7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Khoảng trống nghiên cứu
Từ tổng quan nghiên cứu vấn đề cho thấy, trên thế giới và trong nước có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về cạnh tranh, NLCT của doanh nghiệp được tiếp cận theo các hướng khác nhau tùy thuộc điều kiện và môi trường kinh doanh của mỗi quốc gia, của lĩnh vực kinh doanh cũng như quy mô của doanh nghiệp. Các nghiên cứu đó đã đóng góp kinh nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, doanh nghiệp nhỏ và vừa rói riêng; nhất là việc vận dụng vào hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam hiện nay. Các công trình nghiên cứu cũng đều đã phân tích khá kỹ về các các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và đã đưa ra các chỉ tiêu chính phục vụ đánh giá năng lực cạnh tranh của các mô hình doanh nghiệp cho mỗi địa phương nhất định.
Các nhân tố cơ bản tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa được kế thừa đưa vào nghiên cứu, bao gồm: Các yếu tố vật chất cần thiết để tạo nên sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, gồm nguồn tài chính, điều kiện cơ sở trang thiết bị, công nghệ và các điều kiện phục vụ sản xuất - kinh doanh; Các yếu tố gồm nguồn nhân lực và hệ thống quản lý của doanh nghiệp; Điều kiện thị trường, điều kiện xã hội liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm môi trường pháp lý với chính sách, cơ chế của pháp luật, các quy định cấp quốc gia, địa phương trong nước và những vấn đề về luật pháp quốc tế; Mối quan hệ của doanh nghiệp với với các
doanh nghiệp, các cơ quan liên quan trong hoạt động kinh doanh; với khách hàng, địa phương, cộng đồng dân cư.
Qua phân tích cho thấy, cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong và ngoài nước. Tuy nhiên, còn hạn chế các nghiên cứu, đặc biệt là các luận án tiến sĩ đánh giá một cách toàn diện thực trạng năng lực cạnh tranh, khẳng định được những điểm mạnh, những điểm yếu, phân tích được nguyên nhân gây nên sự yếu kém về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc. Các nghiên cứu trước đây chưa thực sự chú trọng vào phân tích và làm rõ ảnh hưởng của các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời, sau khi phân tích thực trạng, chưa đề xuất các giải pháp mang tính đồng bộ, tập trung về nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập quốc tế thông qua việc khắc phục tác động tiêu cực của các nhân tố ảnh hưởng. Đây chính là những khoảng trống nghiên cứu mà đề tài sẽ giải quyết được trong các nội dung tiếp theo.