3.3.7 .Thực hiện tốt các chế độ phúc lợi xã hội
3.3.8 Hồn thiện cơng tác kiểm tra đánh giá các dịch vụ CSKH
Trước hết, các cán bộ quản lý cần nghiên cứu kĩ lại các quy trình, đánh giá lại mức độ cần thiết của các quy trình, tình hình thực tế của doanh nghiệp để xây dựng các quy trình chuẩn, đảm bảo chất lượng dịch vụ của công ty được nâng cao nhưng vẫn phải đem lại sự thuận tiện hiệu quả cho nhân viên thực hiện các quy trình. Bên cạnh đó cơng ty cũng cần phải xác định được mục tiêu chất lượng, các phương tiện, nguồn lực, đối tượng thực hiện các mục tiêu đề ra của việc quản lý chất lượng. Việc giám sát chất lượng phải dựa trên mục tiêu đề ra để có cơ sở so sánh, đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ kịp thời phát hiện và khắc phục những sai xót. Cơng việc này địi hỏi cần người quản lý phải thực hiện một cách nghiêm túc, có trách nhiệm.
Bên cạnh đó, các cán bộ quản lý cũng cần giúp đỡ các nhân viên nhận thức được trách nhiệm của mình là “làm đúng ngay từ đầu” trong quá trình phục vụ khách hàng, tránh tình trạng khách hàng đánh giá về chất lượng sản phẩm im tem, mác không tốt như hiện nay. Cán bộ quản lý cần phải kiểm tra, giám sát thường xuyên việc thực hiện các quy trình để tránh sai sót. Khi phát hiện các sai sót cần kịp thời điều chỉnh, khắc phục ngay, tránh để lại ấn tượng xấu trong mắt khách hàng. Để quản trị chất lượng một cách hiệu quả, công ty nên đưa ra hệ thống các biện pháp thực hiện sau:
- Về cơ sở vật chất kĩ thuât: phải luôn kiểm tra, bảo dưỡng, giám sát máy móc, nguyên vật liệu tốt nhất để đảm bảo máy móc và chất lượng sản phẩm đầu ra ln đạt chất lượng tốt nhất.
- Về sản phẩm:Luôn thiết kế, thay đổi mẫu mã, hình ảnh sản phẩm mới nhất để có thể làm tăng lên giá trị sản phẩm và tính thẩm mĩ cao về thương hiệu sản phẩm của khách hàng
- Về đội ngũ lao động: Phải thường xuyên theo dõi, giám sát công việc của nhân viên kinh doanh cũng như cơng tác chăm sóc khách hàng, các thao tác quy trình, tinh thần, thái độ, trách nhiệm trong việc tư vấn dịch vụ và chăm sóc khách hàng.