Thách thức (Threats)

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 59 - 65)

Sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp FDI cùng ngành: với sức hút của một

quốc gia đang phát triển và sự khuyến khích đầu tư từ phía chính phủ, các DN dệt may Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các DN FDI cùng ngành về cả đơn hàng, nguyên liệu đầu vào và lao động. Các DN FDI này thường có trình độ kỹ thuật, máy móc hiện đại vì vậy các DN Việt Nam sẽ gặp khó khăn trong việc cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, nếu không có sự đổi mới công nghệ thì rất có thể DN dệt may Việt

Nam sẽ bị mất thị phần ngay ở trên sân nhà. Không chỉ vậy sự cạnh tranh về nguồn lao động cũng đang diễn ra hết sức gay gắt bởi dệt may là ngành thâm dụng lao động rất lớn, nguồn lao động nước ta dồi dào tuy nhiên khi cùng lúc có quá nhiều DN được mở ra thì việc cạnh tranh trong thu hút nguồn lao động là không thể tránh khỏi.

Sự gia tăng hàng rào bảo hộ thương mại của chính phủ Hoa Kỳ: Là một trong những thị trường nhập khẩu lớn nhất trên thế giới hiện nay nhưng không dễ dàng để xâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ bởi chính phủ nước này xây dựng rất nhiều biện pháp và tiêu chuẩn để kiểm soát cũng như ngăn chặn hàng hóa nhập khẩu vào thị trường. Những năm gần đây, chính phủ Hoa Kỳ phát triển rất nhiều đạo luật về ngành dệt may, điều này có tác động rất lớn đến hoạt động xuất khẩu hàng may mặc vào thị trường này. Đây là trở ngại rất lớn cho hàng dệt may Việt Nam khi chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng cũng như sự thiếu hoàn thiện của bộ máy kiểm định chất lượng hàng dệt may.

Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Đây là hai nền kinh tế lớn nhất toàn cầu hiện này, khi chiến tranh xảy ra giữa hai cường quốc này không chỉ tác động đến nền kinh tế của hai nước mà còn gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng là quốc gia chịu ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc chiến tranh thương

48

làm chuyển dịch các đơn hàng của Trung Quốc sang thị trường các nước đang phát triển như Việt Nam. Việc suy giảm trong kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ khiến cho Trung Quốc phải lựa chọn một con đường khác để đưa hàng hóa vào Hoa Kỳ thông qua một nước thứ ba nhằm thay đổi nguồn gốc xuất xứ. Quốc gia mà Trung Quốc lựa chọn có lẽ là Việt Nam vì vị trí địa lý gần, các hàng rào bảo hộ của Việt Nam chưa cao vì vậy nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng rất có thể Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thứ ba trong cuộc chiến tranh thương mại đó.

Kênh tiếp cận vốn chưa hiệu quả: Một khó khăn rất lớn đối với DN dệt may Việt Nam hiện nay đó là thiếu vốn để mở rộng cơ sở sản xuất, nâng cấp công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực. Đặc biệt là với các DN vừa và nhỏ rất khó để tiếp cận với các nguồn vốn từ phía nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng. Mặc dù thiếu vốn nhưng các DN này lại không xây dựng được các chiến lược và kế hoạch kinh doanh đủ sức thuyết phục để tạo niềm tin cho các ngân hàng cho vay trong khi đó các hoạt động cho vay vốn của ngân hàng thì thủ tục ngày càng ngặt nghèo.

Ảnh hưởng của dự án “Con đường tơ lụa” của Trung Quốc: Sáng kiến này của chủ tịch Tập Cận Bình có tác động làm định hình lại ngành dệt may thế giới. Theo ước tính sơ bộ, dự án “Con đường tơ lụa mới” sẽ mở rộng qua 68 quốc gia và chiếm tới 40% GDP toàn cầu. Dự án này sẽ kết nối toàn bộ hành lang Đông Tây khiến Trung Quốc có thể tiếp cận nguồn bông và xơ sợi rẻ từ Ản Độ, Trung Đông, tiêu thụ được lượng sợi và vải trong nước sản xuất đặc biệt từ khu kinh tế Tân Cương và tận dụng được sản xuất hàng may mặc tại các quốc gia Bangladesh, Myanmar, Việt Nam... Hiện tại các dự án FDI lĩnh vực dệt may từ Trung Quốc đã và đang vận hành tại Việt Nam với quy mô lớn. Nếu các DN dệt may Việt Nam không sẵn sàng để thay đổi và thích ứng, thị trường xuất khẩu cũng sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng.

Khó đáp ứng về nguồn gốc nguyên liệu: theo Bộ Công thương, sản phẩm dệt may Việt Nam có nguy cơ rất lớn có thể bị chính phủ Hoa Kỳ truy xuất nguồn gốc nguyên liệu có xuất xứ từ Trung Quốc. Trong khi đó đến 48% nguyên liệu sản xuất của nước ta là đến từ Trung Quốc vì vậy khả năng rất lớn Hoa Kỳ sẽ áp thuế bổ sung với sản phẩm may mặc của Việt Nam. Vì vậy, các DN cần có sự chuyển hướng sử dụng nguyên liệu từ nguồn trong nước và các nước khác, thay vì chủ yếu dựa vào nguồn từ Trung Quốc. Ngoài ra, tăng cường tìm kiếm khả năng mở rộng thị trường xuất khẩu mới bên cạnh củng cố thị trường đang là đối tác FTA.

ĐIỂM MẠNH (STRENGTHS) ĐIỂM YẾU (WEAKNESSES)

1. Sự ổn định chính trị và an toàn xã hội

2. Biện pháp ưu tiên, chính sách hỗ trợ của

chính phủ trong đàm phán ký kết các Hiệp

định

3. Nguồn lao động dồi dào, giá rẻ 4. Sản phẩm dệt may được nhiều thị

trường khó tính chấp nhận

5. Thời gian sản xuất tương đối ngắn

1. Khâu thiết kế còn yếu kém, trình độ sản

xuất thấp

2. Chưa xây dựng được thương hiệu riêng

trên thị trường

3. Giá trị gia tăng của ngành thấp

4. Quy mô DN dệt may chỉ ở mức vừa và nhỏ

5. Chất lượng nguồn lao động không cao, thiếu lao động chuyên môn cao

CƠ HỘI (OPPORTUNITIES) THÁCH THỨC (THREATS)

49

Vấn đề bảo vệ môi trường ngày càng được đề cao: mặc dù hiện nay chính phủ nước ta kêu gọi khuyến khích đầu tư vào các DN dệt nhuộm xong các DN hiện nay hầu như chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về xử lý chất thải nguy hiểm của ngành dệt nhuộm. Bên cạnh đó, việc người dân đang dần ý thức cao hơn về vấn đề bảo vệ môi trường khiến cho các sản phẩm dệt may được sản xuất từ nguyên liệu không thân thiện môi trường cũng đang bị kêu gọi tẩy chay. Đặc biệt với Hoa Kỳ - quốc gia phát triển nhất thế giới thì các sản phẩm dệt may của Việt Nam muốn được chấp nhận thì phải có sự đổi mới nghiên cứu sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường cũng như quy trình xử lý chất thải an toàn cho môi trường.

50

Bảng 2.2 Tóm tắt mô hình SWOT phân tích hoạt động xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Hoa Kỳ

1. Xu hướng chuyển dịch sản xuất dệt may

do sự tác động chiến tranh thương mại Mỹ

- Trung

2. Sự hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế

thế giới và khu vực thông qua các FTA,

đặc biệt CPTPP và EVFTA 3. Định hướng phát triển của chính

phủ

4. Thị trường dệt may đầy tiềm năng của

Hoa Kỳ

1. Sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp

FDI cùng ngành

2. Sự gia tăng mạnh mẽ hàng rào bảo hộ thương mại của chính phủ Hoa Kỳ 3. Ảnh hưởng của cuộc chiến tranh

thương

mại Mỹ - Trung biến Việt Nam trở thành nơi

thay đổi nguồn gốc xuất xứ sản phẩm 4. Kênh tiếp cận vốn chưa hiệu quả 5. Ảnh hưởng của dự án “Con đường tơ

lụa”

của Trung Quốc

51

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Thứ nhất, Đưa cho ta cái nhìn tổng quan nhất về thị trường dệt may Hoa Kỳ - một thị trường tiềm năng để các DN dệt may phát triển. Tuy nhiên, việc gia nhập thị trường này không hề dễ dàng bởi hàng rào kinh tế được Chính phủ nước này xây dựng hết sức chắc chắn. Bên cạnh đó, chúng ta cũng rút ra được rất nhiều bài học kinh nghiệm quý báu từ hai ngành công nghiệp dệt may phát triển là Trung Quốc và Ản Độ.

Thứ hai, Tổng hợp tình hình xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong giai đoạn 2010 - 2018. Dựa trên những thực trạng của ngành dệt may được nhìn nhận ở nhiều khía cạnh, ta có được cái nhìn toàn diện về bức tranh hoạt động xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào Hoa Kỳ. Thực tế chỉ ra rằng, ngành công nghiệp Dệt may đang có những tiến triển rất tích cực khi tăng trưởng nhanh xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Theo các chuyên gia kinh tế dự báo ngành dệt may có khả năng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Tuy nhiên, nhìn về hai mặt của vấn đề thì hạn chế của ngành Dệt may Việt Nam còn rất nhiều.

Thứ ba, Chương 2 có sử dụng mô hình SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu cũng như cơ hội và thách thức của ngành dệt may khi thâm nhập vào thị trường tiềm năng như Hoa Kỳ. Trên cơ sở những gì đã phân tích ở chương 2 này, ta có thể đưa ra các giải pháp cụ thể ở chương 3 cho từng đối tượng để giúp ngành dệt may phát triển một cách hiệu quả.

52

CHƯƠNG 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM SANG HOA KỲ

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng dệt may việt nam sang hoa kỳ thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w