Các rào cản gia nhập thị trường dệt may Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 40)

Là quốc gia có sự bảo hộ sản xuất trong nước rất cao vì vậy hàng hóa muốn vào được thị trường Hoa Kỳ phải đối mặt với rất nhiều rào cản kinh tế. Đặc biệt với mặt hàng dệt may, các DN cần lưu ý rằng hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ không chỉ chịu sự kiểm soát của Liên bang mà còn phải đáp ứng được quy định nghiêm ngặt của các Tiểu bang về nhãn dán, đóng gói và hạn chế đối với hóa chất. Thực tế, từng có trường hợp xảy ra khi hàng hóa nhập vào cảng không gặp rắc rối với quy định của Liên bang nhưng khi đưa vào sâu trong các Tiểu bang lại bị từ chối. Đây cũng là bài học cho DN Việt Nam cần tìm hiểu kỹ thông tin quy định của thị trường với mặt hàng xuất khẩu của mình trước khi đưa hàng hóa sang tránh khỏi những thiệt hại không đáng có khi hàng hóa bị trả về.

Hiện nay Mỹ đang áp dụng hàng rào thuế quan và phi thuế quan với hàng dệt may được nhập khẩu vào thị trường. Tuy nhiên xu hướng hội nhập kinh tế toàn cầu khiến hàng rào thuế quan không còn phát huy nhiều hiệu quả thay vào đó thì hàng rào phi thuế được sử dụng ngày càng phổ biến hơn.

2.1.2.1 Rào cản thuế quan

Hàng rào thuế quan của Hoa Kỳ được xây dựng dựa trên Biểu thuế quan hài hòa (Harmonized Tariff Schedule -HTS) và được công nhận sử dụng phổ biến trên toàn cầu. Hầu hết các loại thuế quan của Hoa Kỳ đánh theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị

25

hàng nhập khẩu với mức thuế suất dao động từ dưới 1% đến gần 40%, với mặt hàng dệt may thường áp dụng mức thuế suất cao hơn. Tuy nhiên nhằm tạo điều kiện cho một số quốc gia với một số mặt hàng, Hoa Kỳ đang áp dụng hai hệ thống ưu đãi thuế quan lớn nhất là:

Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) được chính phủ Hoa Kỳ áp dụng với một số quốc gia có nền kinh tế kém và đang phát triển. Hằng năm, Tổng thống Hoa Kỹ sẽ là người lựa chọn phê duyệt quốc gia và mặt hàng nào đến từ quốc gia đó được hưởng mức thuế suất GSP dựa trên cơ sở đề xuất của Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR). Hiện nay, Ản Độ, Thái Lan, Pakistan là những nhà xuất khẩu dệt may lớn vào Hoa Kỳ được hưởng mức thuế suất ưu đãi GSP. Trong khi đó, mặc dù chính phủ nước ta đã nhiều lần đàm phán và gửi thư chính thức đề nghị xem xét được Hoa Kỳ phê duyệt nhưng các sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn chưa được hưởng mức thuế suất ưu đãi này. Điều đó gây bất lợi rất lớn đối với hàng dệt may Việt Nam tại Hoa Kỳ khi phải chịu mức thuế suất cao làm giảm sức cạnh tranh so với hàng may mặc đến từ các quốc gia được hưởng thuế suất GSP.

Quy chế Tối huệ quốc (MFN) được hình thành theo Luật về thuế quan năm 1930 của Hoa Kỳ và quy định trong Điều 1 của GATT năm 1947. Hiện nay, Hoa Kỳ cam kết áp dụng mức thuế suất MFN với tất cả các quốc gia đã ký kết Hiệp định GATT 1947 cũng như các nước thành viên của WTO khi nhập khẩu hàng hóa vào quốc gia này. Trước đây khi chưa gia nhập WTO, các DN Việt Nam luôn phải chịu mức thuế suất rất cao cùng với hạn ngạch ngặt nghèo. Nhưng từ khi trở thành thành viên chính thức của tổ

chức này, hàng dệt may Việt Nam luôn được hưởng thuế MFN trong khoảng từ 17% - 30% tùy từng loại mặt hàng. Có thể thấy những lợi ích mà các FTA mang lại cho các quốc gia thành viên là rất lớn, vì vậy chính phủ nước ta luôn tăng cường tham gia đàm phán để được hưởng các mức thuế ưu đãi đặc biệt. Trước đây khi đàm phán hiệp định TPP, Việt Nam kì vọng vào mức thuế suất sẽ được cắt giảm về 0% với hàng hóa dệt may xuất khẩu vào Hoa Kỳ nhưng thật đáng tiếc khi vào giờ phút cuối cùng Hoa Kỳ đã quyết định rút khỏi hiệp định. Mặc dù không còn sự góp mặt của Hoa Kỳ trong Hiệp định nhưng với các nước thành viên còn lại của CPTPP Việt Nam kỳ vọng sẽ đạt được những thỏa thuận ưu đãi có lợi về mọi mặt.

26

2.1.2.2 Rào cản phi thuế quan

Ngày nay, các quốc gia tăng cường ký kết các FTA song phương và đa phương làm giảm bớt tính hiệu quả của hàng rào thuế quan. Bởi với mỗi hiệp định được ký kết các nước thành viên tham gia đều phải cam kết cắt giảm thuế với một hoặc một số loại mặt hàng nhất định khiến cho dòng hàng hóa nhập khẩu vào một quốc gia trở nên dễ dàng hơn. Vì vậy, thay vì sử dụng hàng rào thuế quan Hoa Kỳ đã sử dụng các biện pháp tinh vi hơn đó là hàng rào phi thuế quan. Theo chính phủ Hoa Kỳ điều này là rất cần thiết để bảo hộ ngành sản xuất trong nước và nhằm ngăn chặn dòng hàng hóa nhập khẩu ồ ạt vào quốc gia này gây thâm hụt cán cân thương mại. Hàng rào phi thuế quan Hoa Kỳ đang áp dụng gồm 3 nhóm:

Rào cản về kỹ thuật:

Là thị trường nhập khẩu tiềm năng của thế giới, Hoa Kỳ đã áp dụng rất nhiều các rào cản kỹ thuật nhằm ngăn chặn dòng hàng nhập khẩu kém chất lượng từ các nước đang phát triển và kém phát triển vào thị trường. Và đặc biệt đối với sản phẩm dệt may, thời gian gần đây, Hoa Kỳ đưa thêm rất nhiều quy định mới khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn sản phẩm như:

- “Đạo luật cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng CPSIA ” (2008): Đạo luật được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua và có hiệu lực kể từ tháng 08/2008. Văn bản thiết

lập các

tiêu chuẩn an toàn đối với một sản phẩm tiêu dùng và một số yêu cầu đặc biệt

với sự an

toàn của những sản phẩm dành cho trẻ em. Những sản phẩm may mặc của Việt Nam

nhập khẩu vào Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng rất lớn kể từ khi đạo luật này được thi hành.

- “Tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 ”: Là một quốc gia rất coi trọng nhân quyền, đặc biệt là quyền lợi của trẻ em, Hoa Kỳ xây dựng hệ thống quy chuẩn

quốc tế về

lao động và trách nhiệm xã hội này nhằm bảo vệ những lao động là trẻ em, lao

động bị

cưỡng bức khi cấm nhập khẩu những hàng hóa mà sử dụng những đối tượng lao

động này

27

DN sử dụng lao động cưỡng bức, lao động trẻ em cũng như quy định về an toàn sức khỏe, giờ làm việc, thu nhập và phúc lợi, môi trường, tuân thủ luật hải quan, ngăn ngừa ma túy...

- “Các tiêu chuẩn kĩ thuật khác: ISO 9000, ISO 14000,...”: Đây là những tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng khắp ở hầu hết các quốc gia để quản lý môi trường

và đánh giá về chất lượng của sản phẩm. Một sản phẩm được chứng nhận dựa

theo 3

nhóm chính: Nhóm kiểm toán và đánh giá môi trường, Nhóm hỗ trợ hướng về sản

phẩm và Nhóm hệ thống quản lý môi trường.

- “Luật xác định sản phẩm dệt sợi (Textile Fiber Products Identification Act - TFPIA) ”: Luật này yêu cầu các sản phẩm dệt may chỉ được chấp nhận nhập

khẩu khi

sản phẩm được đính kèm nhãn mác đầy đủ ghi thông tin chi tiết như tên sản

phẩm, tỷ

lệ phần trăm và trọng lượng sợi cấu thành nên sản phẩm dệt, ghi rõ nguồn gốc

xuất xứ

từ quốc gia nào và tên nhà sản xuất.

- “Luật nhãn hiệu hàng len (Wool Products Labeling Act - WPLA) ”: cũng như các yêu cầu với sản phẩm dệt sợi, hàng len cũng yêu cầu tiêu chuẩn về tem,

nhãn mác.

Các thông tin về tỷ lệ phần trăm các sợi thành phần của sản phẩm, các thành phần

không phải sợi, các chất phụ khác, tên nhà sản xuất hoặc tên nhà xuất khẩu phải được

nêu rõ trong hóa đơn thương mại.

- “Luật về vải dễ cháy (Flammable Fabrics Act) ”: Luật này xây dựng dựa theo quy định của CPSC cấm nhập khẩu các mặt hàng vi phạm các tiêu chuẩn phòng cháy

chữa cháy của hàng hóa như quần áo, vải đệm, các chất liệu có liên quan.

28

khẩu vượt quá hạn ngạch. Chính phủ Hoa Kỳ hiện đang áp dụng 2 loại hạn ngạch chính với hàng hóa dệt may nhập khẩu:

- Hạn ngạch tuyệt đối cho phép DN dệt may nhập khẩu một số lượng hàng hóa nằm trong giới hạn của hạn ngạch do Chính phủ Hoa Kỳ quy định. Neu nhập khẩu

vượt quá số lượng hạn ngạch cho phép, DN có thể bị yêu cầu tái xuất hoặc lưu

kho chờ

hết thời hạn của hạn ngạch mới có quyền định đoạt hàng hóa đó.

- Hạn ngạch thuế quan quy định với số lượng hàng hóa nằm trong hạn ngạch sẽ được hưởng một mức thuế xác định trong một khoảng thời gian nhất định, nếu số

lượng nhập khẩu vượt quá hạn ngạch sẽ bị áp một mức thuế suất cao hơn. Hạn ngạch

này chỉ nhằm giảm lượng hàng nhập khẩu một mặt hàng chứ không phải quy

định cấm

nhập khẩu như đối với hạn ngạch tuyệt đối.

Đối với hàng dệt may, Hoa Kỳ thường áp dụng hạn ngạch tuyệt đối để kiểm soát số lượng hàng nhập khẩu vào thị trường mỗi năm. Chủ tịch Ủy ban Hải quan Hoa Kỳ là người kiểm soát việc thực hiện hạn ngạch dựa theo các văn bản của Hiệp định Dệt may với quốc gia Hoa Kỳ đang áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với một số mặt hàng như bông, len, tơ, sợi và các mặt hàng làm từ sợi cây.

Các rào cản phi thuế quan khác:

- “Đạo luật chống bán phá giá ”: Đạo luật này được chính phủ Hoa Kỳ áp dụng với các hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bán phá giá gây thiệt hại cho nền kinh

tế. Với

bất kỳ một hành vi nào có dấu hiệu vi phạm bán phá giá, Ủy ban Thương mại

Hoa Kỳ

sẽ ngay lập tức xác định mức độ thiệt hại do hành vi đó gây ra mà có biện pháp trừng

phạt. Hiện nay Chính phủ Hoa Kỳ cũng đang cho sản phẩm dệt may của Việt

Nam vào

diện theo dõi rất sát sao về hành vi bán phá giá đặc biệt là năm mặt hàng: áo sơ

29

phân biệt mức thuế rất rõ ràng đối với hàng hóa có xuất xứ từ một số quốc gia, bởi nếu hàng hóa không có xuất xứ từ quốc gia được hưởng ưu đãi sẽ bị đánh một mức thuế rất cao. Đây cũng là cách hiệu quả để Hoa Kỳ kiểm soát nguồn gốc của hàng hóa nhập khẩu vào thị trường.

- “Quy định về Visa”: hàng dệt may nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải được đóng dấu Visa xác nhận trên hóa đơn hoặc giấy kiểm soát nhập khẩu do Chính phủ nước ngoài cấp để ngăn chặn và kiểm soát những hành vi nhập lậu hàng hóa vào thị trường này.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w