7. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
4.3. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Để thực hiện tốt các giải pháp trên đây trong điều kiện thực tế của tỉnh Vĩnh Phúc, các cấp, các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp cần phải:
Một là: Có nhận thức đúng đắn về phát triển kinh tế tư nhân, hỗ trợ tạo điều
kiện tốt nhất cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển theo chủ trương của Nhà nước. Thực hiện quán triệt Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Nghị định của Chính phủ và các văn bản có liên quan đến doanh nghiệp nhỏ và vừa đến cán bộ, nhân dân, tạo được sự đồng thuận trong triển khai thực hiện. Coi phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa là nhiệm vụ trọng tâm của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp ở địa phương, là trách nhiệm xây dựng đất nước của mỗi cán bộ, công chức, viên chức mà trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu của mỗi cơ quan, đơn vị.
Hai là: Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các các văn bản không còn phù hợp;
cái cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, nhất là các thủ tục về thành lập doanh nghiệp mới, cấp phép kinh doanh; thủ tục về đất đai, đầu
tư, xây dựng. Tiếp tục triển khai tốt Đề án “Vườn ươm doanh nghiệp”; thực hiện tốt Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trong địa phương.
Ba là: Đẩy mạnh công tác quy hoạch khu đất tạo mặt bằng cho doanh nghiệp
nhỏ và vừa thuê làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận với nguồn vốn kinh doanh, mặt bằng sản xuất theo tinh thần Nghị quyết số 04 của Tỉnh ủy về phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
Bốn là: Tiếp tục thể chế hóa các quy định để triển khai Nghị quyết số 57 của
HĐND tỉnh về một số biện pháp đặc thù thu hút đầu tư và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với cộng đồng doanh nghiệp để kịp thời nắm bắt, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong sản xuất kinh doanh ở địa phương. Tiếp tục thực hiện tốt chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa theo Luật định; triển khai hiệu quả công tác quản lý và sử dụng các nguồn quỹ như Quỹ hỗ trợ giải quyết việc làm; quỹ hỗ trợ đầu tư ứng dụng khoa học công nghệ. Nghiên cứu xây dựng và điều chỉnh kịp thời các cơ chế đảm bảo trúng và kịp thời; để hỗ trợ hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực tạo ra lượng lượng lao động có chất lượng cho các doanh nghiệp. Ưu tiên đầu tư, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng cơ sở dữ liệu về thị trường; tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động của logistics.
Năm là: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa phải đề cao tinh thần trách nhiệm, nỗ lực tự thân vận động phát triển, không ỷ lại nhà nước, địa phương; năng động trong hoạt động kinh doanh; luôn luôn tiếp cận thị trường để xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ phù hợp, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng cũng như của xã hội.
KẾT LUẬN
Trong điều kiện Việt Nam chủ động hội nhập quốc tế với việc gia nhập làm thành viên WTO, tham gia các hiệp định kinh tế thế giới và khu vực như Hiệp định CPTPP, Cộng đồng kinh tế ASEAN, Hiệp định thương mại tự do… đã tạo ra rất nhiều cơ hội nhưng cũng thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nhỏ và vừa nước ta nói riêng. Vì vậy, vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp luôn được sự chú ý quan tâm rất nhiều của các nhà quản lý, các nhà khoa học và các CEO để giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Luận án đã tiếp cận nghiên cứu theo hướng tìm ra nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh là rất phù hợp và có ý nghĩa trong điều kiện hiện nay nói chung. Luận án đã thực hiện được các mục tiêu:
Thứ nhất, luận án đã phân tích tổng quan các vấn đề nghiên cứu về năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung cũng như doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng trên cơ sở nghiên cứu các công trình nghiên cứu của các học giả, nhà khoa học của các nước trên thế giới, các tác giả ở Việt Nam. Từ đó, tác giả đã nêu ra được những vấn đề còn tồn tại nghiên cứu trong các công trình khoa học, khoảng trống cân nghiên cứu của mình theo yêu cầu của luận án.
Thứ hai, những vấn đề cơ bản về doanh nghiệp nhỏ và vừa được Luận án đã
làm rõ một cách đầy đủ, như khái niệm, đặc điểm, cách phân loại doanh nghiệp nhỏ và vừa; đồng thời, đã nêu bật được vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đối với sự phát triển của nước ta.
Những khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đã được tác giả xây dựng làm công cụ phục vụ nghiên cứu các vấn đề quan trọng của Luận án. Căn cứ vào các mô hình cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được nhiều nước trên thế giới chấp nhận được, tác giả lựa chọn mô hình chính thức làm cơ sở cho nghiên cứu nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đảm bảo đúng hướng, phù hợp thực tiễn tỉnh Vĩnh Phúc nhất. Đó cũng là cơ sở để đề xuất các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc trong điều kiện hội nhập. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa, tác giả đã xây dựng được những số tiêu chí cơ bản làm cơ sở khảo sát thực trạng, đánh giá cơ bản được
năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, coi đây là những cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp trong Chương 4 của Luận án.
Thứ ba, tác giả đã tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng các nhân tố tác động
năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc, đó là sự kết hợp cả định tính và định lượng. Với việc xác định được thang đo 10 nhân tố ảnh hưởng với 54 biến quan sát NCS đã xây dựng bảng câu hỏi khảo sát thực trạng hợp lý. Kết quả khảo sát cho thấy năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc gặp rất nhiều khó khăn về nguồn vốn, trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp, liên kết hợp tác, chi phí logistics vẫn còn cao. Kết quả hồi quy tác động của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thấy, nhân tố năng lực marketing của doanh nghiệp, chính sách quản lý của nhà nước, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho quản trị kinh doanh hay quản lý doanh nghiệp là những nhân tố quan trọng có tác động nhiều nhất đến năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ tư, kết quả nghiên cứu của các chương làm cơ sở đề xuất 6 nhóm giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay, bao gồm: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng vào và hệ thống quản lý tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nhở và vừa; Phát triển hệ thống tài chính, tạo điều kiện nguồn vốn vay cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ cho đầu tư và phát triển; Tăng cường năng lực khoa học - công nghệ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tỉnh; Xây dựng chiến lược sản phẩm, liên danh, liên kết hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh; Xây dựng thương hiệu và chiến lược marketing cho doanh nghiệp; Đầu tư phát triển dịch vụ logistics.
Trong mỗi giải pháp, luận án xác định rõ mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện trong điều kiện hiện tại của địa phương. Các giải pháp có sự ràng buộc nhất định và có ảnh hưởng lớn đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, vì vậy phải thực hiện đồng bộ, linh hoạt trong thực tiễn. Các nhóm giải pháp được xây dựng trên cơ sở thực trạng với chủ trương của nhà nước và địa phương về phát triển, hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa của nước ta nhằm không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Luận án vẫn chưa thu thập được đầy đủ số liệu và phân tích được tiêu chí thị phần của các DNNVV tỉnh Vĩnh Phúc; số nhân tố
ảnh hướng đến năng lực cạnh tranh của DNNVV được tiến hành khảo sát, phân tích mới chỉ dừng lại ở 10 nhân tố. Do vậy, trong các nghiên cứu tiếp theo sau, tác giả kỳ vọng sẽ hoàn thiện các vấn đề đề cập ở trên.
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TT Tên công trình (bài báo)
Some issues on the competitiveness of Vietnamese small and medium enterprises in the context of
1 international economic integration - Một số vấn đề về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức và hệ thống quản lý, đảm bảo chất lượng 2
nguồn nhân lực nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ và 3
vừa tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn hiện nay
Role of Marine and economic development logistics Port services’s Vietnam in the context of current - 4
Vai trò của kinh tế biển và sự phát triển dịch vụ logistics cảng biển ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay
Giải pháp nâng cao năng lực cạnh 5 tranh của các doanh nghiệp logistics
hiện nay
Năm Tên tạp chí, số, Tác giả công từ trang… đến
bố trang…
1. Đào Hội thảo: “The 4th Trường Annual conference Thành 2017 of Vietnam young 2. Lê scientists (June,
Đình 2017 in Korea)”; Tân Trang 82 Tạp chí Công Đào thương, số 1, Trường 2018 tháng 1/2018; Từ Thành trang 116 đến trang 121 Tạp chí Công Đào thương, số 5+6, Trường 2018 tháng 4/2018; từ Thành trang 131 đến trang 136 Journal of Middle East and North
Đào Africa Sciences
Trường 2018 Vol. 04, Thành December, 2018, từ trang 15 đến trang 21 Tạp chí Kinh tế và Đào dự báo, số 10, Trường 2019 tháng 4/2019, từ Thành trang 21 đến trang 23
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng Việt
1. Ban kinh tế Trung ương (2017), Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân trong giai đoạn hiện nay, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật 2. Báo Công thương điện tử. 2017. Địa chỉ: https://congthuong.vn/chia-khoa-
vang-cho-kinh-te-viet-nam-85999.html [Truy cập: 13/03/2018]
3. Bùi Đức Tuân (2011), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thủy sản Việt Nam”, Luận án TS - Đại học Kinh tế quốc dân.
4. Các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay”. Nxb chính trị quốc gia, Hà nội năm 2008.
5. Các văn bản của Đảng và Chính phủ về đổi mới các doanh nghiệp nhà nước từ 2001 đến nay (2013), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật,
6. Cao Kiến Hoa, Không đánh mà thắng (2016) (Chiến lược cạnh tranh lấy nhỏ thắng lớn), NXB Phụ nữ.
7. Chính phủ (2009) Nghị định Số 46/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009
8. Chính phủ (2009), Nghị định Số 56/2009/NĐ-CP, Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
9. Chính phủ (2009), Quyết định Số 1231/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Kế hoạch phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011 - 2015 10. Chính phủ (2011), Quyết định số 12/2011/QĐ-TTg ngày 24 tháng 02 năm 2011 của
Thủ tướng Chính phủ về chính sách phát triển một số ngành công nghiệp hỗ trợ. 11. Chính phủ (2011), Quyết định số 1883/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch
chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc
12. Chính phủ (2016), Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp.
13. Chính phủ Nghị quyết 02/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn 14. Đảng cộng sản Việt Nam văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, NXB
Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2001.
15. Đảng cộng sản Việt Nam văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2006.
16. Đảng cộng sản Việt Nam văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2011.
17. Đảng cộng sản Việt Nam văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, 2016.
18. Đào Duy (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình cam kết WTO, Tạp chí kinh tế Phát triển.
19. Diễn đàn kinh tế Việt Nam VPF (2015), Báo cáo thường niên năm 2015. 20. Đỗ Anh Đức (2015), “Nâng cao năng lực quản lý của giám đốc doanh nghiệp
nhỏ và vừa trên địa bàn Hà Nội”, Luận án TS - Đại học Kinh tế Quốc dân. 21. Đỗ Thị Kim Tiên (2017), Quản trị doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường,
22. Đỗ Thị Tố Quyên (2014), “Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam”, Luận án TS - Đại học Kinh tế quốc dân
23. Đoàn Việt Dũng (2015) với luận án Tiến sỹ “Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành với việc nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay”, Đại học Kinh tế quốc dân.
24. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo thường niên năm 2015. 25. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo thường niên năm 2016. 26. Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc, Báo cáo thường niên năm 2017.
27. Hồ Trung Thành (2012), Nghiên cứu tiêu chí và mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh động cho các doanh nghiệp Ngành Công Thương, Đề tài NCKH cấp Bộ, mã số: 63.11.RD/HĐ-KHCN.
28. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Nhà xuất bản Thống kê.
29. Hoàng Văn Hải (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế - Tiếp cận góc nhìn vi mô, Tạp chí Quản lý kinh tế.
30. Hoàng Văn Hải (chủ biên) (2012), Quản trị chiến lược, NXB Đại học quốc gia 31. Hội đồng các cơ quan Đảng Trung ương, Doanh nghiệp nhà nước (2013), NXB
Chính trị Quốc gia - Sự thật.
32. Hội đồng Lý luận Trung ương (2013), Đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, NXB chính trị Quốc gia - Sự thật.
33. Lê Huy Hòa (2017), Khởi nghiệp từ kinh doanh theo mạng, NXB Lao động 34. Lê Thị Hằng (2013) LATS, “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch
vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam”, Đại học Kinh tế quốc dân.
35. Lê Thị Hằng (2013), “Nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của các công ty viễn thông Việt Nam”, Luận án TS - Đại học Kinh tế quốc dân.
36. Lê Xuân Bá, Trần Kim Hào, Nguyền Hữu Thắng (2006), Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.
37. Lý, P. T. M. (2011). Phân tích tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Thừa Thiên Huế. Tạp chí Khoa học công nghệ Đại học Đà Nẵng, 43-49.
38. Mai Ngọc Cường (2009), Các lý thuyết về kinh tế học hiện đại về kinh tế học thị trường, Viện thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
39. Mai Ngọc Cường (2011), Các lý thuyết về kinh tế phương tây hiện đại, NXB Khoa học kỹ thuật.
40. Mai Ngọc Cường chủ biên (2016), Lịch sử các học thuyết lý kinh tế, NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.