Kinh nghiệm về thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ của

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 45)

một số

quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

2.1.3.1 Kinh nghiệm của Trung Quốc

Trung Quốc nổi tiếng với ngành dệt may phát triển từ lâu đời với kim ngạch thương mại dệt may lớn nhất thế giới. Ngành dệt may Trung Quốc chiếm hơn ¼ khối lượng thương mại dệt may toàn cầu, cung cấp khoảng 30 triệu tấn sơ đáp ứng 40% nhu cầu của thế giới. Trong số các đối tác dệt may của Trung Quốc thì Hoa Kỳ là một trong những đối tác thương mại hàng đầu. Để có được ngành dệt may phát triển như hiện nay Trung Quốc đã từng phải trải qua rất nhiều thất bại có những bài học lớn được rút ra cùng những nỗ lực để vực dậy ngành công nghiệp dệt may. Những kinh nghiệm đó của Trung Quốc phải kể đến như:

Trước hết, chính phủ Trung Quốc quyết định cải tổ ngành dệt may về mọi mặt. Về con người, Chính phủ đã đầu tư một khoản tiền lớn để tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho người lao động nhằm đào tạo nguồn lao động chất lượng cao. Về máy móc, Trung Quốc nhập khẩu toàn bộ hệ thống máy móc đồng bộ, hiện đại từ các nền công nghiệp máy móc hiện đại nhất trên thế giới như Nhật Bản, Đức, Hoa Kỳ. Sự đầu tư đúng hướng về con người lẫn máy móc giúp ngành dệt may Trung Quốc nâng cao năng suất cũng như cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng được hầu hết các tiêu chuẩn kỹ thuật của Hoa Kỳ.

Nhận thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp phụ trợ trong sự phát triển của ngành dệt may, Trung Quốc cũng rất quan tâm phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ. Chính phủ Trung Quốc đã lên kế hoạch cụ thể phát triển khu vực nguyên liệu cho từng vùng để cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào cho các khu công nghiệp dệt may. Sự chủ động của Chính phủ Trung Quốc về công nghệ, máy móc, nguyên liệu và con người đã giúp ngành dệt may nước này đáp ứng tốt mọi đơn hàng từ phía Hoa Kỳ.

30

“Bỏ trứng vào cùng một giỏ” là quan niệm phát triển kinh tế sai lầm và mang đến nhiều rủi ro cho các nhà kinh doanh. Ngay từ đầu Trung Quốc nhận thấy mức độ rủi ro khi chỉ phát triển sản phẩm hướng về một thị trường. Thay vì chấp nhận rủi ro việc theo đuổi chính sách đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường đã mang lại cho ngành dệt may Trung Quốc rất nhiều cơ hội phát triển. Xu hướng toàn cầu hóa khiến cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn tuy nhiên việc phụ thuộc quá nhiều vào sản phẩm của một thị trường khiến cho kinh tế quốc gia không thể phát triển. Bởi vậy Trung Quốc không chỉ hướng vào mỗi Hoa Kỳ mà luôn đa dạng hóa sản phẩm của mình đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng toàn cầu. Đặc biệt là khi hiện nay chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có tác động rất lớn đến cán cân thương mại của hai nước, Hoa Kỳ đã có hành động giảm nhập khẩu các sản phẩm dệt may từ Trung Quốc.

Với lợi thế dân số đông nhất thế giới, Trung Quốc luôn biết tận dụng nguồn nhân lực để tạo ra giá cả cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên xét về dài hạn, điều đó không thể giúp Trung Quốc tiến xa hơn trên con đường cạnh tranh về giá cả vì vậy mà hiện nay Trung Quốc đã hướng tập trung vào nghiên cứu công nghệ để tạo ra sự khác biệt, đặc biệt là đối với các sản phẩm thời trang cao cấp. Thời đại công nghệ 4.0, hoạt động xuất khẩu không chỉ thông qua các kênh thương mại truyền thống, Trung Quốc đã thể hiện được ưu thế của mình khi là những nhà kinh doanh đi đầu trong lĩnh vực thương mại điện tử với hàng loạt các kênh phân phối qua các trang thương mại điện tử như Alibaba, Taobao,... Thông qua các trang thương mại điện tử này, nhà xuất khẩu dệt may Trung Quốc không mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm đối tác nhập khẩu mà vẫn thu được lợi nhuận kinh tế cao.

Chính phủ Trung Quốc cũng đang hoạt động rất hiệu quả với vai trò là những nhà hoạch định chính sách khi đưa ra một loạt các chính sách khuyến khích thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, xây dựng các chính sách ưu đãi để tăng cường xuất khẩu dệt may, đầu tư nghiên cứu công nghệ dệt may, đặc biệt khuyến khích DN nội địa tự phát triển thương hiệu dệt may của riêng mình thay vì xuất khẩu dưới tên thương hiệu nổi tiếng khác.

Với những thành quả mà Trung Quốc đạt được có thể khẳng định rằng quốc gia này đã và đang những bước đi đúng đắn để phát triển bền vững nền công nghiệp dệt may. Việt Nam hiện có rất nhiều lợi thế khi có thể học hỏi từ kinh nghiệm của ngành dệt may đi trước như Trung Quốc. Nước ta là những người đi sau vì vậy không mất

31

thời gian nghiên cứu tìm hướng đi mà dựa vào sự tương đồng của hai quốc gia để chúng ta có thể tranh thủ học hỏi kinh nghiệm từ họ, đặc biệt là những công nghệ mà Trung Quốc đã mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu và phát triển.

2.1.3.2 Kinh nghiệm của Ân Độ

Ản Độ là nổi tiếng là một trong những ngành công nghiệp dệt may lớn trên thế giới chỉ sau Trung Quốc. Lợi thế của ngành dệt may Ản Độ hiện có là đang sở hữu một lực lượng lao động dồi dào với giá thành rẻ, tay nghề kỹ thuật tốt. Với sự phát triển hiệu quả, ngành công nghiệp dệt may Ản Độ đóng vai trò chủ chốt trong nền kinh tế khi chiếm đến 15% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Hơn thế nữa, nó còn đóng góp 14% sản lượng công nghiệp và 4% GDP, cung cấp việc làm cho hơn 45 triệu nhân công. Quy mô của thị trường dệt may Ản độ năm 2016 vào khoảng 227 tỷ USD, và được dự đoán sẽ chạm mốc 236 tỷ USD vào năm 2023, đạt mức tăng trưởng hàng năm kép CAGR 8,7% trong giai đoạn 2009 - 2023. Tháng 6 năm 2017, chính phủ Ản Độ đã triển khai chính sách mới nhằm mục tiêu đưa xuất khẩu dệt đạt 300 triệu USD trong giai đoạn 2024 - 2025 và tạo ra 35 triệu việc làm mới (theo số liệu Vietrade năm 2017). Để đạt được những gì đã đề ra với ngành dệt may vai trò của chính phủ Ản Độ là không hề nhỏ khi không chỉ là người đưa ra định hướng phát triển mà còn giúp đỡ các DN rất nhiều trong quá trình thực hiện.

Trước hết để cải thiện năng lực của ngành dệt may, Chính phủ Ản Độ đã đề xuất những sửa đổi Đề án Quỹ Nâng cấp Công nghệ (TUFS). Thông qua đó, cơ sở hạ tầng của ngành dệt may được cải thiện nhằm phục vụ cho sản xuất những sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Năm 2010, Chính phủ cũng thông qua Đề án Phát triển kỹ năng tổng hợp (ISDS) nhằm phục vụ nhu cầu về nhân lực

trình độ cao của ngành Dệt may. Trong giai đoạn năm 2014 - 2017, mỗi năm có khoảng 256.000 lao động được đào tạo theo chương trình này (Phạm Thế Cường, 2013)

Rào cản gia nhập thị trường Hoa Kỳ là vấn đề được Ản Độ rất quan tâm, vì vậy chính phủ nước này đã thành lập một Liên bộ Ủy ban (IMC) giám sát các vấn đề liên quan đến rào cản kỹ thuật đồng thời xây dựng thể chế để thực hiện các thủ tục đánh giá phù hợp và các biện pháp cụ thể để giải quyết hàng rào kỹ thuật. Các DN Ản Độ cũng chuẩn bị rất kỹ lưỡng để thâm nhập vào Hoa Kỳ khi luôn chú trọng vào việc đảm bảo các tiêu chuẩn giấy chứng nhận chất lượng như ISO 9000, ISO 14000. Theo thống kê của tổ chức ISO, năm 2016, Ản Độ nằm trong top 20 quốc gia sở hữu nhiều chứng

32

chỉ ISO 9000 nhất thế giới và hàng năm số lượng những giấy chứng nhận không ngừng được tăng lên. Bên cạnh hàng rào về kỹ thuật của Hoa Kỳ chính phủ Ản Độ cũng rất chú trọng đến tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội SA 8000 khi là một trong những quốc gia sở hữu nhiều chứng chỉ này nhất thế giới. Để được cấp chứng chỉ SA 8000, các DN Ản Độ đã chú trọng rất nhiều đến việc cải thiện môi trường lao động, chế độ đãi ngộ, đặc biệt là chấm dứt tình trạng sử dụng lao động là trẻ em.

Năm 2008, hãng thời trang August của Ản Độ đã phát triển một công nghệ Dệt hoàn toàn mới. Đó là công nghệ dệt trực tiếp mẫu quần áo trên khung (Direct Pattern On Loom - DPOL) để thay thế cho công nghệ truyền thống. Thay vì dệt thành vải rồi cắt thành các mảnh quần áo và may lại thành hình dạng quần áo, phương pháp dệt này cho phép quần áo được dệt sẵn trên máy dệt. Công nghệ mới mẻ này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một nửa thời gian để hoàn thành một sản phẩm cũng như là giảm lượng vải sử dụng khoảng 15% đến 20%. (Ukey, Kadole và Borikar, 2013)

Với những nỗ lực như trên Ản Độ đã cho thấy mình rất xứng đáng với vị trí thứ hai trong ngành Dệt may thế giới khi xây dựng được niềm tin về năng lực sản xuất dệt may và không ngừng nỗ lực để đạt được vị trí cao hơn. Những chính sách mà Ản Độ đã áp dụng là những bài học quý giá cho các chính phủ Việt Nam học tập và noi theo trong quá trình xây dựng một nền công nghiệp dệt may tiên tiến, hiện đại.

2.1.3.3 Một số kinh nghiệm cho Việt Nam

Với những thành công mà Trung Quốc và Ản Độ đạt được, có thể thấy những kinh nghiệm mà hai quốc gia này đã áp dụng và trải qua là bài học quý báu cho ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tuy có sự tương đồng về nhiều điểm song không thể rập khuôn máy móc những gì mà hai quốc gia này đã làm mà Việt Nam cần có sự học hỏi và tiếp thu một cách có chọn lọc để phù hợp với thực tế ngành dệt may nước ta. Một số bài học kinh nghiệm cho ngành dệt may Việt Nam là:

về phía chính phủ:

Trước hết là ưu đãi trong chính sách phát triển: Để khuyến khích các DN dệt may sản xuất xuất khẩu các mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng cao, Chính phủ cần áp dụng nhiều hơn nữa các chính sách khuyến khích đặc biệt là thực hiện chính sách giãn thuế cho các DN sản xuất xuất khẩu. Tuy nhiên những hỗ trợ này cần hết sức “khéo

33

léo” tránh hiện tượng sau một thời gian phát triển, các sản phẩm may mặc của Việt Nam

bị đóng mác “bánphá giá” tại thị trường các nước phát triển.

Hai là tập trung vào nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho sản phẩm dệt may: Nhà nước

cần đóng vai trò là những nhà hoạch định chính sách xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất

dệt may cho từng vùng địa lý nhằm đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu ổn định, chất lượng cho sản xuất, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ bên ngoài.

Ba là xây dựng hệ thống đo lường kiểm định chất lượng sản phẩm: nhà nước cần tập trung đầu tư vào phát triển hệ thống đo lường kiểm định chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu cũng như đóng vai trò là những nhà trực tiếp kiểm tra, giám sát chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất một cách nghiêm ngặt để các sản phẩm đạt được tốt nhất các tiêu chuẩn kỹ thuật của Hoa Kỳ.

Cuối cùng là cần khuyến khích hoạt động đầu tư: Chính phủ cần là trung gian để kết nối các DN và nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức tài chính của thế giới để đầu tư phát triển ngành dệt may một cách đồng đều. Các chính sách đầu tư cần hướng đến phát triển các khu công nghiệp dệt may, phát triển vùng nguyên liệu và xử lý nước thải, ...

Về phía doanh nghiệp:

Thứ nhất, cần nâng cao vai trò và tầm ảnh hưởng của Hiệp hội Dệt may Việt Nam: Hiệp hội đóng vai trò là cầu nối chặt chẽ trong mối quan hệ giữa các DN hay giữa

DN với chính phủ, đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại. Hiệp hội cũng cần giúp đỡ các DN trong bổ trợ kiến thức, kinh nghiệm buôn bán tại thị trường Hoa Kỳ.

Thứ hai, đầu tư vào R&D nhằm phát triển thiết bị công nghệ tiên tiến cho ngành dệt may: Các DN dệt may muốn phát triển cần phải có sự nghiên cứu và đầu tư vào công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo chất liệu mới, màu sắc mới, từ đó tạo ra những mẫu thiết kế mới, tăng hiệu quả sản xuất theo quy mô, giảm giá thành.

Thứ ba, tổ chức lại hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế: Thông qua hệ thống này, các sản phẩm sẽ được kiểm tra và cải tiến để đáp ứng được tiêu chuẩn không chỉ của thị trường Hoa Kỳ mà chắc chắn sẽ được đón nhận ở nhiều thị trường khác.

34

gia công thuần túy sang các hình thức tự sản xuất và xuất khẩu sản phẩm với thương hiệu Việt nhằm thu được nguồn lợi lớn hơn. Tuy nhiên, việc này cần có thời gian và đòi hỏi sự nỗ lực của toàn ngành cũng sự như hỗ trợ đắc lực từ phía Chính phủ và Hiệp hội Dệt may.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w