó thì sẽ trở thành một mối lo lớn khi hàng Trung Quốc “đội lốt” Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ. Hậu quả của hành động này là rất nghiêm trọng nếu hàng hóa Việt Nam bị phát hiện sẽ bị trừng phạt rất nặng bởi chính phủ Hoa Kỳ, nhiều khả năng sẽ bị cấm xuất khẩu. Bên cạnh đó, khi không còn đối tác lớn là Hoa Kỳ thì hàng dệt may Trung Quốc có nguy cơ sẽ chuyển thị trường sang các nước khu vực lân cận trong đó có Việt Nam. Mà các DN dệt may Việt Nam không có

55

kinh nghiệm, thiếu năng lực cạnh tranh sẽ rất dễ bị đánh bật ra khỏi thị trường ngay cả khi đang ở sân nhà. Hơn thế nữa, nhiều người cho rằng hàng dệt may Trung Quốc bị đánh thuế cao tại Hoa Kỳ thì người hưởng lợi lớn là các DN dệt may đến từ Việt Nam nhưng không hẳn như vậy khi Trung Quốc khả năng cao sẽ tìm cách “né thuế” khi đầu tư phát triển dệt may vào các DN Việt Nam, khi đó Việt Nam sẽ phải chịu cạnh tranh rất lớn về nguồn lao động.

Một thực tế là cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung cũng ảnh hưởng rất lớn đến tỷ giá ngoại tệ khi đồng nhân dân tệ có xu hướng giảm liên tục còn USD đang tăng giá gây ảnh hưởng đến tỷ giá USD/VNĐ. Và người bị ảnh hưởng từ tỷ giá chính là các DN xuất nhập khẩu, đặc biệt là các DN dệt may khi phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nước ngoài khi phải mua nguyên phụ liệu với giá cao về sản xuất thành phẩm khiến cho hàng hóa đắt hơn tương đối so với các đối thủ cạnh tranh.

Những diễn biến mới nhất từ cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể vừa là cơ hội vừa là thách thức. Nhưng trước mắt ta nhìn thấy những thách thứ là không hề nhỏ, các DN dệt may Việt Nam cần hết sức thận trọng khi nước ta vẫn còn nhiều sự phụ thuộc vào hai cường quốc kinh tế này. Vì vậy mà chỉ một chuyển biến nhỏ của hai quốc gia cũng có tác động rất lớn đến nền kinh tế của cả nước. Điều quan trọng bây giờ với các DN dệt may Việt Nam là cần nhanh nhạy với tình hình thị trường và có những sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng đương đầu với thách thức và đón nhận những cơ hội.

3.1.1.2 Mối quan hệ giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Hoa Kỳ và Việt Nam là hai quốc gia đã cùng trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sử khi từng là kẻ thù đứng trên hai đầu chiến tuyến. Và kể từ khi chiến tranh kết thúc đến năm 1995, mối quan hệ giữa chính phủ hai nước mới trở lại bình thường và bước đầu xây dựng quan hệ thương mại. Ở giai đoạn này, Hoa Kỳ vẫn áp đặt hạn ngạch nhằm kiểm soát hàng hóa của Việt Nam vào thị trường gây nhiều hạn chế trong thương mại giữa hai quốc gia. Nhưng đến năm 2001 một sự kiện thương mại quan trọng diễn ra đã mở ra một trang mới trong lịch sử hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Hai nước ký kết Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA). Điều này đã mở ra con đường lớn để hàng hóa Việt Nam có cơ hội tiến thẳng vào thị trường này.

56

Hiện nay, Việt Nam đang là đối tác đứng thứ 16 trong số các đối tác thương mại lớn nhất của Hoa Kỳ. Không những vậy, cán cân thương mại với Hoa Kỳ của nước ta luôn ở trong trạng thái dương. Theo thống kê, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tháng 1/2019 đạt hơn 5.000 tỷ USD, tăng 42,1% so với cùng kỳ năm 2018. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cũng đạt được con số đáng ghi nhận, gấp gần 5 lần tốc độ trung bình của cả nước. Điều này cho thấy sự phát triển vượt bậc trong quan hệ thương mại giữa hai nước.

Đặc biệt, các mặt hàng dệt may của Việt Nam ngày càng chứng minh được sức hút của mình khi kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2018 đạt 1,592 tỷ USD, tăng 34,1%. Chỉ tính riêng trong tháng 1 năm 2019, con số 1,076 tỷ USD đã đưa Việt Nam xuất siêu chạm mức 4 tỷ USD với thị trường lớn nhất thế giới này. Tuy nhiên năm 2018 được đánh giá là một năm “đầy sóng gió” với những diễn biến xoay chuyển liên tục trong chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ. Khi sự bùng nổ của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ -Trung mới chỉ bắt đầu đã có sự áp đặt thuế suất trừng phạt gay gắt gây tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam cũng chịu tác động không hề nhỏ. Trước tình hình đó, sự vào cuộc của nhà nước cùng các bộ ngành liên quan là rất cần thiết để chúng ta nắm bắt được cơ hội và đẩy lùi các rủi ro có thể gặp phải. Theo đánh giá của Ông Bùi Huy Sơn về thị trường Hoa Kỳ như sau: “Với tổng giá trị nhập khẩu lớn nhất thế giới, đạt trên 2.400 tỷ USD năm 2018, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu trọng điểm của Việt Nam những năm tới, nhưng đây cũng là thị trường cạnh tranh khốc liệt”.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, mặc dù chịu tác động của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nhưng quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ trong năm 2019 sẽ có những thay đổi quan trọng theo hướng tích cực. Bởi khả năng cao sau tháng 7/2019 Việt Nam sẽ được Hoa Kỳ công nhận là nền kinh tế thị trường. Điều đó tạo cho Việt Nam rất nhiều cơ hội là cơ sở cho nền tảng pháp lý của các cam kết quốc tế. Để xuất khẩu dệt may tăng trưởng bền vững vào thị trường Hoa Kỳ thì các DN dệt may Việt Nam cần cùng nhau hợp tác để nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu mạnh, tham gia tích cực vào các hoạt động xúc tiến thương mại do nhà nước tổ chức. Bên cạnh đó, Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cũng đóng vai trò không nhỏ để phát triển mối quan hệ hợp tác thương mại tốt đẹp giữa hai quốc gia.

57

3.1.2 Định hướng và mục tiêu trong việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sangHoa Kỳ Hoa Kỳ

3.1.2.1 Quan điểm phát triển ngành dệt may của Đảng và Nhà nước

sở phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam được chỉ ra trong Quyết định số 3218/QĐ-BTC năm 2014 “Quyết định Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030“ do Bộ Công Thương ban hành. Trong văn bản này đã đưa ra quan điểm chỉ đạo rõ ràng của Nhà nước ta cũng như tham vọng đưa ngành công nghiệp dệt may vươn lên tầm cao mới trong khu vực và trên thế giới. Mục tiêu tổng quát đặt ra cho ngành dệt may Việt Nam được cụ thể hóa như sau:

“Phát triển ngành dệt may theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững; chuyển mạnh sản xuất từ gia công sang mua nguyên liệu, bán thành phẩm, đảm bảo nâng cao chất lượng, đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu;

Lấy xuất khẩu làm phương thức cơ sở cho sự phát triển của ngành, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa. Tập trung phát triển mạnh các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, sản xuất nguyên phụ liệu, nâng cao giá trị gia tăng của các sản phẩm trong ngành;

Phát triển ngành dệt may phải gắn với bảo vệ môi trường và xu thế dịch chuyển lao động nông nghiệp, nông thôn. Phát triển các khu, cụm công nghiệp sợi dệt nhuộm tập trung để tạo điều kiện xử lý môi trường. Chuyển các DN dệt may sử dụng nhiều lao động về các vùng nông thôn, đồng thời phát triển thị trường thời trang dệt may tại các đô thị và thành phố lớn;

Phát triển nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng cho sự phát triển bền vững của ngành dệt may, trong đó chú trọng đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề nhằm tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, cán bộ, công nhân lành nghề, chuyên sâu;

Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển dệt may, kêu gọi những nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào những lĩnh vực mà các DN trong nước còn yếu và thiếu kinh nghiệm.”

58

3.1.2.2 Định hướng phát triển

Sản phẩm, lĩnh vực quan trọng:

Thứ nhất: tập trung nguồn lực và tận dụng cơ hội thị trường hiện có để tăng cường hoạt động xuất khẩu may mặc

- Sản xuất đa dạng các chủng loại sản phẩm, tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm đặc biệt là những mặt hàng có giá trị gia tăng cao;

- Nỗ lực cải thiện năng lực sản xuất của DN dệt may, khuyến khích DN đầu tư vào phát triển công nghệ máy móc để chuyển dần từ hình thức gia công xuất khẩu sang

các hình thức tạo giá trị gia tăng cao hơn như gia công từng phần (OEM), mua nguyên liệu - bán thành phẩm (FOB), thiết kế - sản xuất - cung ứng sản phẩm và dịch vụ liên quan (ODM), phát triển dần lên trình độ cao nhất tự sản xuất được thương hiệu riêng (OBM);

- Cải thiện chất lượng lao động của ngành nhằm nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là chất lượng quản lý của đội ngũ cán bộ ngành dệt may và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quản lý doanh nghiệp, thiết kế mẫu, quản lý chất lượng,

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w